Bàn phím TypeCase đơn giản hóa việc nhắn tin cho những người bị suy giảm thị lực hoặc suy giảm vận động

751

Bàn phím TypeCase cùng với 1 số sản phẩm khác giúp người khuyết tất có cuộc sống dễ dàng hơn

Kỹ sư thiết kế sản phẩm Dougie Mann đã tạo ra một bàn phím có thể kết nối với điện thoại thông minh thông qua ốp lưng đặc biệt, có thể giúp người khuyết tật và người bị mất thị lực nhắn tin dễ dàng hơn.

Trong thời đại khi mà các màn hình cảm ứng lên ngôi, thì thiết bị được in 3D mang lại sự linh hoạt cho công nghệ thông qua việc ấn vào 5 nút để ghi tất cả 26 kí tự trong bảng chữ cái.

Bốn trong 5 số nút này được xếp dọc theo phía dưới bên trái, trong khi một cái duy nhất ở góc trên bên phải có thể được vận hành bằng ngón tay cái.

“Thay vì nhấn từng chữ cái khi gõ một từ, bạn có thể nhấn các tổ hợp nút khác nhau”, Mann nói. “Vì vậy, ví dụ, nhấn nút ngón tay cái và ngón giữa của bạn sẽ được chữ H.”

Điều này có nghĩa là ốp lưng này có thể được vận hành mà không cần nhìn và cách bấm chữ tượng tự như chơi guitar, trong đó mỗi kí tự như 1 hợp âm.

Để vận hành thiết bị, trước tiên người dùng sẽ phải ghi nhớ cách các cử chỉ tay khác nhau tương ứng với chữ nào trong bảng.

“Việc ghi nhớ hết các cử chỉ sẽ rất khó, nhưng tôi đã cố gắng làm cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn bằng cách tạo ra một hình ảnh hiện các tổ hợp hợp âm lên trên các chữ cái,” Mann nói.

“Kết hợp hình ảnh với thực hành đánh máy, tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể học nó chỉ trong vài giờ. Khi thành thạo, tôi nghĩ nó sẽ nhanh như gõ hai bàn tay trên bàn phím thông thường.”

Ở đa số công nghệ, vỏ máy hoạt động chủ yếu qua bluetooth.

“Bên trong vỏ là một mạch nhỏ nối các đầu vào của nút với mô-đun Adafruit Feather – bộ điều khiển vi mô bluetooth cho phép tôi chuyển đổi thông tin này thành dữ liệu bàn phím và gửi đến máy tính hoặc điện thoại thông minh”, nhà thiết kế cho biết.

” Bluetooth có thể điều khiển bất kỳ thiết bị thông minh nào và nó không yêu cầu thêm ứng dụng hoặc phần mềm nào trên thiết bị của bạn.”

Mann cũng đã bắt đầu phát triển chức năng cho phép những người suy giảm thị lực có thể đọc bằng TypeCase, thông qua các chuyển động rung nhỏ dưới các nút rung để biểu thị các chữ cái khác nhau.

Điều quan trọng, Mann cũng nghĩ rằng có một loạt các ứng dụng khác cho sản phẩm.

“Ý định của tôi là thiết kế một sản phẩm cho tất cả mọi người chứ không phải là một sản phẩm kỳ thị và chỉ giới hạn cho những người khuyết tật” ông giải thích.

“Đây chỉ là một thiết bị tiện dụng và cần thiết, và chỉ để sử dụng. Tôi nghĩ rằng nó có thể giúp mọi người không dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình. Người dùng có thể sử dụng ở bật cứ đâu, gõ trong khi đang đi xuống phố hoặc ghi chú trong khi giao tiếp với người xung quanh.”

TypeCase là đồ án tốt nghiệp của Mann trong chương trình đào tạo thạc sĩ chung cùa 2 trường Đại học Nghệ thuật Hoàng gia và Đại học Hoàng gia Luân Đôn (The Royal College of Art and Imperial College London), và kết quả là đồ án này được công ty sản xuất 3D Hubs chú ý.

Có các thiết kế khác cũng dễ sử dụng cho người khuyết tật. Ví dụ như là, Lego gần đây đã phát hành Gạch chữ nổi nhắm vào trẻ em bị mù hoặc mất một phần thị lực, trong khi nhà thiết kế Rocco Giovannoni đã tạo ra tai nghe dẫn nước và truyền âm thanh qua xương cho những người có vấn đề về thính giác.