Bài tình ca mùa đông | Chuyện Phiếm Đạo/Đời

872

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 15 thường niên năm C 14/7/2019

Bài tình ca mùa đông

Anh hát giữa đêm lạnh giá
Tình còn mãi chờ mong. Thấp thoáng bóng em vợi xa.
(Trầm Tử Thiêng – Bài Tình Ca Mùa Đông)

(1 Corintô 1: 1-3)

Mùa Đông qua rồi, mà sao anh cứ hát bài tình ca như thế mãi? Có thể, là anh cũng chỉ hát mỗi thế thôi, tức: giữa đêm Đông giá lạnh, anh lại hát những câu như: “Tình còn mãi chờ mong”.

Thế nên, vào Đông mùa lạnh giá chừng như anh chỉ dám hát những câu hẹn hò như ở dưới:

“Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba.
Anh cố bước đôi chân chậm quá.
Để rồi ta gặp nhau Mới biết em không đợi nữa.
Trời lại thêm mùa đông Cho tuyết than trên đầu non.
Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa.
Anh hứng nốt những giọt cuối mùa.
Êm êm ngoài kia nhạc đêm đông.
Anh nhớ khi mặn nồng.
Xin cảm ơn em một thời xuân.
Giờ còn đâu mà mong.
Cho chút duyên nghe còn ấm…
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Vâng. Với nghệ sĩ ngoài đời, đó là lời chân tình nói về mùa Đông. Với dân-con nhà Đạo, lại cũng chẳng có mùa nào là mùa Đông hết. Tại sao thế? Tại vì…là vì… Nhưng, trước khi trả lời câu hỏi này, mời bạn và tôi, ta nghe tiếp những ca từ nổi-cộm, cứ hát rằng:

“Bài tình ca mùa đông.
Hát mãi đôi môi lạnh câm.
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai.
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy.
Bài tình ca mùa đông.
Anh hát giữa đêm lạnh giá.
Tình còn mãi chờ mong.
Thấp thoáng bóng em vợi xa.
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba.
Anh cố bước đôi chân chậm quá.
Để rồi ta gặp nhau.
Mới biết em không đợi nữa.
Trời lại thêm mùa đông.
Cho tuyết than trên đầu non.
Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa.
Anh hứng nốt những giọt cuối mùa.
Êm êm ngoài kia nhạc đêm đông.
Anh nhớ khi mặn nồng.
Xin cảm ơn em một thời xuân
Giờ còn đâu mà mong
Cho chút duyên nghe còn ấm.
Bài tình ca mùa đông.
Hát mãi đôi môi lạnh câm.
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai.
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy.
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Quả có thế. “Lòng hẹn cơn đau ngưôi ngoai” và “nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy”, đấy chỉ là nỗi niềm nhung nhớ chuyện nhà Đạo, như câu chuyện mà bần đạo vừa tìm thấy ở đây. Thấy đây, là thấy được câu chuyện nói về Đức Phanxicô do nhà báo viết như sau:

“Tháng 3 năm 2018 vừa qua, Đức Phanxicô mừng kỷ-niệm 5 năm ngày ngài đăng quang Giáo hoàng của Đạo Chúa trong một bầu khí cũng chua cay không kém do cung-cách ngài lèo lái các vụ lam-dụng tình-dụng do hàng giáo-sĩ Công giáo vi-phạm, và nhất là vụ rắc rối xảy ra với hàng Giáo-phẩm nước Chi-lê, Nam Mỹ.

Đức Phanxicô vội vàng xin lỗi mọi người về sự chậm chạp đáp trả tình-huống sôi động, vào lúc ấy. Đức Phanxicô cũng đã mời các nạn-nhân Chi-lê còn sống sót và toàn-bộ Giám-mục nước này đến Vatican gặp ngài vào tháng 5/2018. Kịp giữa tháng 10/2018, Đức Phanxicô lại đã bãi-nhiệm hai Giám mục khác và bãi bỏ chức linh-mục của các vị ấy; đồng thời ngài còn chấp-nhận đơn từ-chức của 7 Giám mục khác nữa.

