Hột Lúa Có Thúi Đi Thì Mới Sinh Hoa Trái | Chúa Nhật V Mùa Chay, B | Vo Ha

750

vo ha

Trước khi vào Tuần Thánh với Lễ Lá Chúa Nhật tới, các Bài Lời Chúa trong Phụng Vụ Thánh Chúa Nhật V cuối mùa Chay năm nầy, giúp cho tín hữu Kitô giáo thêm ý thức về giá trị cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.

Christ statue removed in Bengaluru after 'Hindu groups' claim cemetery land was misusedNgài đã báo trước sẽ chịu đưa lên cao khỏi mặt đất. Nhờ đó mà làm vinh danh Cha và chính Ngài cũng được thêm vinh danh nữa. Tại sao Thiên Chúa khó tính đến nổi Chúa Con phải chết để đền tội cho loài người? – Xin thưa đây là niềm tin đặc biệt của Kitô giáo. Không tham gia vào đạo nầy thì thật khó hiểu. Nhưng với tâm thành cầu tìm, thì sẽ gặp.

Thêm nữa, cái chết của Chúa Giêsu đem lại sự sống cho loài người và qua đó, Ngài dùng máu chính mình để ký kết một tân giao ước trong tâm hồn dân Chúa, khi tạo lập một nước trời mới là Giáo Hội.

Ta cùng đọc những bài Thánh Kinh bên dưới cũng xin Chúa trợ lực. Xin giúp chúng con thêm tâm tình sám hối hầu đền bồi phần nào công ơn cứu chuộc của Chúa.

BÀI ĐỌC I: Gr 31, 31-34 
“Ta sẽ ký kết giao ước mới và Ta sẽ không còn nhớ tội lỗi nữa”.

Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Chúa phán: “Ðây tới ngày Ta ký kết giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, giao ước này không giống như giao ước Ta đã ký kết với tổ phụ của chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập; giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng”. Chúa phán: “Ðây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta”. Chúa phán: “Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng: “Ngươi hãy nhìn biết Chúa”, vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng”.

BÀI ĐỌC II: Dt 5, 7-9
“Người đã học vâng phục và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời”.
Bài trích thư gởi tín hữu Do-Thái.
Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu Người khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.

PHÚC ÂM: Ga 12, 20-33 
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt”.

https://i2.wp.com/jamarx.net/wp-content/uploads/2015/04/rebirth.jpg?fit=640%2C427&ssl=1

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. 
Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa, và nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu”. Philip-phê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha”. Lúc đó có tiếng từ trời phán: “Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa”. Ðám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: “Một thiên thần nói với Ngài”. Chúa Giêsu đáp: “Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.

Đôi dòng ghi chú và tâm tình.

https://media.istockphoto.com/photos/sign-here-please-picture-id1072035844?k=6&m=1072035844&s=612x612&w=0&h=y7KOpuZ4YWUctzuCY333_B2L7PLe3JZUvcXNI-H-nso=Khi còn nhỏ mình đã thấy cha mẹ hay ký Bản Giao Kèo Chơi Hụi. Đây là một loại Giao Ước dân gian đơn giản, nhắc nhớ bổn phận để được quyền lợi của hai bên. Khi đi mướn nhà, người thuê phải ký Rental Lease Bản hợp đồng thuê nhà và phải trả tiền nhà đúng thời hạn. Trong lịch sử xưa nay, nhân loại đã tạo ra nhiều loại giấy tờ giao kết, hiệp ước quốc gia và quốc tế, vì quyền lợi của hai bên. Về phương diện tinh thần cũng vậy.

