Khám phá những điểm khác nhau giữa thập giá của Byzantine, Celtic, Latinh, và Cốp (và tám kiểu thập giá khác!)
Nhấp vào đường dẫn này để xem ảnh
Do cách thiết kế đơn giản, các đường chạm khắc hình chữ thập có nguồn gốc từ thời tiền sử. Chúng tôi tìm thấy những hình chữ thập trong các bức tranh chạm khắc trên đá trong các hang động thờ phượng ở Châu Âu, và nhiều hình thức khác nhau của dấu chữ thập đơn giản trên khắp Bắc Phi, và các khu vực khác của Địa Trung Hải. Trên thực tế, hình chữ thập là một biểu tượng có thể tìm thấy trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Nhưng chắc chắn nó là biểu tượng trung tâm của Kitô giáo. Vào đầu thế kỷ thứ ba, Triết gia Clement của Alexandria đã gọi đó là “dấu hiệu của Chúa”.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thập giá đều giống nhau. Trên thực tế, biểu tượng phổ quát của Kitô giáo có rất nhiều biến thể dựa trên các dữ kiện lịch sử, những khác biệt về văn hóa, và những cách thể hiện niềm tin duy nhất của các cộng đoàn Kitô giáo.
Thập giá Byzantine
Thập giá Byzantine, cũng còn được biết đến như là thập giá của Chính thống giáo Nga, có ba thanh ngang và thanh bên dưới quay theo hướng khác, là một nét riêng biệt của bối cảnh văn hóa Nga.
Thập giá Celtic
Ở Scotland và Ireland, những thập giá khổng lồ với hình dáng như trên mang đến sức sống cho các phong cảnh. Người ta tin rằng Thánh Patrick đã giới thiệu Thập giá Celtic ở Ireland khi ngài đưa những người ngoại giáo ở Ireland trở về Kitô giáo.
Thập giá Latinh
Cũng còn được gọi là “crux ordinaria,” Thập giá Latinh thể hiện khổ hình của Đức Kitô. Thập giá này được sử dụng rộng rãi nhất trong Kitô giáo, cùng với thập giá Hy lạp.
Thập giá Cốp
Tương tự như thập giá Hy Lạp nhưng nhiều chi tiết hơn, trang trí tỷ mỷ hơn, thập giá Cốp được cả những người Công giáo Cốp và Giáo hội Công giáo Cốp của Alexandria, Ai cập.
Thập giá của Thánh Phêrô
Thập giá Latinh lộn ngược được gọi là “thập giá của Thánh Phêrô.” Khi chịu tử đạo, Thánh Tông đồ nói rằng ngài không xứng đáng được chết như Chúa Giêsu. Sau đó ngài bị đóng đinh ngược đầu, theo một số truyền thống (bao gồm cả Origen và Eusebius của Cesarea).
Thập giáo giáo hoàng
Thập giá giáo hoàng ghi dấu quyền bính của giáo hoàng. Ba thanh ngang của thập giá phản ánh hình dạng của mũ giáo hoàng ba tầng truyền thống. Thập giá giám mục, dành cho giám mục, chỉ có hai thanh ngang.
Thập giá Santiago
Thập giá Santiago (Thánh Giacôbê) là thập giá với các cánh được trang trí, thường phủ trên vỏ sò điệp. Nó là biểu tượng của Dòng chiến sĩ Santiago của Tây Ban nha trong thế kỷ 12, được đặt theo tên của Thánh Giacôbê Tiền. Vỏ sò điệp, thường tìm thấy trên các bãi biển gần đền thờ Santiago de Compostela, vừa là huy hiệu hành hương vừa là biểu tượng của phép Rửa tội.
Thập giá nở hoa
Thập giá của Giáo hội Tông truyền Armenia cũng được gọi là “thập giá nở hoa,” vì các đầu cánh của thập giá có các hình ba lá. Đá khắc thập giá, hay còn gọi là khachkar, là những bia đá khắc hình thập giá được viền trang trí rất công phu.
Thập giá mỏ neo
Cũng được biết đến như là thập giá của Thánh Clement, nó là biểu tượng của Kitô giáo sơ khai hàm ý chỉ về cách thức Thánh nhân đã chịu tử đạo (ngài bị ném xuống biển với một mỏ neo cột chặt vào cổ theo lệnh của hoàng đế Trajan) và cũng là một biểu tượng của niềm tin mà người Kitô được “neo chặt” vào.
Ký tự ghép của Đức Kitô
Mặc dù về thực chất không phải là một thập giá, ký tự ghép Chi-Rho (hoặc (Xi-Rho), cũng còn được biết đến như là “Ký tự ghép của Đức Kitô”. Nó được tạo thành bởi cách ghép chồng hai ký tự đầu tiên – xi và rho – của từ XPIΣTOΣ (Đức Kitô) với nét thẳng đứng của chữ rho cắt vào giữa tâm của chữ xi.
Thập giá Giêrusalem
Bao gồm năm thập giá kiểu Hy lạp và người ta cho là tượng trưng cho năm dấu thương của Đức Kitô hoặc Đức Kitô và bốn Tin mừng.
Thập giá Hy Lạp
Với các cánh có độ dài bằng nhau, giống như dấu “cộng”, thập giá này được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ thứ tư.
[Nguồn: aleteia]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 13/8/2020]