Cơn bão lớn đã ào ào ập xuống khu này, khi Đức Phanxicô đi thăm Chilê và Pêru vào tháng Giêng năm 2019. Và, chuyến đi của ngài lại cũng bao gồm cuộc gặp gỡ dân bản-địa trong vùng, lại đánh dấu chặng đường quan-trọng để chuẩn-bị Hội-nghị thượng đỉnh năm 2019 cốt gặp các đấng chủ-quản vùng Amazôn tập-trung vào việc bảo vệ trẻ nhỏ cho an-toàn, cùng sự việc chăm lo mục vụ cho những người sống trong vùng này.

Vào năm 2018, Đức Phanxicô đã bay qua Genève ghé Trụ sở chính của Hội đồng các Giáo hội để cử hành 70 năm Đại kết ; sau đó ngài đi Ái Nhĩ Lan tham-dự Ngày Thế Giới Gia Đình và sau đó ngài cũng ghé thăm các quốc gia vùng Bal-tích như Lithuania, Latvia và Estônia.

Đến tháng 10/2018, Đức Phanxicô chủ tọa Hội nghị Thượng Đỉnh bàn về Giới trẻ và trong thời gian này ngài đã phong thánh cho Đức Phaolô Đệ Lục và thánh Oscar Rômêrô cùng 5 vị khác.

Nhưng, khủng hoảng tình dục đã chế-ngự hầu như trọn năm của ngài , đặc biệt là các cáo buộc khó có thể tưởng tượng về Đức Hồng Y Thêô đôrô McCarrick khi trước làm Tổng Giám mục hồi hưu vùng Washington bị cáo buộc đã có hành vi lạm-dụng giới trẻ và nhiều năm xách nhiễu tình dục nhiều chủng sinh khác.

Đức Giáo Hoàng đã chấp-thuận đơn của Hội đồng Hồng y cấm Hồng y McCarrick không được thực hiện chức năng linh-mục trước đám đông quần chúng và ra lệnh cho vị này “sống nguyện cầu sám hối cho đến khi đơn tố cáo ông được cứu xét theo luật Hội thánh”.

Khoảng tháng sau, Tổng Giám mục Carlo Maria Vigano sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ lại hâm nóng tình hình bằng lời tuyên-bố là: Đức Phanxicô thừa biết hành xử sai sót về tình dục của Tổng Giám mục McCarrick trong quá khứ và về chuyện cấm-đoán vị này nhưng lại bỏ lơ hoặc không còn xét các chuyện ấy nữa.

Tổng Giám mục Viganô sau đó công-nhận là: lệnh cấm-đoán không đặt ra cho ông và ông cũng đã kêu nài Đức Phanxicô hủy bỏ mọi cảnh báo về Tổng Giám mục McCarrick.

Trung tuần tháng 9 năm 2018, Tòa thánh Vatican lại cứ loan báo rằng: Đức Phanxicô kêu gọi các Chủ tịch Hội đồng Giám mục trên khắp thế-giới hãy bay về Vatican tham-dự cuộc họp 4 ngày vào tháng 2 năm 2018 để nêu vấn đề về khủng hoảng tình dục và tìm cách bảo vệ các con trẻ dễ bị tổn thương.           

Ở Hội nghị Thượng đỉnh bàn về giới trẻ, niềm tin và ơn gọi, nhiều Giám mục –đặc biệt là các vị đến từ Úc Châu và Hoa Kỳ- là những vị chủ trương rằng khủng hoảng nói ở trên phải là đề tài tranh-luận trong mọi buổi họp.

Tổng Giám mục Úc Anthony Fisher, Dòng Đa Minh lại cũng sử-dụng bài phát-biểu của ông tại Hội nghị để chính-thức xin lỗi giới trẻ vì cung cách mà toàn thể Giáo hội Công giáo và các thành viên sở tại đã xâm phạm đám trẻ nhỏ khiến chúng bị vùi dập.

Ngày 4 tháng 10 năm 2018, trước mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher đã xin lỗi mọi người do có một số linh mục, tu sĩ và giáo-dân dưới quyền mình đã làm nhiều điều sai quấy với nạn nhân nói ở đây hoặc với các người trẻ tương-tự về tất cả những thiệt hại to lớn mà các vị chủ quản đã gây khó cho chúng.

Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher lại cũng xin giới trẻ thứ lỗi “vì có quá nhiều Giám mục cũng như linh-mục không đáp-ứng một cách xứng-hợp khi xảy ra các vụ lạm dụng tình-dục được kể và các vị cũng không dùng quyền-năng mình vốn có ngõ hầu bảo vệ giới trẻ được an toàn cũng như các thiệt hại khiến Giáo hội mất đi sự tin tưởng từ giới trẻ.

Vào tháng 8 cùng năm, Tổng Giám Mục người Mỹ là Charles Chaput thuộc Giáo phận Philadelphia, một thành-viên Hội nghị Thượng-đỉnh đồng thời là người lên kế hoạch tổ chức đã thỉnh-cầu Đức Phanxicô hủy bỏ cuộc Họp hầu tập-trung giải-quyết cuộc khủng hoảng nói trên.

Trong lời phát-biểu tại Hội-nghị này, Đức Phanxicô đã thôi thúc các Giám-mục hãy quyết-tâm khẳng-định rõ giáo-huấn Hội thánh Công giáo về lòng dục, tính dục cũng như luân thường đạo-đức dành cho cả nam lẫn nữ.

Trong lời dẫn giải của ngài tại Hội nghị, Đức Phanxicô cũng nói lý do tại sao Giáo huấn Công giáo bàn nhiều về sự thật và sự sang trọng và lòng khoan dung luân lý vốn dĩ là chuyện cốt-yếu mang tính nhân-chủng-học.

Ngài có nói: lạm-dụng tình-dục, thực ra là kết quả của tình trạng “tự buông thả” và là mớ bòng bong/hỗn-độn đã xen vào với Giáo-hội thời đương đại, cả những vị có trọng trách dẫn-giải cũng bị liên-lụy. Và chính con trẻ là tầng lớp những kẻ bị buộc phải trả giá cho sự việc ấy.

Hội nghị chia ra 14 đội làm việc theo nhóm nhỏ đều tường-trình là các vị đã bàn về tình trạng độc hại và tai tiếng, để rồi cuối cùng biên bản Hội nghị cũng đã xóa bỏ câu “không ai nằm ở ngoại-vi tình trạng lạm-dụng”, là câu được ghi trong văn-bản nháp.

Tuy nhiên, các thành-viên đều giữ nguyên đoạn văn bảo rằng: “Hội-nghị-Thượng đỉnh ngỏ lời cảm tạ các vị đã can-đảm vạch mặt ác thần sự dữ mà họ chịu đựng. Các vị này cũng giúp Giáo-hội biết được những gì đang xảy ra đồng thời am-hiểu phản-ứng có tính quyết-định hầu đảm bảo là sự việc lạm dụng tình dục sẽ không còn xảy ra nữa.

Hội-nghị được chấn-hưng hơn, nhờ có sự hiện-diện của 36 người trẻ ở độ tuổi từ 20 đến 30 từng phát-biểu tại hội-trường cũng như đã tham-dự các nhóm nhỏ, và còn lên tiếng tại buổi họp báo sau Hội nghị. Đặc biệt, các anh chị này đã ca tụng bài phát biểu của các Giám mục và sự đóng góp to lớn của các quan-sát-viên trong Hội-nghị.

Cuối cùng, Hội-nghị cũng đã khẳng định rằng: Giáo hội Công giáo và mọi thành viên phải biết phát triển trong việc lắng nghe giới trẻ, cùng chấp-nhận các vấn nạn do họ đưa ra và phải coi họ là thành-viên đích thực của Hội thánh, để rồi tất cả sẽ cùng tiến bước trong kiên nhẫn hầu cống hiến cho họ các chỉ-dẫn để họ thấy được phương-cách tốt nhất mà sống niềm tin của mình.” (X. Cindy Wooden, A very tough year for leading the Church, The Catholic Weekly 16/12/2018 tr. 17)

Quả là Đức Phanxicô đã nói thật và nói rõ về hiện-trạng Giáo hội đang phải đối phó với chuyện “Lạm dụng tình dục” xuất từ hàng Giáo sĩ thời đương đại. Tường trình đến đây, bần đạo lại nhớ đến vụ án hiếm có trong lịch sử Giáo hội khi tòa án Melbourne ở Úc đã trải nghiệm vụ việc có liên-quan đến Hồng Y Georges Pell người Úc.

Nói chung thì, dù có là đấng bậc thuộc giới cầm cân nảy mực trong Đạo đầy năng-quyền là Hội thánh Công giáo đi nữa, đã mấy ai nắm được tính lành thánh của mỗi thành viên đâu chứ. Tựa như có đấng bậc nọ từng quả quyết: “Giáo hội ta tuy hiện hữu nhiều thành viên xấu, vẫn cứ là và sẽ là Hội thánh rất Công giáo, thôi.

Nói thế, cũng cốt để người nói lẫn người nghe, tất cả đều nhớ lời đấng thánh khi xưa từng quả quyết về sự thánh thiện của thành viên trong Hội thánh bằng những lời chắc nịch như sau:

“Kính gửi Hội Thánh của Chúa ở Côrintô,
những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu,
được kêu gọi làm dân thánh,
cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào
kêu cầu danh Chúa của chúng ta,
Đức Giêsu Kitô, là Chúa của họ và của chúng ta.”
(1 Corintô 1: 1-3)  

Xem thế thì, bạn và tôi, ta không có lý do gì để chối bỏ sự thật hiển nhiên đến thế. Đồng thời, ta hãy cùng nhau ta cất lên lời ca hãnh tiến ở trên, mà rằng:

“Bài tình ca mùa đông Anh hát giữa đêm lạnh giá
Tình còn mãi chờ mong. Thấp thoáng bóng em vợi xa.
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba.
Anh cố bước đôi chân chậm quá.
Để rồi ta gặp nhau Mới biết em không đợi nữa.
Trời lại thêm mùa đông Cho tuyết than trên đầu non.
Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa.
Anh hứng nốt những giọt cuối mùa.
Êm êm ngoài kia nhạc đêm đông.
Anh nhớ khi mặn nồng. Xin cảm ơn em một thời xuân.
Giờ còn đâu mà mong. Cho chút duyên nghe còn ấm…
(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Lời ca trên, cũng là lời kết cho một đoạn phiếm lai rai, vẫn kéo dài như ngày nào. Tuy nhiên, trước khi đi vào đoạn kết, tưởng cũng nên xen vào vùng trời truyện kể để thêm thắt câu truyện về người tốt/việc tốt như sau mà minh-họa:

“Truyện rằng:

Có một bài viết của nhà báo Jane Cowan được đăng tải trên mạng online ABC ngày 15 tháng 6 năm 2019 cho thấy hình ảnh của một linh mục trẻ thời đương đại tại Úc. Người ta thấy người thanh niên đó tản bộ tại một bờ biển. Thế nhưng chỉ thiếu cô dâu, nếu không thì có lẽ anh ta là một chú rể đang chuẩn bị cho những tấm hình ngày cưới. Đến gần hơn thì người ta thấy một chiếc cổ trắng. Anh ta là thế hệ linh mục MỚI của Giáo Hội Công Giáo Úc.  

Năm nay, cha Justel Callos 29 tuổi, thuộc thế hệ di dân đầu tiên từ Phi Luật Tân đến Úc. Cha không già, và cũng không phải là da trắng. Cha không khép kín. Trái lại cha cởi mở phóng khoáng đến độ ngạc nhiên. Cha thoải mái nói về cuộc chiến đấu của bản thân và những thách đố của Giáo Hội.

Trong một lớp học, cha hướng dẫn cho một nhóm nữ sinh 5, 6 tuổi về giáo lý. Đám trẻ ngồi khoanh chân trên thảm lắng nghe cha nói mỗi đứa có một thái độ riêng. Bọn chúng có không biết bao nhiêu câu hỏi về siêu hình. Nào là: “Tại sao ta khong nhìn thấy Chúa? Tại sao ban ngày ta không thấy mặt trăng và ngôi sao? Cây cối mọc lên như thế nào? Với cả ngàn những câu hỏi tại sao như thế. Có thể coi đó là một trò chơi vừa công bằng vừa thú vị khi có một người tự nhận là đại diện của Thiên Chúa có mặt ở trong phòng. 

