Tinh hoa nghệ thuật Iran

623

Nhắc tới Iran chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các cuộc xung đột vũ khí hạt nhân hay mâu thuẫn về văn hóa mà ít ai biết rằng, Iran còn có nền nghệ thuật lâu đời và phát triển bậc nhất thế giới.

Ảnh: Itto.org

Nhắc tới Iran chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các cuộc xung đột vũ khí hạt nhân hay hiện tượng xâm thực nền văn hóa. Sự ra đời và phát triển của Internet và công nghệ cho phép con người giao lưu và khám phá về các vùng đất xa xôi, thậm chí là các góc khuất của một quốc gia nào đó. Vậy nhưng bên cạnh góc khuất về vũ khí hạt nhân hay mâu thuẫn văn hóa, đất nước Hồi giáo còn được biết đến với di sản nghệ thuật giàu có, là cái nôi của rất nhiều trào lưu nghệ thuật và kỹ thuật nổi tiếng thuộc các bộ môn hội họa, gốm sứ, thư pháp, kiến trúc, dệt may và điêu khắc. Nghệ thuật Ba Tư nắm giữ những kỹ thuật độc đáo và lâu đời, đưa Iran trở thành một trong những đất nước có lịch sử nghệ thuật phát triển nhất trên thế giới.

Các bức tiểu họa, gốm sứ, sản phẩm điêu khắc, kim loại, và sách mỹ thuật của Iran luôn được săn đón bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết và kỹ thuật chế tác. Sau đây là 6 cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật Iran qua từng giai đoạn..

Thời kỳ URUK – Gốm sứ

Ảnh: Artist PopLab

Thời kỳ Uruk tồn tại từ khoảng năm 4000 đến 3100 trước Công nguyên, ở miền nam Lưỡng Hà, còn được gọi là Iraq cổ đại. Khu định cư là nơi sinh sống và lao động của nhiều nông dân và thợ săn bên cạnh các con sông.

Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Iraq, những quốc gia được gọi với nhiều tên khác nhau vào thời điểm đó, chứng kiến ​​một phần quan trọng của thời kỳ Uruk. Cùng với kiến ​​trúc đầy mê hoặc và những bức tranh ghép nghệ thuật, thời kỳ Uruk chứng kiến ​​sự phát triển mạnh mẽ trong nghề làm đồ gốm và proto-writing (hệ thống ký hiệu để truyền đạt thông tin một cách hạn chế.)

Là một thuộc địa quan trọng của thời kỳ Uruk, Susa (thành phố cổ Proto-Elamite, Elam, Đế quốc Ba Tư thứ nhất, Parthian và Sasanid của Iran) sở hữu hệ thống proto-writing phát triển nhất khu vực bên cạnh đồ gốm và con dấu hình trụ. Tay nghề của các nghệ nhân đương thời rất đáng khen ngợi bởi những lỗi nhỏ hoặc sự bất cân xứng trong các sản phẩm cho thấy tất cả đều được làm thủ công. Trong bối cảnh mà cả máy móc và công nghệ đều không tồn tại thì tài năng của các nghệ nhân cổ đại lại đáng đáng ca ngợi.

Một chi tiết thú vị khác đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ Uruk là việc lưu giữ hồ sơ về hàng hóa và công nhân thông qua các bức tranh. Dù vốn không mang mục đích nghệ thuật, các bức tranh là một ví dụ về tác phẩm nghệ thuật tinh tế của thời kỳ Uruk.

Thời kỳ đồ sắt – Nghệ thuật trên kim loại

Ảnh: Wikipedia

Thời kỳ đồ sắt sơ khai diễn ra vào năm 900 – 600 trước Công nguyên, chứng kiến ​​sự ra đời của nghệ thuật kim loại. Khi đó kim loại phổ biến nhất được sử dụng để chạm khắc các tác phẩm điêu khắc phức tạp và chi tiết chính là đồng. Các tác phẩm điêu khắc làm bằng đồng được gọi là Luristan Bronzes và được các nhà khảo cổ tìm thấy ở nhiều địa điểm ở miền tây – trung Iran.