Bài đọc I bên trên, cho thấy Giao Ước cũ khắc trên bia đá hay ghi trên cuộn sách (Xh 34:1; Đnl 43: 9-13) thường đi kèm hình phạt, đã thất bại. Vì chưng nhà Israel và Giuđa đã phản bội, dù Chúa như vị hôn phu tốt lành, đã thương xót giải thoát dân ra khỏi Ai Cập.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9b/Michelangelo_Buonarroti_027.jpg/330px-Michelangelo_Buonarroti_027.jpgCũng thêm biết rằng qua Ngôn Sứ Giêrêmia, Thiên Chúa đi bước trước, tha tôi ác và không còn nhớ tới tội của họ nữa. Ngài thiết lập giao ước mới trực tiếp vào tâm hồn những ai chấp nhận và yêu mến Ngài (Rom 11:27) kể cả muôn dân (dân ngoại, không gốc Do Thái) sẽ gia nhập nước trời mới là Giáo Hội.

Giao ước hay Luật mới của Chúa là con tim cùng với Thần Khí ( Ed 36: 26-27) khiến con người yêu mến thánh luật của Chúa mà làm theo: Yêu Chúa trước nhất và yêu người cũng như vậy, cùng có trách nhiệm. Tuy nhiên khi cố tình lạm dụng hay vi phạm, như dám ăn trái nho xanh (xoài sống) vẫn bị ê răng (Gr 31: 30).

Chúa đã thương tình dùng máu mình ký giao ước mới với dân Chúa. Nhưng tại sao không dùng bút mực, mà dùng máu ký giao ước? – Xin thưa, trở về thời gian hai ngàn năm và về trước nữa, dân chúng vùng Trung Đông, Tiểu Á thường đặt hai bản giao ước lên trên hay gần bên hai mảnh của con vật được bổ làm đôi hai bên một lối đi. Kế tiếp, hai Nhà giao ước đi trên lối-đi đó và lấy máu con vật rảy lên hai bản giao ước. Ngụ ý rằng cả hai bên cùng nhất tâm thực hiện giao kết. Nếu bên nào vi phạm, thì sẽ bị phanh thây như con vật mới vừa bị phân đôi.

Nên khi muốn cho dân riêng là Israel có quy củ văn minh tiến bộ, Thiên Chúa đã dùng cùng loại văn hóa quen thuộc của vùng miền nầy, mà ký giao ước với con dân của Người trong Cựu Ước. Đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã dùng Thánh Giá làm bút và máu mình làm mực nhiệm mầu, đơn phương ký cho dân mới một tân giao ước như được nói trong bài đọc I.

Giao Ước mới của Chúa quí trọng dường nào. Nhưng chúng con vẫn sa đi ngã lại nhiều lần. Xin tha thứ nữa Chúa ơi, như lòng bao la của Chúa trong Bài Tin Mừng.

Trong Bài Phúc Âm, Thánh Gioan cho biết sứ mệnh của Chúa Giêsu bị dân Giu Dêu từ chối. Và có người Hy lạp đến Giêrusalem mừng lễ vì họ thiện cảm với hoặc mới theo Đạo Do Thái. Đây là cơ hội đưa họ đến gặp Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu phải chết, rồi mới tạo cơ hội mở rộng tiếp cận tới dân ngoại như người Hy lạp trên đây. Vì chưng, Con cần tôn vinh Cha trước nhất, khi được đưa lên cao khỏi đất, là cây thập giá, cũng có nghĩa là lên trời, qua đó Con cũng cùng được tôn vinh.

Runner Bean hypogeal germination time lapse over 24 days - YouTubeKế đến Chúa Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc của nhà nông, để sánh ví cái chết của Ngài mang lại nhiều hoa trái; như hột lúa giống, cần thối đi mới nẩy mầm và cây con lớn lên. Mỗi hột lúa giống, cho hàng trăm hột lúa mới.

Về phương diện tôn giáo, cái chết về thể phách của Chúa, đem lại sự sống phần tinh anh cho con người. Cũng gần với ý tưởng nầy, từ năm ngàn năm hay xa hơn trước kia, những bậc tiên hiền Rishi Bà La Môn đã không sợ chết khi thấy rằng: Brahma càng sinh, thì càng diệt; hoặc ngược lại, càng diệt thì càng hiếu sinh.

