Tỉnh Thức Mà Trình Diện Chúa | Cn 32 Tn A | Vô Hạ

794

vo ha

“Nhân linh ư vạn vật”. Từ nhiều ngàn năm trước, tổ tiên Bách Việt đã biết con người khôn ngoan, tinh thông hơn muôn loài,  dù chưa có dịp đọc Thánh Kinh của Do Thái và của Kitô giáo. Vì theo tín ngưỡng bàn bạc trong dân gian, con người được Hoàng Thiên Hậu Thổ sinh ra. Niềm tin nầy cũng gần như con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa trong Sách Sáng Thế 1:26-27.

Nhưng con người khôn khéo,  có  bằng chứng ở đâu? Xin thưa,  có rất nhiều yếu tính về Khôn Ngoan, mà Việt Nho gọi là “Trí Tuệ”: Perfect intellegence, wisdom mà Thiên chúa đã chia sẻ  cho con người,  được sưu tập lại đặc biệt trong Cuộn Sách có tên là “Khôn Ngoan” nằm trong Toàn Tập của Bộ Thánh Kinh.

Đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu xuống  trần, đã chỉ  dẩn thêm. Một trong những Sự Khôn Ngoan của kiếp người tạm bợ nơi nầy, là chuẩn bị và sẵn sàng ra đi gặp Chúa để trở về  bến bờ hạnh phúc bình an vĩnh cữu.

Muốn hiểu rõ hơn, xin đọc thật kỷ ba bài Lời Ngài bên dưới và xin được soi sáng thêm những lẽ mầu nhiệm đạo thánh Chúa, chất chứa nhiều điều khôn ngoan tiềm ẩn của kiếp sống nầy và trong kiếp sau nữa.

BÀI ĐỌC I: “Những ai tìm kiếm sự khôn ngoan, sẽ gặp được nó”.
Bài trích sách Khôn Ngoan  6, 13-17

Sự khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dễ dàng, và những ai tìm kiếm nó, sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ mình ra cho họ trước. Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc, vì sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà mình. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền; và ai tỉnh thức vì nó, sẽ chóng được an tâm. Vì nó chu du tìm kiếm những kẻ xứng đáng với mình, vui vẻ tỏ mình ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ.

BÀI ĐỌC II:
Bài trích thư I của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica .1 Tx 4, 13-18

Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. Vì nếu chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Ðức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người. Bởi vậy, chúng tôi dựa vào lời Chúa để nói cùng anh em điều này: chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sót lại khi Chúa đến, thì chúng ta không đi trước những người đã an nghỉ. Vì khi nghe lệnh và tiếng Tổng lãnh Thiên thần, và tiếng loa Thiên Chúa, thì chính Chúa từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Ðức Kitô sẽ sống lại trước hết, rồi đến chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ còn sống sót, chúng ta sẽ được nhắc lên cùng với họ trên các tầng mây, đi đón Ðức Kitô trên không trung, và như vậy, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi. Vì thế, anh em hãy dùng những lời đó mà an ủi nhau.

PHÚC ÂM: Mt 25, 1-13 “Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: “Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo; còn những cô khôn ngoan đã mang đèn lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả. “Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chổi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: “Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả”. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: “E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn”. Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: “Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi”. Nhưng Người đáp lại: “Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi”. “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào”.

https://tgpsaigon.net/Images/Articles/MainImages/17072019_091831.jpg

Vài hàng ghi chú và tâm tình.

Trước hết cũng nên biết, Bài Đọc I trong Sách Khôn Ngoan được riêng Giáo Hội Công Giáo công nhận (nhiều Kitô giáo khác thì không) như Sách Lời Chúa, linh hứng hay truyền dạy về Nguồn Khôn Ngoan tinh thần cách riêng. Nguồn Trí Tuệ nầy cũng có ảnh hưởng trên đời sống thành bại, thịnh suy vật chất của mọi dân tộc trong suốt dòng lịch sử.