Các nghệ nhân cổ đại thường điêu khắc vũ khí, công cụ, phụ kiện ngựa, bình và đồ trang trí. Mặc dù các công cụ được sử dụng để chạm khắc khá thô sơ nhưng kỹ thuật của các nghệ thuật cổ đại lại rất sáng tạo. Các chạm khắc phức tạp trên tác phẩm nghệ thuật kim loại đều được làm thủ công và tốn rất nhiều thời gian. Thời đại này chứng kiến ​​sự hình thành của linh vật, phổ biến nhất là dê hoặc cừu có sừng lớn được khắc họa theo các hình thức và phong cách đa dạng.

Kỷ nguyên vàng Hồi giáo

Ảnh: Artist PopLab

Kỷ nguyên vàng Hồi giáo nổi lên trong khoảng thế kỷ 9 và thế kỷ 10. Đế chế Sasanian vào năm 651 chính thức sụp đổ sau “cuộc chinh phục Ba Tư của người Hồi giáo” hay còn gọi là “cuộc chinh phục của người Ả Rập”. Nó cũng dẫn đến sự suy tàn của tôn giáo Zoroastrian ở Iran. Ngay sau đó, các nghệ sĩ trong khu vực cho thấy tăng trưởng theo cấp số nhân và tiềm năng, đưa thế kỷ 9 trở thành thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Iran. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng chứng minh tầm quan trọng của họ với Iran, minh chứng là sự ra đời của văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ – Ba Tư.

Iran chứng kiến ​​sự ra đời của hai triều đại quan trọng là triều đại Samanid và Seljuq, cả hai đều nâng cao tầm quan trọng của nghệ thuật Ba Tư trong mỗi thời kỳ. Đồ gốm, gốm sứ, đồ kim loại và tranh sách xuất hiện ngày càng nhiều. Trong triều đại Samanid, một đế chế Sunni đã cai trị nhiều vùng bao gồm Afghanistan, Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan và Pakistan. Thời đại này chuyên sản xuất đồ gốm cổ, một loại bình bằng đất nung có khắc chữ liên quan đến tục ngữ và lời chúc phúc, được sử dụng để đựng thực phẩm. Chữ viết bằng chữ Kufi được nhuộm đen trên nền trắng.

Triều đại Seljuq ở thế kỷ 10 chứng kiến sự nhiều cải tiến trong vật liệu và kỹ thuật chế tác. Các vật liệu như minai được sử dụng trên nền trắng cùng với các hình vẽ tráng men, đồ gốm và hồ dán làm từ silicon đã xuất hiện và thay thế đất sét.

Kỷ luật gia công kim loại và điêu khắc trong thời kỳ Nghệ thuật Hồi giáo cũng có nhiều đổi mới. Cùng với việc dùng búa đập kim loại để tạo ra các thiết kế chi tiết, các nghệ nhân trong thời kỳ này còn khảm thêm kim loại quý để làm nổi bật thêm các tác phẩm nghệ thuật. Các bức vẽ trong sách cũng trở nên nổi tiếng từ Iran đến Iraq, trong đó có các nhân vật thú tính để miêu tả lòng trung thành, sự phản bội và lòng dũng cảm. Tranh sách cũng dẫn đến sự phổ biến rộng rãi của thư pháp Ba Tư và trở thành một trong những bộ môn được săn lùng nhiều nhất.

Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn

Thời đại này hình thành nhiều triều đại trong suốt thế kỷ 13 do sự tranh giành quyền lực giữa các con trai của Thành Cát Tư Hãn. Mỗi một triều đại đều đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật Iran, đưa nó trở thành thời kỳ Hoàng kim của hội họa Iran. Các bộ môn được phổ biến rộng rãi khi ấy bao gồm thư pháp, tranh minh họa và tranh vẽ về văn hóa của người Mông Cổ. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc việc những người cai trị coi người Ba Tư là người Mông Cổ vào thời điểm đó.

