Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật 2 Phục Sinh, năm B | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

912

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Kính Lòng Thương Xót Chúa

Công Vụ Tông Đồ 4,32-35;
Thư Thứ I của Thánh Gioan 5.1-6
và Phúc Âm Thánh Gioan 20, 19-31

Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Ðoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người. Đó là Lời Chúa.

Diễn ý: 

Chiều ngày Thứ Nhất trong tuần,
Cửa nhà đóng kín, lòng thuần âu lo.
Bình an Chúa đến ban cho,
Dấu đinh, thương tích, nhỏ to phơi bày.

Tông đồ mừng rỡ thấy Thầy,
Đúng là người đã đoạ đày đóng đinh.
Đấng ấy giờ đã phục sinh,
Chiến thắng thần chết phúc vinh khải hoàn.

Thổi ban Thần Khí đầy tràn,
Quyền năng tháo gỡ buộc ràn trần gian.
Tô-ma nghe thuật nói ngang:
Chừng nào mắt thấy rõ ràng mới tin.

Chúa hiện đến, với dấu đinh,
Tô-ma ú ớ nín thinh cúi đầu!
Tin là Hồng Phúc nguyện cầu:
Phục Sinh là Phúc hàng đầu niềm tin. Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:

Chúa Giêsu hiện ra cho các tông đồ để minh chứng Ngài thật sự sống lại từ cõi chết.

Đấng Phục sinh và đang hiện ra cho các môn đệ cũng chính là Đấng đã bị đau khổ và bị đóng đinh giết chết trên thánh giá trong tuần trước.

Phúc Âm được ghi chép lại để: “Anh em tin Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên chúa và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” Nên Phúc Âm là sách dạy dạy đức tin: tin Chúa Giêsu Phục Sinh và nhờ tin mà chúng ta được cứu độ.

II. Dẫn giải liên quan Phúc Âm:

Tại sao Chúa hiện ra với những dấu đinh trên tay chân và dấu đâm bên cạnh sườn?

Người ta phái lính canh mồ Chúa với lý do là sợ “môn đệ hắn đến trộm xác rồi phao tin hắn sống lại từ cõi chết” (Matthêu 27:64-65). Lính canh mồ giữ xác, Chúa sống lại, xác không còn trong mồ. Lính canh nhận tiền hối lộ và được dạy để phao tin là: “Khi chúng tôi ngủ, môn đệ hắn đến trộm xác mang đi! Và người Do Thái vẫn tin như vậy cho đến ngày nay” (Matthêu 28:13-15)

Chúa mang những thương tích trên thân xác phục sinh để nói: Ta chính là Giêsu, đã bị giết chết và nay đã sống lại. Người bị giết chết và người sống lại là MỘT, chứ không phải Giêsu bị giết chết, xác đã bị trộm đem đi và người đang hiện ra là một người khác.

Tại sao Chúa không hiện ra giữa phố thị chỗ đông người để có nhiều người thấy và tin Chúa Phục Sinh và Giáo Hội phát triển nhanh chóng và dễ dàng hơn chăng?

Kinh Thánh ghi nhận 4 lần Chúa hiện ra cho các tông đồ sau khi sống lại từ cõi chết:

– Lần thứ nhất và lần thứ hai được ghi lại trong Phúc Âm Gioan chương 20,19-31 mà chúng ta đọc trong Chúa Nhật II Phục Sinh năm B hôm nay. Lần thứ nhất vào ngày Thứ Nhất trong tuần, không có Tôma và lần thứ hai, 8 ngày sau, có Tôma.

– Lần thứ ba Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với 7 môn đệ đánh cá ở biển hồ Tiberia. Chúa bảo họ thả lưới bên phải thuyền. Họ bắt được một lưới cá đầy đến 153 con. Và Chúa đã ăn sáng với họ bên biển hồ, Phúc Âm Gioan chương 21,1-14.

– Lần thứ tư được ghi lại trong những đoạn cuối Phúc Âm Thánh Matthêô chương 28,16-20 khi các tông đồ về Galilêa lên núi Chúa hẹn. Khi thấy Ngài, có người tin, có kẻ hoài nghi. Chúa Giêsu tiến đến gần họ và truyền lệnh: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã trao cho Thầy, vậy các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Dạy họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho các con và luôn tin rằng: Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra cho bà Maria Madalêna đang khóc tìm kiếm xác Chúa. Chúa hiện ra cho hai môn đệ thất vọng bỏ thủ đô về lại quê nhà làng Êmau làm ăn. Thánh Phaolô trong Thư Thứ I gửi giáo đoàn Côrintô 15,3-8 có nói: “Chúa Giêsu Phục Sinh xuất hiện cho Phêrô trước, rồi đến nhóm 12, rồi có lúc Ngài xuất hiện cho cả đám đông 500 người, rồi cho Giacôbê, cho các tông đồ và sau cùng Ngài đã hiện ra cho tôi…”

Cũng có thể Chúa hiện ra cho nhiều người khác nhưng không ghi lại hết trong Phúc Âm. Tuy nhiên, việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra cho các tông đồ và cho một số người khác không có tính cách biểu dương hay phô trương sự chiến thắng phục sinh, hay làm cho những người giết Chúa “sáng mắt” ra. Không! Chúa Phục sinh là đối tượng của đức tin. Không cần phải xem thấy Chúa sống lại. Không cần Chúa trưng bày dấu đinh nơi tay chân và dấu đâm nơi cạnh sườn thì mới tin, nhưng “phúc cho ai không thấy mà tin!”