Kế đến, Vua Salomon (970-931 TCN) được cho là tác giả của Sách nầy. Coi như mượn uy tín để Sách được tăng thêm giá trị, y như câu nói của dân gian Việt Nam qua thành ngữ:” thấy người sang bắt quàng làm họ” hay “miệng nhà sang có gang có thép”.

Theo Thánh Kinh, 1 Các Vua 1: 11, 1 Sử biên niên 28: 29,  2 Sử Biên Niên 1-9, Vua Salomon chỉ xin Chúa cho Trí Tuệ để trị dân. Vì Ông không xin sang giàu nên Chúa vừa cho khôn ngoan và cả tiền bạc. Nhờ Đức Khôn Ngoan mỗi năm Vua nhận 25 tấn vàng cống vật, tương đương 40 tỷ US$. Trong 39 năm cai trị, tổng cộng  2 ngàn 200 tỉ US$ hiện nay. (Nguồn Tiki)

Thật ra, Sách nầy được viết bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ phổ thông thời đó như tiếng Anh thế kỷ 21 nầy,  trong những năm từ 50 – 30 TCN, do một Tác Giả Do Thái, am hiểu sâu xa Thánh Kinh, tin vào Thiên Chúa của cha ông (9:1). Vị Tiên Sinh nầy sống tại Alexandria là thành phố lớn cạnh cửa sông Nile đổ vào Địa Trung Hải, mong ước  cho đồng bào Do Thái trung thành với Thiên Chúa, qua lề luật Chúa ký kết với cha ông, mà không bị lung lạc  do các trào lưu triết học, khoa học kỷ thuật  tiến bộ, hay tôn giáo  của nhiều cộng đồng đa sắc tộc tập trung.

Thêm nữa, nhìn vào thiên nhiên, ta thấy Nhà Trời đã ban cho vạn hữu những đặc tính khôn ngoan căn bản để sinh tồn, như đào thải những biến dị bất lợi và thu nhận hay đồng hoá những biến dị thuận lợi. Riêng con người Chúa còn ban tặng Khôn Ngoan cao cấp, coi như software nhu liệu, phần mềm tinh anh trong hardware cương liệu, phần cứng trí óc hay cơ thể. Nhưng cứ sự thường, y như máy vi tính, nếu  phần cứng hư hỏng thì phần mềm cũng bay theo. Riêng ở đây, tác giả Sách Khôn Ngoan đã tách phần mền ” Trí Tuệ Tinh Thông” biệt lập ra khỏi ổ máy chủ thể, rồi đơn vị  hoá phần nầy thành một hữu thể độc lập có thể chu du khắp cả và thiên hạ, gần như chiếc máy drone tân thời không người lái có thể bay đi và đáp lại những nơi nào đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Và Ngài trí Tuệ nầy luôn tiếp đón những đồng chí đồng hướng có cùng chung nguồn minh chủ Thiên Chúa.

Cũng thêm biết, một trong những nguyên tắc làm việc của Thánh Toma Aquino Tiến Sĩ Giáo Hội (1225-1274) xây nền trên hai từ ngữ Latin: “Sophia Quaerens”:  Sự Khôn Ngoan hay Trí Tuệ là đặc tính hay hành động tìm kiếm, hỏi han, điều tra, thâm cứu, cố gắng để được, đòi phải, hỏi ai … Tất cả bắt nguồn, lấy hứng từ Bài Đọc I trên: … “những ai tìm lấy nó, sẽ gặp được nó”. Nó ở đây là Đức Khôn Ngoan, một đặc tính nổi bật  của Thiên Chúa hay là chính Thiên Chúa  mà con người có thể suy tư và tìm gặp Người, để đưa dẩn tới đường nẻo Khôn Ngoan của Chúa Giêsu thời Tân Ước.