Các con biết tại sao Chúa vô hình hay không? Là vì Chúa ở trên trời. Đó là lý do tại sao chúng ta không thấy được những người thân yêu của chúng ta đã qua đời. Bởi vì họ ở trên trời với Chúa. Thế nhưng chúng ta có cách để nhìn thấy Chúa. Chúng ta có thể nhìn thấy Chúa qua những người bạn, qua thầy cô, qua cha mẹ. Chúa ở nơi những người khác”.

Cha Justel giải thích với tôi: “Đó là một hình thức dạy đạo đức. Đó là một thông điệp tuyệt vời về tình yêu và thông cảm. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao cha mẹ muốn gửi con vào học trong các trường đạo. Không nhất thiết là để các cháu đi lễ ngày chủ nhật, thế nhưng để các cháu thấm nhuần những nguyên tắc về mặt đạo đức Kitô Giáo mà đôi khi chúng ta đã quên lãng giữa lúc xảy ra những cuộc tranh luận quanh những đề tài nóng hổi”. 

Chàng thanh niên Justel Callos di dân đến Úc cùng với gia đình lúc 17 tuổi. Mới học xong trung học, các lời khấn hứa vâng lời và độc thân là những điều mà anh chẳng bao giờ bận tâm. Quan tâm chính của anh lúc đó là làm sao vào đại học, có bạn gái và làm sao kiếm thật nhiều tiền. Làm sao có thể chấp nhận đồng lương “bèo” chỉ có 20.000$ một năm và đời sống “buồn tẻ” của một linh mục.

Thế nhưng trên cuộc hành trình từ một cửa tiệm Sushi Train – là nơi anh làm việc tại khu CBD ở Melbourne – đến thánh đường St Francis, đó là nơi anh thường ghé ăn trưa và đó cũng là nơi anh nghe thấy tiếng gọi. Anh gia nhập chủng viện Corpus Christi ở Carlton lúc 18 tuổi và chiu chức linh mục năm 2015, được coi là linh mục trẻ tuổi nhất tại Úc vào lúc đó. 

Đối với bà cụ Margaret 84 tuổi. Đó là độ tuổi mà bà chẳng thiết gì với bánh kẹo, bà chỉ muốn chết để lên thiên đàng với Chúa. Chân tay của bà xưng ở mọi nơi. Đi lại thật khó khăn. Bà chẳng buồn ăn uống. Thế nhưng sau 20 phút gặp gỡ chuyện trò với cha Justel, bà bỗng trở nên yêu đời cười nói huyên thuyên, và bà có cảm tưởng như trẻ ra được 20 tuổi. Bà trở nên nhí nhảnh như thời con gái, mặc dầu đề tài của họ là chuyện bệnh tật, chuyện gia đình, chuyện giáo hội, chuyện hàng xóm láng giềng.

Mỗi lần đến thăm các bệnh nhân trong giáo xứ Mordialloc,  miền đông nam Melbourne, cha Justel thường mang theo cuốn sách mầu xanh lá cây có tựa đề là “MỤC VỤ CHO NGƯỜI BỆNH”. Đôi khi cha cũng mang Mình Thánh Chúa đến cho họ. Hôm nay cha mang theo dầu để xức cho những ai muốn. Bà Margaret là một trong những người đó. Cha khoác lên cổ chiếc dây stolla và đặt hai bàn tay trên đầu của bà và đọc lời nguyện “Lạy Chúa xin hãy đoái thương tôi tớ của Chúa đây là bà Margaret đang phải chịu đựng năm tháng của tuổi già ….”. Thế rồi ngài làm dấu thánh giá trên trán của bà. Nghi thức chấm dứt ở đây và cha Justel lại tiếp tục đến các nhà khác.

Cha Justel chia sẻ: “Khi họ đến với các linh mục, không phải như đến với một nhà tâm lý. Tôi không có những bằng cấp chuyên môn đó. Tôi không nhất thiết phải có những lời khuyên thông suốt. Thế nhưng duy sự kiện tôi là một linh mục, thì sự có mặt của tôi cũng đã là một nguồn an ủi nâng đỡ cho họ và đó chính là điều tuyệt vời”.  