Xin chút luận bàn về sinh tử. Theo nhà thiền, thở ra là chết, hít vào là phục sinh. Đi ngủ là chết, thức dậy là sống. Sống chết là hai mặt của tờ giấy hay hai mặt của đồng tiền. Hoa màu hay sinh vật, có chết đi mới làm thức ăn hay phân bón cho nhiều loài khác được sống. Nên sinh tử quyện lấy nhau mà hiện hữu. Sinh tử tương thôi nhi tiến hóa.

Con biết rằng mình sẽ chết. Nhưng cậy dựa và tin chắc vào cái chết hiếu sinh của Chúa, con không sợ gì. Phải nhờ cái chết xác thể, mới có cơ hội sống phần tâm linh. Chỉ đáng sợ là mình chưa sẵn sàng hoặc không biết mình chết, rồi sẽ đi đâu hoặc tấp vào chốn nào mà thôi.

The Science of Prayer - WSJPhần cuối của bài Phúc Âm, Thánh Gioan ghi ra một số tâm tình của Chúa Giêsu trong thời gian cuối cùng tại thế với thân xác hữu hình. Những tâm tình nầy sẽ được lập lại trong Bữa Tiệc Ly. Ở đây chúng con học được tấm gương: Con yêu thương Cha hơn thương chính mình đến mức dám tự hiến tế trên thánh giá cho Cha.

Một bài học khác của Chúa Giêsu đây là cầu nguyện chân thành. Chúa Giêsu luôn mở đầu ngày làm việc bằng cách tìm nơi thanh vắng cầu nguyện, liên kết trong Ba Ngôi, làm gương tốt lành cho chúng con. Dù là Thiên Chúa Ngôi Hai, nhưng rất cần cầu nguyện, nhất là trong những lúc khó khăn vào giai đoạn cuối tại trần thế, theo cái nhìn bi quan của Thánh Gioan về sứ vụ của Chúa Giêsu: Đa số người Do Thái vẫn cứng lòng (12: 37, 42).

Tóm lại, tại Tắc Sậy, tỉnh Cà Mau, Giáo Phận Cần Thơ, miền cuối cùng của VN. đêm 12 tháng 3, 1946, 75 năm trước, Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp đã tình nguyện chết thay cho hơn bảy chục người bị tập trung tại lẫm lúa nhà ông Giáo Sự. Ngài đã hi sinh cho đàn chiên mình được sống. Một tấm can trường, của giao ước mới cho chúng con, khi Cha dám hi sinh thân mạng vì mến Chúa yêu người. Xin cầu bàu cùng Chúa cho chúng con can đảm hơn khi giữ đạo Chúa.

Vài hàng tâm kinh

Chúa Giêsu là hột lúa giống, phải mục mát mới sinh nhiều hột lúa mới. Cái chết của Chúa mang lại sự sống thần thiêng cho chúng con. Nước Cha đến nhờ Thánh giá. Ý Cha được hoàn thành trong Chúa Giêsu của chúng con. 

  • Xin cho Hội thánh gồm mọi thành phần dân Chúa, không ái ngại gian khổ, mà sẵn sàng ra đi phục vụ mọi người.
  • Xin cho các bậc văn võ quân thần trung ương thế giới và quan chức địa phương biết quí trọng giới luật của Chúa, đã khắc ghi trong thâm tâm mọi người, mà phục vụ đồng loại trong tình thương của Chúa.
  • Xin cho những ai bị giam cầm vì chân lý và người ốm đau, bệnh tật, ưu phiền biết liên kết khổ đau vào thập giá Chúa mà sinh ích lợi tinh thần cho mọi người. 
  • Xin cho mọi thành viên trong họ đạo chúng con biết noi gương Chúa, tích cực góp phần xây dựng giáo xứ, gia đình và xã hội chung quanh. Amen.