Trong Bài Phúc Âm trên, Chúa Giêsu sánh ví nước Trời qua dụ ngôn 10 trinh nữ đi đón chàng rể tới cưới vợ. Dựa vào văn hóa tập tục Do Thái đương thời,  Chúa dùng hình ảnh phổ thông là đám cưới mà ai cũng biết, để sánh ví cho dân dễ hiểu về nước Trời của thời Tân Ước mà thực hành.

https://assetsnffrgf-a.akamaihd.net/assets/m/402015203/univ/art/402015203_univ_lsr_xl.jpg

Vào thời Cựu Ước Thiên Chúa ám chỉ Ngài như hôn phu của  Israel (Is. 54: 4-6) nên y cứ vào đó, Chúa Giêsu cũng phác họa Mình như chàng rể của thời Tân Ước (Mt. 9:14-15). Hôn phu và chàng rể là hai hình ảnh biểu tượng của tình yêu đậm đà và sự chăm lo gánh vác mọi việc trong nhà, là  Israel cũ và Hội Thánh mới.

Dụ ngôn trên được ghi lại, có vẻ không bình thường, dễ gây thắc mắc cho kẻ khó tin. Như tại sao không kể ra vai trò của những người khác đáng lẽ phải cùng lo toan cho đám cưới được hoàn hảo,  mà chỉ có 10 trinh nữ cô độc tự lực đi đón một chàng rể?  Lại chỉ 5 cô khôn ngoan sẳn sàng với đèn đủ dầu, còn 5 cô khờ dại thì đèn có vỏ mà không có ruột? Sao không nói rõ chàng rễ chỉ cưới 1 cô, số còn lại là phụ dâu và phụ rể là bao nhiêu và ở đâu?  Phụ rể cũng phải cầm đèn soi đường cho mình và góp thêm ánh huy hoàng cho đám cưới? Sao phái mạnh không biết giúp đỡ, chia sẻ cho phái yếu dù một chút dầu, theo lời Chúa dạy thương người như thể thương thân trong Mt 22: 34-40?

Nhưng thôi, ở đây phải theo nguyên tắc “Y nghĩa bất y ngữ” khi đọc Thánh Kinh. Bài học chính của dụ ngôn nầy, Chúa muốn dạy mọi người phải biết tự lực tự lo cho chính mình trước nhất và luôn sẳn sàng.

Vì tập tục của Do Thái là xứ nóng núi đồi, nên đám cưới thường diển ra ban đêm sau khi mặt trời lặn. Dân chúng phải thắp đuốc mà đi và soi sáng cho lễ nghi rước dâu tại nhà gái trước, rồi cũng dùng đuốc soi đường mà đến nhà trai nhập tiệc ngay trong đêm đó.

Vì đèn đuốc chỉ cháy trong vài giờ và cần phải thêm dầu. Nên chất cháy nầy được Chúa sánh ví như một nhu cầu cần thiết mà mỗi người phải chuẩn bị cho chính mình trong đời sống tinh thần. Đó là bổn phận, như nén bạc, mà mình phải thi hành, để sinh lợi mà trình lên khi gặp ông chủ trở về (Mt. 25:14 – 30).

https://i.ytimg.com/vi/U3QziNZZpSM/maxresdefault.jpg

Chính do chàng rể đến nửa đêm, không biết giờ nào  (25: 10) và cửa đóng lại với câu trả lời “Ta không biết các ngươi” dạy mình liệu mà thu xếp và khi thời thần đã điểm thì không có cơ hội làm lại, vì Chúa đã báo trước từ lâu rồi. Cũng như trong dụ ngôn khác, Chúa đến như kẻ trộm giữa canh khuya, không biết được lúc nào ( Mt. 24: 42-44).

Trở lại Bài Đọc II, Thánh Phaolô trình bày triết lý khôn ngoan về lẽ sống tinh thần trước cái chết thể phách cho Hội Thánh Thêsalônica. Vì dân Chúa nơi thành nầy còn non trẽ, mà Thánh Phaolô chưa có cơ hội giảng dạy đầy đủ  (3:10) do bị cưỡng ép rời khỏi đó trước kia (2:115, 17), CV 17:5-10). Nên tín hữu trở nên vô vọng một cách hoang dại như người không đức tin, khi phải đối diện với cái chết của những thành viên mà dân tin rằng nếu đã được cứu chuộc thì đã không phải chết thân xác.

