Ý nghĩa dụ ngôn người Samaria nhân hậu | Sổ tay Giáo Lý Viên

1225

Ý nghĩa dụ ngôn người Samaria nhân hậu

Chúng ta hãy phân tích câu chuyện trong Kinh Thánh, dụ ngôn người Samria nhân hậu được kể trong Phúc Âm Luca 10:25-37 để có thể hiểu ý nghĩa của dụ ngôn ứng dụng cho cuộc sống chúng ta hôm nay.

Con đường xưa từ Giêrusalem đến Giêricô.

Có một người đàn ông đến gần Chúa Giêsu và hỏi: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Chúa Giê-su hỏi ngược lại (theo anh thì chúng ta phải làm gì để thừa hưởng cuộc sống đời đời?) và anh ta đã trả lời chính xác rằng: Chúng ta phải yêu mến Chúa và tha nhân. Rồi anh ta hỏi Chúa Giêsu, “nhưng ai là cận thân của tôi?” Chúa Giêsu trả lời anh bằng cách kể dụ ngôn người Samaria nhân hậu.

Chúng ta hãy chú ý đến 3 nhân vật chính:

Thầy Tư Tế Do Thái

Thầy Tư tế: Trách nhiệm hàng đầu của Thầy Tư tế là dâng của lễ trong đền thờ để xin ơn tha tội cho dân chúng.

Thầy Lêvi đọc Lề Luật cho dân chúng

Thầy Lêvi: Những Thầy Lêvi thuộc chi tộc tư tế trong dân Do Thái – Họ phục vụ đền thờ thay cho dân Do Thái. Xem chừng vì lý do chức phận thánh thiện nầy mà Thầy Tư Tế và Thầy Lêvi không dám đến gần và chạm đến thân thể của nạn nhân, vì nếu chạm đến thây ma đòi buộc phải qua nghi thức thanh tẩy.

Thầy Cả Thượng Phẩm của người Samaritanô với bản Kinh Thánh chép tay.

Người Samaritanô: Dân Samaria nguyên là dòng giống của những bộ tộc phía Bắc Do Thái. Thay vì phải đi lưu đày với số người Do Thái còn lại, thì tổ tiên của người Samaria lưu lại trên đất Do Thái và kết hôn với dân ngoại.  Do đó, người Do Thái chính gốc không nghĩ dân Samaria là người ngoại hay người Do Thái. Thời Chúa Giêsu, người Do Thái không chơi với người Samaria.

Trong số 3 nhân vật nêu trên, chính người Samaritanô lại tỏ ra lòng thương xót nạn nhân bị cướp, và nạn nhân chính là người cận thân, người hàng xóm. Chúa Giêsu dùng câu chuyện này để giải thích bản chất không giới hạn của tình yêu. Hàng xóm của chúng ta không chỉ là một người nào đó trong cộng đồng của chúng ta. Hàng xóm của chúng ta là bất cứ ai cần tình yêu thương và lòng thương xót.

Thay vì hỏi xem ai đáng được chúng ta yêu thương như người lân cận, dụ ngôn dạy chúng ta là hãy yêu thương vượt ngoài giới hạn của cộng đồng hoặc tôn giáo của chúng ta và đối xử với mọi người như chính chúng ta muốn được đối xử.

Khi đọc dụ ngôn này, bạn hãy tự hỏi mình:

  • – Tôi đã từng giống Thầy tư tế hay Thầy Lêvi từ khi nào?
  • – Tại sao tôi cảm thấy khó khăn giúp người đang cần tôi?
  • – Tôi đã từng giống người Samaria nhân hậu từ bao giờ? Điều gì khiến tôi muốn giúp đỡ ai đó đang cần tôi?
  • – Tôi đã từng giống nạn nhân trong dụ ngôn từ khi nào? Ai là người Samaritanô nhân hậu của tôi?

Meaning of the Parable of the Good Samaritan

Let’s breakdown the Parable of the Good Samaritan (Luke 10:25-37).

Bible story so that we can understand its meaning for us today.

A man comes up to Jesus and asks, “Teacher, what must I do to inherit eternal life?” Jesus poses the question back at him and he rightly answers that we are to love God and love our neighbor. Then he asks Jesus, “And who is my neighbor?” Jesus answers with the Parable of the Good Samaritan.

Balthasar van Cortbemde – The Good Samaritan.

Let’s look at the three main characters in the story:

Priest: The priests’ primary responsibility was to make offerings for the people at the Temple to purify them and gain forgiveness for their sins.

Levite: The Levites were the priestly tribe of Israel. They also worked in the Temple on behalf of the Jewish people. It is likely that the priest and the Levite did not go near the victim’s body because he looked dead and touching a dead body required a ritual washing.

Samaritan: The Samaritans were descendants of the Northern tribes of Israel. Rather than going into exile with the rest of Israel, the Samaritan’s ancestors stayed in Israel and intermarried with Gentiles. Therefore, the Jews did not think of them as either Gentiles or Jews. The Jews of Jesus’ time did not associate with the Samaritans.

The Good Samaritan – 1890. One of Van Goghs last paintings.

Of these three, it was the Samaritan who showed pity on the victim and, therefore, the one who was the neighbor.

Jesus uses this story to explain the unlimited nature of love. Our neighbor is not just someone within our community. Our neighbor is anyone in need of love and mercy. Instead of asking who deserves our love as a neighbor, this parable teaches us that to love beyond the confines of our community or religion and treat everyone as we ourselves would like to be treated.

As you read this parable, ask yourself:

– When have you been like the priest or the Levite in the story? Why was it hard to help someone in need?

– When have you been like the good Samaritan in the story? What made you want to help someone in need?

– When have you been like the victim in the story? Who was your Good Samaritan?

Tuyên Trần diễn dịch

***

Xem bài khác trong Sổ Tay Giáo Lý Viên: