Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận, người sống một ngàn thập giá

783

by Phanxico.vn

acistampa.com, Andrea Gagliarducci

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận (1928-2002)

Cuộc đời của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận là cuộc đời của thánh giá. Cây thánh giá giám mục của ngài được ngài làm từ các sợi dây kẻm trong tù nơi ngài bị giam 13 năm. Nhưng dù bao nhiêu khó khăn, ngài luôn vui vẻ. Đặc tính này được các chứng từ của án phong chân phước nhắc đến. Một phép lạ duy nhất có được do cầu bàu với ngài đã được công nhận để phong chân phước cho ngài.

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) không được xem là tử đạo vì đức tin, vì ngài không bị giết vì đức tin. Nhưng ngài là vị tử đạo với nhiều lý do. Cuộc đời trong tù của ngài đúng là bị giết vì hận thù đức tin. Và vì ngài không bao giờ bỏ lỡ dịp để làm chứng cho Tin Mừng, cả trong những điều kiện khó khăn nhất. Ngài thuộc gia đình cấp cao trong chính quyền miền Nam, bác là Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết trong vụ đảo chính năm 1963 tại miền Nam Việt Nam.

Năm 1975 khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, ngài bị tù, bị biệt giam một thời gian đến mức mọi người nghĩ ngài đã chết. Nhưng thực ra ngài đang sống đời sống tông đồ. Ngài viết lại thuộc lòng kinh nhật tụng trên các tờ giấy nhỏ và súc miệng liên tục bằng nước tiểu để không bị mất răng, mỗi ngày ngài dâng thánh lễ với ba giọt rượu và nước trong lòng bàn tay. Bánh thánh là bánh bích quy được phân phát cho tù nhân, ngài có quan hệ tốt với những người canh tù. Những người này liên tục bị thuyên chuyển để họ không trở lại đạo. Và cuối cùng việc thuyên chuyển này thành vô ích, họ luôn giữ cùng người canh ngục “để giới hạn thiệt hại”.

Ngài làm được thánh giá nhờ các quan hệ này. Ngài thuyết phục được một người canh ngục để ngài làm  cây thánh giá nhỏ bằng gỗ ngài giấu trong cục xà phòng, một người khác cho ngài sợi dây kẻm để ngài làm dây chuyền đeo thánh giá ở cổ. Cây thánh giá được tráng bằng kim loại ngài luôn mang ở cổ cả khi ngài đã là hồng y.

Các tài liệu thu thập để phong chân phước cho ngài dày 1650 trang. Trong số này có chứng từ của ông Silvio Daneo, thuộc phong trào Focolari, ông được gởi đến châu Á trong những năm 60 để xây các căn nhà đầu tiên trong hoàn cảnh rất khó khăn, ông Daneo có dịp gặp Hồng y Thuận, ông thấy Hồng y Thuận hoàn toàn thấm nhập tinh thần focolari đến mức ông không ngần ngại nói, nếu Hồng y Thuận được phong chân phước thì đây sẽ là “một trong các thánh của focolari”.

Đức Hồng y Thuận và ông Sylvio Daneo (bên mặt)

Một vài trích đoạn của chứng từ này giúp để hiểu thêm về Đức Hồng y Thuận. Được trả tự do năm 1988 nhưng bị quản thúc ở giáo phẩm Hà Nội, cách giáo phận của ngài 1.700 cây số, Hồng y Thuận thỉnh thoảng có dịp đi Rôma để săn sóc sức khỏe đã kém của mình.

Ông Daneo nói: “Ngài đến Ý và luôn lo sợ không biết mình có được trở về lại Việt Nam hay không! Đây là án treo như thanh kiếm Damoclès. Tuy nhiên không bao giờ Hồng y Thuận than phiền hay có lời nói tiêu cực, thậm chí một chút oán giận cũng không. Chúng tôi chỉ thấy ngài hoàn toàn quên mình và vâng theo ý Chúa, luôn sẵn sàng thay đổi chương trình và ở trong tình trạng sẵn sàng ứng phó”.

Năm 1990, ông Silvio Daneo có dịp điều khiển phong trào nam Focolari ở Bangkok và có nhiều dịp gặp Đức Hồng y Thuận, ông bắt đầu cảm thấy nhà cầm quyền muốn trục xuất ngài.

Trong chứng từ của mình, ông Daneo mô tả các khó khăn khi gặp Hồng y vì “Hồng y bắt đầu thấy các dấu hiệu đầu tiên nhà cầm quyền muốn trục xuất ngài ra khỏi Việt Nam. Nhưng ngài hoàn toàn bình tâm. Không một lời phán xét, không một chút cay đắng, không một lời bình tiêu cực. Đó là ý Chúa và hoàn toàn vâng theo ý Ngài; hồng y không nói những chữ này nhưng tôi có thể cảm nhận khi nghe và quan sát ngài”.

Và Hồng y không bao giờ nản chí. Ông Daneo tiếp tục làm chứng: “Một sáng kiến khác rất đặc biệt, Hồng y Thuận muốn làm lại thư viện của chủng viện Hà Nội đã bị phá hủy hoàn toàn, bằng cách mỗi tuần Focolari ở Bangkok gởi hai quyển sách trong một bưu kiện gởi đến một nữ tu lớn tuổi ở Hà Nội, sơ được người trưởng phòng bưu điện khu vực rất thương vì sơ là cô giáo dạy tiểu học cho ông ngày xưa. Như thế từ Rôma và do chính ngài làm bưu kiện, hàng chục sách triết học, thần học và các sách khác hàng tuần chúng tôi chuyển đến cho nữ tu, cho đến khi tất cả đến nơi đến chốn”.

Đức Hồng y Thuận là người như thế nào? Ông Daneo nói: “Tôi sẽ không nói ngài là người khiêm tốn … ngài chính là sự khiêm tốn!” Không bao giờ khuê trương, không bao giờ coi trọng, ngài sống đức khiêm nhường như một thói quen. Cũng vậy với đức bác ái của ngài, ngài luôn chú ý từng các chi tiết nhỏ nhất, ngài tế nhị, gần như ẩn giấu nhưng luôn linh hoạt và liên tục, với bất cứ ai! Đức tin của ngài là con đường liên tục, ngài không bao giờ nói về đức tin như một “chủ đề” để suy nghĩ và suy gẫm nhưng ngài sống đức tin và chứng minh đức tin qua hành động. Một trong các câu ngài hay nói trong nói chương trình, trong mọi sinh hoạt, mọi hoàn cảnh và nói lên trong hy vọng là: “Chúng ta phải cầu nguyện rất nhiều!” Lời cầu nguyện là “hằng số” trong mọi giây phút trong ngày, không phải lui về một nơi để cầu nguyện dài giờ nhưng chính cuộc sống của ngài là cuộc sống “cầu nguyện” và ngài thúc dục chúng ta liên tục “cầu nguyện cho nhiều!”

Ngài cũng có một quan hệ sâu đậm với Mẹ Maria, dính chặt không tháo gỡ được với ngày lễ Đức Mẹ: ngày ngài bị bắt năm 1975 là ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngày ra tù là ngày lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ, 21 tháng 11 – 1988.

Ngài còn là người rất dí dỏm. Ông Daneo tiếp tục: “Tôi còn nhớ ngài đã làm chúng tôi cười khi ngài bắt chước y hệt giọng của Đức Gioan-Phaolô II. Nếu quý vị nhắm mắt lại, quý vị sẽ thấy như Đức Gioan-Phaolô II đang ở trước mặt. Ngài luôn biết lúc nào có thể chia sẻ các đặc tính của các nhân vật quen biết và ngài bắt chước họ giống hoàn toàn!” Ngài nói thông thạo bảy ngoại ngữ và học giáo luật tại Rôma.

Ông Daneo cũng ở gần ngài trong những giây phút cuối đời khi ngài biết căn bệnh không thể chữa được. Ngài viết thư cho bà Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolari, bà có một quan hệ sâu đậm với Hồng y.

Trong số nhiều giai đoạn, trong ký ức của ông Silvio Daneo, ông còn giữ một khoảnh khắc bóng tối và rất khó khăn, một câu nói “đích thực một đêm tối tâm hồn.” “Có lẽ đó là lần duy nhất mà tôi có thể thấy một cái gì từ vực thẳm đau đớn tâm hồn và nỗi thống khổ ngài đang trải qua. Tôi thấy nơi ngài bóng dáng của Chúa Giêsu bị bỏ rơi trên thập giá. Tôi cám ơn Hồng y về cuộc sống của ngài. Ngài ngạc nhiên nhìn tôi, hoài nghi và mạnh dạn hỏi tôi: “Tại sao?”! Hình như ngài cần một lời giải thích, như thể quá đẹp để có thể nói lên lời cám ơn một cái gì đó… Tôi cố gắng đưa ra một câu trả lời, tôi chỉ kể một vài lý do trong vô số vô vàn lý do tôi phải cám ơn ngài. Sau đó có lẽ vì thương tôi hơn là vì xác tín, ngài thì thầm trả lời: “Cám ơn!”

Đó là Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận: một vị tử đạo của thời chúng ta, một vị thánh sống chờ ngày được tôn kính trên bàn thờ.

Marta An Nguyễn dịch