Thời đó cũng đã có Lời rằng sẽ có một số người còn sót lại tới khi Chúa Giêsu đến lần thứ hai (4:15, Gn. 21: 22 có lẽ hiểu theo nghĩa rất gần trong vài chục năm). Nhưng thực sự, sau khi thế hệ các Tông Đồ và dân Chúa thế kỷ I ra đi hết, mà Chúa chưa đến như trong sách vở. Nên Lời trên phải được hiểu theo nguyên lý “y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh” là chờ tới khi Chúa Giêsu trở lại lần 2 hay quan lâm trong trong tương lai theo  1 Cr 11:26, Pl 4:5 và KH 22:7 … xa hơn năm 2019  vừa rồi.

Trở lên,  khi Thánh Phaolô so sánh Đức Kitô đã chết và phục sinh, thì cũng vậy, nhờ Đức Kitô, Thiên Chúa sẽ mang lên những kẻ đã ngủ yên “fallen asleep, 4: 14 – 15, mỹ từ nầy ít ghê sợ hơn “chết”) lên với Người. Đây là cái nhìn mới tích cực về mặt tinh thần, giúp củng cố niềm tin cho tín hữu mọi thời, được thị  kiến với Đức  Khôn Ngoan, niềm tin và hi vọng lớn lao trước việc ra đi của người thân và cả của chính mình nữa.

Tóm lại. Xin mượn bốn câu đầu  “Dại khôn” của Nhà Thơ Tú Xương (1870-1907) để suy tư và học hành.

“Thế sự đua nhau nói dại khôn,
Biết ai là dại, biết ai khôn.
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,
Dại chốn văn chương, ấy dại khôn …”.

Nghề cờ bạc đại diện cho tứ đổ tường và tội lỗi.
Chốn văn chương tiêu biểu cho Lời dạy chân thật khôn ngoan của Chúa.

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn%3AANd9GcQOMfRrN0jrNHSK5LtmxzgdP27OYDy0B_q1HQ&usqp=CAUSau hết, xin ghi vài nét về mẩu gương “sẳn sàng” qua cuộc đời của Thánh trẻ Dominic Savio (1842-1857) mà mình rất yêu thích khi còn thiếu niên. Chuyện kể rằng ngày kia Vị Thánh Hiệu Trưởng là Linh Mục Don Bosco (1815-1888) muốn thăm dò nhóm học sinh của Ngài đang chơi trên sân cỏ,  coi thái độ của mỗi người ra sao với câu hỏi: nếu một chút nữa con sẽ chết, con sẽ làm gì? – Có em trả lời em sẽ vào nhà thờ đọc kinh. Em khác đi xưng tội chiụ lễ. Em khác nữa lo làm việc đạo đức mang theo. Riêng Savio bình tỉnh trả lời. Nếu chút nữa con chết, bây giờ con vẫn chơi. Sẵn sàng “sắp sẳn” mọi nơi mọi lúc  như Hướng Đạo sinh.

Xin dâng lời cầu. 

  • Xin cho mọi thành phần trong Hội Thánh sống thánh thiện để chuẩn bị cho cuộc  trình diện với Chúa.
  • Xin cho mọi người biết tích lũy những kho tàng trên trời  để sẵn sàng ra đi gặp Chúa.  
  • Xin cho chúng con ý thức rằng sống hay chết, đều vui lòng sản sàng theo ý Chúa.
  • Xin cho giáo xứ chúng con hiểu rằng  những việc bác ái yêu thương, giúp đỡ những người cần giúp là số dầu cho đèn tâm hồn  đủ sáng mà đi gặp Chúa.
  • Xin cho con ý thức rằng hôm nay có thể là là cuối cùng của cuộc đời nầy mà luôn sản sàng trình diện với Chúa.