Nói khác đi, Chúa không cần xuất hiện nơi phố thị đông người để chinh phục người ta tin Chúa phục sinh. Chúa không cần nán lại lâu hơn để có đủ thời giờ đích thân đi đó đi đây phô bày thân xác phục sinh cho nhiều người tin. Đó là nhiệm vụ của các tông đồ Chúa, những người đã chính mắt thấy Chúa chết và sống lại. Họ phải đi rao giảng tin mừng phục sinh cho muôn dân. Ai tin và lãnh phép rửa sẽ được ơn cứu độ tức sẽ được sống đời đời.

Đó chính là lý do Chúa chọn gọi các tông đồ. Họ được chọn để truyền giảng tin mừng Phục Sinh, truyền giảng những gì họ chứng kiến và tin. Đó cũng là sứ mạng tông đồ của mỗi người chúng ta. Hàng ngày chúng ta tuyên xưng đức tin: Chúa chết và phục sinh. Chúng ta phải mang niềm tin phục sinh đến những người khác, để họ không thấy Chúa Phục Sinh mà tin Chúa đã phục sinh.

III. Thực hành Phúc Âm:

Đại dịch Covid 19 – Một phản đề của Lòng Thương Xót

Người ta nhìn nhận rằng Vi khuẩn Vũ Hán đến từ Trung Quốc với ý đồ: Đánh sập kinh tế nước Mỹ và những quốc gia khác. Nó làm mất uy tín và đánh bại tổng thống Mỹ đương nhiệm vì kinh tế suy sụp, làm mất công ăn việc làm… Thế giới đều biết người Mỹ làm việc chỉ để kiếm thật nhiều tiền và xài phí ăn chơi cho bản thân. Ai cũng biết người Mỹ, to xác nhưng sợ chết số một. Ai cũng biết là người Mỹ bị nhiễm nhiều bệnh tật hơn hết: Ung thư, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, béo phệ… Sau 65 tuổi, đại đa số phải đi khám bác sĩ định kỳ. Nhà thương là chỗ ở thứ hai của họ.

Người ta thường kêu gọi lòng thương xót của người dân Mỹ khi có thiên tại trên thế giới.

Black Lives Matter support down since June, still strong among Black adults | Pew Research CenterTuy nhiên có sống ở Mỹ, tôi thấy là người Mỹ cần lòng thương xót của Chúa và người khác rất nhiều. Nhiều thảm cảnh đang xảy ra trên đất nước: Chỉ năm 2020, có 30 vụ cháy rừng xảy ra ở bang California… Những gây hỗn loạn đập phá của các phong trào tranh đấu cho Black Lives Matter hay Antifar… xảy ra suốt hơn sáu tháng nay trên nhiều thành phố… Nhiều tượng to lớn của những lãnh đạo người Mỹ bị giật sập… Người ta tố cáo nhau, hạ uy tín nhau không thương tiếc… Tất cả là kết quả của thiếu vắng lòng thương xót: Lòng thương xót của Chúa và của nhau.

Mended HeartsKhi nói điều nầy tôi không quên những xuống dốc của Giáo Hội Công Giáo. Vì dịch bệnh, không có nhiều người đến nhà thờ, không còn những đóng góp tài chánh có những sinh hoạt thường xuyên ở các giáo xứ hay giáo phận… Đây cũng là mục đích của việc lây lan Covid 19 chăng? Giáo Hội yếu cũng có nghĩa là những luân lý Công giáo cũng suy giảm. Nhiều chính khách Mỹ ngang nhiên chủ trương phá thai vì phải tôn trọng phụ nữ.

Nước Mỹ có tiếng giàu có, ai cũng công nhận, nhưng người ta quá tham tiền và tận lực kiếm tiền… Nên hối lộ xảy ra khắp nơi… Sau cùng là tang thương, là xâu xé để cho có tiền và có quyền.

Tất cả đều đi ngược với lòng thương xót Chúa. Vì chà đạp lòng thương xót Chúa. Nên nhân loại thành kẻ thù giết hại lẫn nau không thương tiếc qua mang dịch bệnh đến cho người mà họ không thương xót.

Cầu nguyện: Xin hãy thương xót nhau, cho nhau cuộc sống an bình vì chúng ta đã được Chúa thương xót. Amen.