The Safavids – Đỉnh cao cho Văn học và Kiến trúc

Ảnh: Lyon & Turnbull

Thời đại này cũng đóng góp rất nhiều vào sự phát triển và truyền bá của một số bộ môn nghệ thuật như dệt may, tiểu họa và nghệ thuật gốm sứ. Thảm và mền Ba Tư là hai sản phẩm cực kỳ đắt hàng bởi chúng vô cùng tinh xảo và mang đậm giá trị văn hóa của bộ lạc. Đây cũng chính là thời điểm mà nghệ thuật dệt may Iran được phát triển mạnh mẽ.

Các hình vẽ minh họa cho sách và tác phẩm tiểu họa Iran cũng được thực hiện vô cùng tỉ mẩn, phô diễn kỹ năng tường thuật và tư duy của con người đương thời. Các nghệ sĩ cũng sử dụng rất nhiều hình tượng con người phục vụ mục đích kể chuyện. Mặc dù nghệ thuật Ba Tư không cấm hoàn toàn hình người, nhưng những bức tranh thu nhỏ thường chỉ lồng ghép hình ảnh con người vào cốt truyện trung tâm do tính chất riêng tư của nó. Cùng với sự lên tay của người nghệ nhân, ngày càng nhiều mẫu mã được đời như cốc, chai cổ dài và đĩa gốm. Bình gốm khi đó cũng có mẫu mã mới với phần cổ thon và thân dẹt ở một bên và tròn ở bên kia.

Nghệ thuật Qajar

Ảnh: Pixels

Vương triều Qajar (1781 – 1925) có tác động lớn đến nghệ thuật Ba Tư, đặc biệt là kiến ​​trúc và một số loại hình nghệ thuật. Hội họa và tranh tường là một phần không thể thiếu của nghệ thuật Qajar. Thời kỳ hòa bình dưới sự cai trị của Agha Muhammad Khan và các hậu duệ của ông đã tạo ra một sự bùng nổ lớn cho nghệ thuật biểu đạt. Các họa phẩm và tranh tường miêu tả những khung cảnh lịch sử và cuộc vui chơi, được thiết kế đặc biệt dành cho cung điện và quán cà phê.

Thông qua các bức tranh, nhiều người cho rằng triều đại Qajar có liên quan tới Đế chế Safavid. Hình ảnh của những đồ vật vô tri vô giác và chân dung con người được miêu tả đối lập với bản chất của chúng. Trong khi con người được lý tưởng hóa một cách tuyệt đối và được khắc họa với những đặc điểm tiêu chuẩn, thì các vật thể vô tri vô giác lại được thể hiện một cách chân thực.

Nghệ thuật Iran – Hiến chương cho tính nghệ thuật, sự tuyệt vời và sống động

Iran là một vùng đất giàu có và sôi động với truyền thống và văn hóa thú vị. Không chỉ nghệ thuật truyền thống mà nghệ thuật hiện đại của Iran cũng đang vươn lên và khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thế giới, điều này cũng đáng mừng không kém. Nghệ thuật Iran hay còn gọi là nghệ thuật Ba Tư đã phát triển và chuyển mình qua từng triều đại. Phong cách thanh lịch của các kỹ thuật nghệ thuật, chẳng hạn như dệt may đã để lại tác động lớn trên thế giới với các kỹ năng hoàn thiện và của họ.

Nghệ thuật Ba Tư đang đóng góp hiệu quả cho thế giới bằng những kỹ thuật sáng tạo và lâu đời, vốn đang tạo thành một nhu cầu lớn trong thế giới ngày nay và cũng vẫn là một điểm tham chiếu bởi giá trị mỹ học xuất sắc của nó!

The Artist/ Mai Anh/ Designs.vn