Khi Cho Đi Là Lúc Nhận Lãnh | Chúa Nhật 13 năm A | Vô Hạ

800

vô hạ

1. Một trong những thói quen tốt lành mà nhiều Họ Đạo tại Việt Nam còn giữ được, trong khi hầu hết Giáo xứ Âu Mỹ không còn. Đó là bổn đạo đi nhà thờ sớm một chút trước Thánh Lễ, cùng nhau đọc kinh Ngày Chúa Nhật hôm nay, chúng con hợp nhau, kính lạy thờ phượng Chúa… Phần đầu là để khong khen cảm tạ Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban xưa nay … và phần sau lập lại những giáo lý căn bản mà Chúa Giêsu răn dạy khi còn tại thế và đã được chi lại trong Thánh Kinh. Trong đó có kinh Thương Người Có 14 Mối, thì Thương Xác 7 Mối đi trước theo câu tục ngữ “có thực mới vực được đạo”: Thứ nhất cho kẻ đói ăn, thứ hai cho kẻ khát uống … thứ năm cho khách đổ nhà…

https://scontent.fsgn5-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/61958_557453210948569_392566598_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_sid=cdbe9c&_nc_oc=AQkbulos3MtQ_4kb7UXkzUVK6newoRhyeVCuqInL694z2RF5ocICchMz8gZ7YIbkT-pm03apV9nj-ZFJgTnXpHaJ&_nc_ht=scontent.fsgn5-2.fna&oh=7953cb9e3311ba938a719af087fc3f09&oe=5F1B9C57

2. Chính lòng tốt của bà Sumên Sách II Vua: 4-8, 14-16 luôn sẵn sàng và đã vui lòng cung cấp nơi ăn chốn ở cho tiên tri Elisê và tiểu đồng Giêkhadi, mà không muốn, như đa số người đời xưa nay “lấy con tép nhử (dụ) con tôm” là nhờ cậy môi giới của Tiên Tri tới những chổ chống lưng quyền lực như Đức Vua hay tướng chỉ huy quân đội. Nên Bà được phần thưởng cao qúi, qua lời chúc phúc từ Người của Thiên Chúa, là bồng con trai năm sau dù ông chồng đã già.

3. Đây là món quà to lớn nhất để hóa giải dư luận chua cay độc địa của người đời muôn thuở: “Cây khô không lộc, gái độc không con”. Bà Sumen là mẩu gương về lòng rộng rải với những người của Chúa và được đáp đền vượt quá lòng mong ước trong một đời người, như lần kia Chúa nói: Cây tốt, kết quả sinh trái tốt (Mt. 7:17a).

4. Qua tới Thư gởi tín tín hữu Roma 6:3-4, 8-11 Thánh Phaolô nhắc lại cho mọi người ý nghĩa của Bí tích Rửa Tội, gốc Hy lạp là Baptizein: Submerge: Dìm xuống. Cũng cùng một thể thức như Phép Rửa giúp thống hối của Thánh Gioan Tẩy Giả, thời Giáo Hội sơ khai dự tòng được nhấn chìm dưới mặt nước, coi cùng đã chết cùng với cái chết của Chúa Kitô, cho tội lỗi quá khứ. Rồi khi nhô lên khỏi nước là phục sinh cùng Đức Kitô trong đời sống mới. Để làm gì?

5. Xin thưa, qui chiếu về tiêu điểm Đức Kitô trong Mt. 10:37-42, là để can đảm chấp nhận Chúa làm số 1 trong những nấc thang giá trị của đời mình. Vậy thì Điều Răn thứ 4, Chúa ra lệnh phải Thảo kính Cha Mẹ để được sống lâu trong Sách Xuất Hành 20:12 là số mấy? Cũng xin thưa, Chúa dựng nên tổ tiên ông bà cha mẹ. Qúi Ngài đại diện Chúa chăm sóc mình. Chúa ở trong các Ngài. Chúa là Đấng hoàn toàn sung mãn, đầy đủ không cần hay không tranh dành địa vị nầy nọ như loài người. Nhưng lời Chúa nói ra vì lợi ích chung, tùy căn cơ trình độ hoàn cảnh của từng người.

6. Chúa đặt ra vấn đề bên trên, là vì trong cuộc sống đời thường, bên ngoài và ngay cả bên trong nội bộ gia đình ruột thịt, riêng thời buổi nầy, không phải là không có thành phần ngược dòng Lời Chúa dạy, do thói đời đen bạc ham mê danh lợi thú và quyền lợi thế gian. Lúc đó xin giúp cho con lựa Chúa hơn lựa tình người là như vậy. Trong trường họp nầy, cũng xin giúp con can đảm vác thập giá bằng chì, dù hình dáng nhỏ xíu ít ai trông thấy. Đó là chưa kể muôn nghìn thánh giá là khó khăn, bất tiện, không vừa ý nhỏ lớn hàng ngày, mà không mấy ai không gặp phải. Nên cũng hãy vui lòng ít nhiều vác lấy để thăng tiến đời mình về thể lý, đặc biệt là tu luyện tinh thần.