Tuy nhiên cũng có những thử thách. Đã hai lần cha Justel tính chuyện cởi áo, từ giã đời tu. Từ cuộc sống trong chủng viện đến đời sống thực tế ngoài đời, quả là một cú sốc thật lớn đối với cha. “Tôi không biết sẽ phải làm linh mục như thế nào. Cuộc đời linh mục của tôi với người dân, cụ thể là với giáo dân của tôi sẽ ra sao. Khi tôi nhận nhiệm sở, thực tế hoàn toàn khác lạ. Bất thình lình tôi phải đối diện với những thực tế mà không bao giờ tôi nghĩ là sẽ gặp”. 

Từ kỷ niệm lần đầu tiên khi đến ban phép lành cho một người chết, cha Justel kể lại: lúc đó cô y tá gọi tôi đến và hỏi:

-Cha có thể ban phép lành được không. Thế rồi cô đóng sầm cửa lại. Chỉ còn lại tôi với người chết. Tôi sẽ làm gì đây? Thú thật lúc đó tôi hơi run. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một xác chết…” (Trích đoạn truyện kể do Vũ Nhuận chuyển ngữ)

Và, cũng nên thêm một trich đoạn khác về những khó khăn của Đức Phanxicô để minh họa nhiều thứ trong Đạo mình, như sau:

“Năm nay là năm đặc biệt biến động và hung bạo. Ở tuổi 82, Đức Phanxicô đứng vững trước giông bão, tuy ngài đã có những dấu hiệu mệt mỏi.

Đức Phanxicô kỷ niệm sáu năm ở ngôi vị Thánh Phêrô của mình, 13 tháng 3 – 2013, trong thinh lặng của tuần tĩnh tâm Mùa Chay. Cùng với 64 giám chức Giáo triều, ngài sẽ tĩnh tâm đến ngày thứ sáu 15 tháng 3. Đan sĩ Dòng Biển Đức người Ý Bernardo Francesco Maria Gianni là cha giảng tuần tĩnh tâm này.

Tĩnh tâm Mùa Chay là truyền thống lâu đời của các giáo hoàng gần đây. Đức Phanxicô chỉ thay đổi địa điểm nơi tĩnh tâm ngoài Vatican. Arricia ở cách Rôma ba mươi cây số về phía nam-đông và Đức Phanxicô đã đi xe buýt đến đó. Ở một nơi xa và trong thinh lặng. Cần phải như thế sau một năm triều giáo hoàng chưa khi nào bị biến động và hung bạo như thế.

Tháng 1 năm 2018, sau chuyến đi quan trọng ở Chilê và Pêru về, các ngọn gió giông bão đã thổi trên cách quản trị không đúng về các vụ tai tiếng thuần phong của hàng giáo sĩ. Trong chuyến đi này, sau khi công khai ủng hộ hệ thống cao cấp đã bao che các vụ tai tiếng, tháng 5/2018, Đức Phanxicô đã phải triệu tập các giám mục Chi-lê về Rôma. Cuộc họp diễn ra không tốt. Ba mươi bốn giám mục Chi-lê từ chức hàng loạt, một việc chưa từng thấy!

Một việc khác, tháng 3/2018, bộ trưởng Bộ Truyền thông, linh mục Dario Vigano đã buộc phải từ chức vì sửa đổi một bài viết của Đức Bênêđictô XVI, linh mục đã cắt bỏ để biến đổi thành bài ca ngợi Đức Phanxicô…

Ba cơn bão khác bùng ra vào mùa hè năm 2018. Tháng 7, Đức Phanxicô buộc phải trục hồng y McCarrick, cựu Tổng Giám mục Washington ra khỏi hồng y đoàn, bị cáo buộc vào tội ấu dâm và có quan hệ đồng tính với các chủng sinh. Ngày 14 tháng 8, các con số khủng khiếp về nạn ấu dâm trong Giáo hội được một Bồi thẩm đoàn Pennsylvania, Mỹ đưa ra.

Một tuần sau, cựu sứ thần Carlo Maria Vigano ở Mỹ tấn công Đức Phanxicô qua bức thư ngỏ cáo buộc ngài che đậy nhóm gây sức ép đồng tính trong Giáo hội, trong đó có cựu hồng y McCarrick.

