Chúa Giêsu, mục tử nhân lành
Trong Phúc Âm Gioan chương 10 câu 11, Chúa Giêsu tự nhận mình là mục tử nhân lành, điều đó có ý nghĩa gì?
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên” (Gioan 10:11-12).
Có rất nhiều tài liệu mô tả Thiên Chúa trong Cựu Ước và Chúa Giêsu trong Tân Ước như là một mục tử. Tài liệu nỗi bật nhất là dụ ngôn chiên lạc và mục tử nhân lành.
Trong dụ ngôn Mục Tử nhân lành, Chúa Giêsu so sánh người chủ chăn thật và người chăn thuê. Mục tử nhân lành yêu thương chiên và liều mạng sống vì chiên. Người chăn thuê làm vì tiền. Nên anh ta lo cứu mạng sống mình hơn là đàn chiên. Ý nghĩa nối kết thật hay.
Chúa Giêsu Kitô là Mục Tử nhân lành. Người hy sinh chết cho chúng ta. Người chết để cứu chúng ta. Chó sói giống như ma quỉ chỉ chực ăn tươi nuốt sống chúng ta. Chúa Giêsu giữ gìn chúng ta khỏi ma quỉ, khỏi những cám dỗ của ma quỉ và chính tội lỗi.
(Lời Ban Biên Tập: Xem bài “Mục tử, đàn cừu và bải rào” trên website nầy)
Những người làm thuê thì như thế nào? Có lẽ Chúa Giêsu muốn nói đến những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó. Nhiều Biệt Phái, tư tế và luật sĩ kiếm tìm phần thưởng tinh thần và sự kính trọng hơn là hy sinh chính mình.
Hình ảnh Chúa Giêsu, như một mục tử nhân lành rất quan trọng trong tâm khảm của giáo dân thời Giáo Hội sơ khai. Trên thực tế, bức tranh vẽ một người chăn cừu với một con cừu trên vai trong hầm mộ xưa của Kitô hữu là một trong những hình ảnh sớm nhất được biết đến về Chúa Giêsu.
Vài hình ảnh về Mục Tử Nhân Lành
Tuyên Trần diễn dịch
***
Xem bài khác trong Sổ Tay Giáo Lý Viên:
- Chúa Giêsu, mục tử nhân lành
- Dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế
- Ý nghĩa của “Chuỗi Môi Côi” và “Hạt chuỗi Môi Côi”
- Ý nghĩa của Tông đồ và Môn đệ
- Ý nghĩa của từ Amen
- Ý nghĩa của từ Alleluia
- Ý nghĩa tôn giáo của Hoa Huệ Pháp
- Ý nghĩa biểu tượng Chim Bồ Nông trong Kitô giáo
- Ý nghĩa biểu tượng Mỏ Neo trong Kitô giáo
- Ý nghĩa chữ lồng IHS trong các nhà thờ Công Giáo
- Ý nghĩa dụ ngôn về người Samaria nhân hậu
- Ý nghĩa của Manna trong Kinh Thánh
- Hòm Bia Giao Ước là gì? (và chứa đựng gì bên trong?)
- Ý nghĩa Lễ Hiện Xuống
- Chúa Giêsu lên trời mang ý nghĩa gì?
- Hoa 3 cánh, biểu tượng Kitô giáo
- Suy niệm trên dụ ngôn những tá điền
- Dẫn giải dụ ngôn đại tiệc hay tiệc hoàng gia
- Những Đại Tiên Tri và Tiểu Tiên Tri trong Cựu Ước
- Tại sao Easter được gọi là Easter? Easter được gọi là Phục Sinh
- Tại sao người Công Giáo kiêng thịt trong tất cả Thứ Sáu suốt Mùa Chay?
- Tại sao thánh giá và ảnh tượng được che trong Mùa Chay?
- Ý nghĩa Phụng Vụ trong Giáo Hội Công Giáo
- Dụ ngôn người con trai hoang đàng
- Những gì được gọi là Phụ tích hay Á bí tích
- Chúc lành trên cổ: Ý nghĩa và kinh nguyện
- Ý nghĩa “Nhà Tạm” nơi Nhà Thờ Công giáo…
- Ý nghĩa của từ “Mass”, “Missa”, “Thánh Lễ”
- Ý nghĩa của chữ Emmanuel
- Ý nghĩa chữ INRI
- Ý nghĩa biểu tượng của chữ lồng IX
- Biểu tượng Alpha và Omega trong Kinh Thánh
- Ý nghĩa của biểu tượng Con Cá
- Ý nghĩa của biểu tượng Chi Rho