7. Trong những dòng cuối bài Tin Mừng Chúa Nhật 13 A nầy Chúa Giêsu dùng từ “ngôn sứ” và “người công chính” để nói về các Tông đồ và cả những người hầu việc Chúa mãi sau nầy nữa, cũng được coi là ngang hàng với ngôn sứ và người công chính trong Thánh Kinh. Vì thế, tiếp đón các vị coi như là tiếp đón Chúa Giêsu, cũng là đón chính Cha, Đấng đã sai Ngài. Và phần thưởng cho việc đón tiếp cũng liên kết  vào các chức vụ tiên tri hay người công chính.

8. Kết thúc đoạn Phúc Âm, Chúa chỉ cho một việc dễ ợt không mất tiền mua, mà ai cũng có thể làm được, là cho một kẻ bé mọn một chén nước lã, vì người ấy là môn đệ thì người cho cũng không mất phần thưởng. Từ ngữ “bé mọn” hay người nghèo, bần nhân, tôi tớ dùng để chỉ về Tiên Tri hay Ngôn Sứ mà Kitô hữu nào cũng được thông phần vào chức vị cao qúi đó.

9. Trong thực tế, thực hành mấy điều bên trên khó lắm Chúa ơi! Một người bạn gốc Khmer của con mới đây về xứ Trà Vinh cho biết, người ta trong và nhất là ngoài nước, chỉ muốn giúp những vị tu hành đủ thứ để được phước, mà không xu nào cho người nghèo chung quanh cơ sở thờ tự, vì cho rằng kẻ nghèo thiếu phước thì giúp để làm gì hay được gì. Con chỉ muốn cho mượn gạo sau khi đã coi họ có bồ lúa hay không. Con cũng chỉ muốn giúp đỡ những Bill Gates là hạng người không cần ai giúp gì.

10. Nhìn ra thêm vài lối khác, lại có vị tu hành tự ý gom (đồng đô) gió thành bão nên đụng tới sở Thuế. Khi bị moi ra thì bốn phương thiên hạ mới lại hay, như tại San Jose, CA. Hoa Kỳ vài năm trước mà trên Google News cũng có. Điều nầy làm cho những vị Lãnh Đạo tinh thần cao cấp địa phương và đó đây dè chừng với dân Việt mình.

11. Vài năm trước đây, Đức Giám Mục Bắc Ninh có đến giáo xứ của mình dâng lễ. Trong bài chia sẻ lời Chúa, Ngài thuật lại câu chuyện thuộc nhà Chùa rằng:

Lần kia, một nữ tín đồ hỏi vị Cao Tăng:

–  Tại sao cả đời con gặp tai hoạ đủ thứ như vậy, riêng bệnh nhức đầu kinh niên?

Vị Cao Tăng ngộ đạo, có thể trông mặt mà bắt hình dong, hỏi lại:

– Con có làm gì ích lợi cho ai chưa?

Bà nầy liền đáp:

– Từ nhỏ tới nay, con chưa làm cho ai một cái gì.

Vị Cao tăng mở cái tráp ra, lấy một mủng vùa, trao cho bà:

– Con xuống bờ sông, múc cho Ta miếng nước.

Sau việc làm dễ dàng nhẹ nhàng đó, nữ thí chủ khỏi bệnh nhức đầu nhiều năm mà bà không biết tại sao.

12. Câu chuyện khác, giúp hiểu thêm lời Chúa từ trên cho xuống: Tế Công Đại Pháp Sư, Tế Ðiên Hòa Thượng hay Tế Điên Hoạt Phật 1140 – 1209, tên thật Lý Tu Duyên là một nhân vật có thật và cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc. Kể lại sự tích, lần kia Hoà Thượng bị bắt vì phản đối quan Tể Tướng cướp gổ xây chùa để làm Cung Lạc Lầu. Trong phiên xử do Tể Tướng chủ toạ, Ngài Tế Điên khẳng khái chỉ vào mặt tể tướng:

– Đáng lẽ làm lớn, là trung tâm của mọi phúc lợi, phải làm như máng xối chuyển những phúc lợi đó xuống cho dân chúng, chớ lẽ nào tom góp cho mình và phe nhóm đặc quyền.

https://htttd0.files.wordpress.com/2020/06/nghebabysit1.jpg?w=234&h=24613. Nguyễn Thị Thanh Dương 2014/12/13
http://hoangdieuucchau.blogspot.com/2014/12/truyen-cam-ong-baby-sit-nguyen-thi.html có ghi câu chuyện Nghề Baby Sit.  Nữ nhân vật chính trong truyện, không thấy nói là đạo nào, nhưng đã hiểu và thực hành bài phúc âm hôm nay 90% theo căn cơ và trình độ. Xin tóm gọn.