Để kết thúc năm khủng khiếp – không quên việc công nhận gần đây của Đức Phanxicô về các vụ lạm dụng với các nữ tu – lại thêm tháng 2 vừa qua, cuộc họp các chủ tịch hội đồng giám mục về bảo vệ trẻ vị thành niên bị thất bại một nửa, vụ hồng y Pell bị tù ở Úc (đang chờ kháng cáo vào tháng 6) và cuối cùng là hồng y Barbarin ở Pháp bị 6 tháng tù treo, ngài sẽ đệ đơn từ chức lên Đức Phanxicô.

Ở tuổi 82, Đức Phanxicô đứng vững trước cơn bão tuy ngài đã có những dấu hiệu mệt mỏi, vì ngài không phải là người tiết kiệm sức khỏe. Ngài cũng có thể bị dính đến trong ban quản trị của ngài, với các cộng sự rất gần bị nhắm trong các vụ thuần phong.

Nhưng ngài biết mình ở trung tâm của một trận chiến kỳ lạ, nội bộ và ngoại bộ, chính trị và thần nghiệm. Ngài, tu sĩ Dòng Tên, ngài không ngần ngại nêu lên “quỷ” đã làm lung lay con thuyền Thánh Phêrô như chưa bao giờ lung lay như vậy. Vì thế Đức Phanxicô xem đây như một cuộc chiến thiêng liêng: bản tông huấn thứ ba, Tông huấn Vui mừng và Hân hoan, “kêu gọi sự thánh thiện trong thế giới ngày nay” được phát hành, thượng hội đồng về giới trẻ tháng 10-2018, ngày JMJ ở Panama tháng 1 – 2019 đã không được chú ý tới vì các ồn ào của các vụ tai tiếng này.

Tuy nhiên người chiến đấu, quyền uy, cứng rắn không sợ xung đột và không sẵn sàng buông bỏ. Tay lái tuy khó cầm giữ, nhưng giáo hoàng vừa được ngưỡng mộ vừa gây tranh cãi có khí chất của người chỉ huy cơn bão. Thêm nữa ngài biết nơi ngài muốn dẫn dắt Giáo hội công giáo đi: khiêm tốn hơn, minh bạch hơn và ít tập trung hơn.

Chắc chắn Đức Phanxicô sẽ sớm đưa ra một cuộc cải cách giáo triều và khởi đầu cuộc cải cách đời sống độc thân linh mục vào tháng 10 sắp tới. Nhưng ngài biết cuộc cải cách đích thực đang tiến hành phải bước qua một bước bắt buộc: đi ra khỏi sự “im lặng” của Giáo hội từ hàng chục năm nay về các vụ lạm dụng tình dục. Và phải trả cái giá của nó: một sự mất uy tín của Giáo hội – lâu dài nhưng thoáng qua xét về chiều dài lịch sử – được xem như sự thanh tẩy về mặt nhân bản và thiêng liêng không thể thiếu.” (Jean-Marie Guénois, lefigaro.fr, 12/3/2019 Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch)

Viết lách hoặc diễn dịch các câ chuyện về Đức Phanxicô, người dịch và người viết chỉ muốn nói lên tính-cách “đặc-biệt” của vị thừa sai/tông đồ trong Đạo, thôi. Viết hay dịch, cũng để chuyển tải ý-tưởng ngoại thường đã và đang xảy ra ở thời đại chúng ta, trong Giáo hội.

Thế đó là đôi ba giòng chảy tư-tưởng hiện lên trong đầu bần đạo, vào lúc này. Thế đó, có thể là ý-nghĩ của bạn hay của ai đó đang tâm-phục hoặc khẩu-phục đấng-bản-quyền hiện đang lèo lái con thuyền Giáo hội, rất hôm nay.

Thế đó, còn là đôi ba lập-trường của nhiều người trong thánh hội Nước Trời ở trần gian, nhiều tình-tiết. Tình và tiết, rất ngoại thường cần được phổ biến đến mọi người trong ngoài Giáo hội vẫn miên-man sống cùng và sống với mọi người, chứ không chỉ với “người mọi” ở đâu đó, chốn gian trần.

Trần Ngọc Mười Hai
Và những động-thái rất tin tưởng
Vào Giáo hội
ở mọi nơi.