Cô giữ trẻ không cha từ lúc còn trong bụng mẹ. Năm 12 tuổi thì mẹ mất. Được chủ hãng nước mắm ở bến Chương Dương nuôi và cho theo chuyến chính thức vượt biên 1980, sang Hoa Kỳ. Vì cô vô sinh nên cho chồng đầu tự do có vợ khác. Gặp chồng sau, ông chết bệnh tim đột ngột, để lại món nợ tín dụng. Cô đi làm nghề giữ trẻ trong tâm tình thèm khát một mái gia đình với trẻ thơ để săn sóc và yêu thương chúng.

https://htttd0.files.wordpress.com/2020/06/nghebabysit3.jpgNhà rộng 4000 sf, sân trước vườn sau có người chăm sóc cây cảnh của ông bà chủ nhà hàng bận rộn không có giờ ngó ngàng tới thứ gì khác ngoài việc buôn bán và thu tiền và ngủ khi về tới nhà. Cô chăm sóc 3 đứa trẻ ranh quậy phá, thành tử tế, ngoan ngoãn. Coi như cô làm chủ căn nhà và đàn trẻ. Có giờ nghe nhạc, ngắm cây cảnh, đọc sách, xem phim. Bên dưới xin trích nguyên văn:

“Một hôm cô An (chủ nhà) mang về một tờ báo xuất bản ở Việt Nam, do người bạn cô mới đi chơi Việt Nam và mang về. Cô An chỉ cho tôi bài viết về một bà người Việt sống ở Mỹ có lòng từ tâm, hàng tháng gởi cả ngàn đô về Việt Nam để giúp các trẻ em nghèo.

Cô An chặc lưỡi:

– Làm điều thiện mà dấu tên, ngu thật. Người ta đâu biết mình là ai, thì hãnh diện với ai đây?

Rồi Cô so sánh, nửa đùa nửa thật:

– Chắc Bà này giàu lắm mới chi ra như thế. Mà có giàu hơn tôi được không?

Còn tôi, lương tháng 1.200 đồng, không kiếm thêm được đồng nào như vợ chồng cô chủ. Nhưng nếu so sánh giữa tôi và họ ai giàu hơn? Thì … tôi chứ ai! Vì tôi còn có tiền phân phát cho người khác. Và ai sướng hơn? Thì … cũng tôi chứ ai! Vì tôi có niềm vui khi đã mang lại niềm vui cho người khác …

14. Để kết thúc, xin ghi lại câu chuyện có thật trong lịch sử Y khoa Hoa Kỳ.

Ngày kia, cậu bé bỏ báo cho một căn nhà, móc ra chỉ 2 xu hỏi mua 1 ly sữa, thì một cô gái trong nhà bước ra, trao cho cậu một ly và nói:

– Ly sữa free, không trả tiền. Mẹ tôi dạy không nhận gì khi làm việc tốt.

Cậu rời căn nhà trên. Lòng tốt của con người giúp cậu bé nghèo thêm nghị lực sau nhiều lần có ý bỏ học.

Nhiều năm sau, cô gái trên mắc bệnh hiểm nghèo. Cô phải đến thành phố lớn tìm thầy chuyên môn chữa trị. Bác sĩ Howard Kelly (February 20, 1858 – January 12, 1943) nhận ra cô thân chủ và hết lòng chữa cho cô. Ông dặn phòng tài chính trao hóa đơn cho ông xem trước khi chuyển cho bệnh nhân. Cuối cùng, cô cũng được hóa đơn và để ý đến hàng chữ bên lề: “Đã thanh toán đầy đủ bằng một ly sữa!”. Ký tên: Bác sĩ Howard Kelly.

Mắt cô đẫm lệ vui mừng, không thể ngờ việc làm quá nhỏ năm xưa, đưa tới kết quả vô cùng lớn lao sau nầy.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2f/Howard_Atwood_Kelly_young.jpg
Bác sĩ Y khoa Howard Kelly

Cậu bé ngày xưa được tặng một ly sữa khi đói, đã trở thành Tiến sĩ Y khoa Howard Kelly, một bác sĩ lỗi lạc tài ba. Năm 1895, ông là người sáng lập Johns Hopkins Division of Gynecologic Oncology (Phân khoa Ung Thư Phụ Sản) tại Đại Học Johns Hopkins, Đại Học đầu tiên của Hoa Kỳ, nghiên cứu y khoa năm 1876 tại Baltimore, Maryland.

Ông bà cha mẹ chúng con thường dặn dò con cháu và cũng riêng cho mọi người hôm nay nữa: Thi ân bất cầu báo. Nhưng Chúa công bằng rộng lượng, tính kỷ, nhớ dai hơn máy vi tính thượng hạng rằng: Cho ai 1 chén nước, cũng không mất phần thưởng. Chúa khích lệ chúng con biết chia sẻ cho nhau mà tránh trường hợp như dụ ngôn nhà trọc phú đối với Lagiarô nghèo khó bên dưới bàn ăn (Luca 16:19-31).

15. Cuối cùng, xin cho con cùng hát, suy tư và thực hành vài ba điều nào đó trong tầm tay, mà kinh Hòa bình của Thánh Phanxicô Assisi đã dạy:

“Lạy Chúa từ nhân. Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.

NEUVAINE À SAINT FRANÇOIS D'ASSISE - Tout à Jésus par MarieLạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu. Lạy Chúa xin hãy dạy con: Tìm an ủi người hơn được người ủi an. Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết. Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

[Ôi Thần Linh thánh ái, Xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.” ]

vô hạ