Vui vẻ, cầu nguyện và cám ơn: Ba thái độ để chuẩn bị lễ Giáng Sinh

1390

by phanxicovn

fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2017-12-17

Vui vẻ, cầu nguyện và cám ơn, đó là ba thái độ Đức Phanxicô xin tín hữu tham dự Kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 17 tháng 12 tại quảng trường Thánh Phêrô có để chuẩn bị đón Chúa giáng sinh.

Mở đầu Kinh Truyền Tin từ cửa sổ dinh tông tòa, trước sự hiện diện của khoảng 25 000 tín hữu, Đức Phanxicô cho biết: “Niềm vui của người kitô hữu không mua được và cũng không thể mua được, niềm vui này đến từ đức tin và cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Ngài nói tiếp: “Chúng ta càng bám rễ trong Chúa Kitô, chúng ta càng tìm được bình an nội tâm, dù giữa các khó khăn nghịch lý của đời sống hàng ngày, tín hữu kitô không thể là ngôn sứ của điều bất hạnh nhưng ngôn sứ và là chứng nhân của niềm vui. Một niềm vui chia sẻ với người khác, một niềm vui lây lan làm cho đường đời bớt gay go hơn.”

Thánh Phaolô mời gọi chúng ta chuẩn bị cho Chúa đến bằng ba thái độ sống: vui vẻ, cầu nguyện và cám ơn.

Đức Phanxicô giải thích ba thái độ đó như sau:

Thái độ thứ nhất là luôn vui vẻ: “Anh em hãy vui luôn!” (1 Tx 5,16) thánh Phaolô nói. Điều này có nghĩa chúng ta luôn ở trong niềm vui, dù gặp các trạng huống không như chúng ta mong muốn. Nhưng chúng ta có niềm vui sâu xa, đó là bình an nội tâm. Và an bình là niềm vui ở thế gian, nhưng đó là niềm vui. Chúng ta ai cũng biết, có các âu lo, các khó khăn, các khổ đau đi qua cuộc sống của mỗi người; và thường, thực tại bao quanh chúng ta xem ra không thể sống được, khô cằn như sa mạc mà các lời của thánh Gioan Tẩy Giả trong bài Phúc Âm hôm nay nhắc chúng ta nhớ (x Ga 1, 23). Nhưng chính những lời này lại cho chúng ta thấy, niềm vui này chắc chắn là do: “Giữa anh em có một người mà anh em không biết” (c. 26). Đó là Chúa Giêsu, Đấng được Thiên Chúa Cha sai đến. Ngài đến, như ngôn sứ Isaia nhấn mạnh, “để loan báo tin vui cho kẻ nghèo hèn, băng bó vết thương của những tâm hồn tan nát, công bố tự do cho người nô lệ, ngày phóng thích cho các tù nhân, và công bố một năm hồng ân của Chúa” (Is 61,1-2). Các lời này, Chúa Giêsu dùng để giảng ở hội trường Nadarét (x. Lc 4,16-19), chứng minh sứ mệnh của Ngài trong thế giới là giải thoát khỏi tội lỗi và các tình trạng nô lệ cá nhân và xã hội, mà tội lỗi gây ra. Ngài đã đến thế gian để tái trao ban cho con người phẩm giá và sự tự do là con cái Chúa, mà chỉ có Ngài có thể thông truyền và vì thế trao ban niềm vui.

Thái độ thứ hai là cầu nguyện, như thánh Phaolô nói: “Anh em hãy cầu nguyện không ngừng” (1 Tx 5,17).

Đức Phanxicô giải thích: “Qua lời cầu nguyện, chúng ta ở trong quan hệ an bình với Thiên Chúa, là suối nguồn của niềm vui đích thật. Niềm vui của người kitô hữu không mua được và cũng không thể mua được, niềm vui này đến từ đức tin và cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta càng bám rễ trong Chúa Kitô, chúng ta càng tìm được bình an nội tâm, dù giữa các khó khăn nghịch lý của đời sống hàng ngày, tín hữu kitô không thể là ngôn sứ của điều bất hạnh nhưng ngôn sứ và là chứng nhân của niềm vui. Một niềm vui chia sẻ với người khác, một niềm vui lây lan làm cho đường đời bớt gay go hơn”.

Thái độ thứ ba, Thánh Phaolô nói đến tâm tình tri ân, luôn biết tạ ơn Chúa. Thiên Chúa rất quảng đại với chúng ta, và chúng ta luôn được mời gọi để biết các ân huệ, lòng thương xót, lòng kiên nhẫn của Ngài, và vì thế chúng ta luôn sống trong tâm tình biết ơn.

Vui vẻ, cầu nguyện và biết ơn là ba thái độ giúp chúng ta chuẩn bị đón Chúa giáng sinh chân thật nhất. Xin anh chị em cùng lập lại với tôi, to và to hơn nữa: “Vui vẻ, cầu nguyện và biết ơn!”

Trong thời gian cuối Mùa Vọng, chúng ta xin Đức Mẹ cầu bàu cho chúng ta, Mẹ là “niềm vui của chúng ta”, không chỉ vì Mẹ sinh ra Chúa Giêsu nhưng vì Mẹ liên lỉ cầu bàu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa.

Sau đó, Đức Phanxicô xin giáo dân hiệp ý cầu nguyện với các giám mục Nigeria, kêu gọi trả tự do cho 6 nữ tu dòng Trái Tim Thánh Thể Chúa Giêsu đã bị bắt cóc gần một tháng qua tại tu viện ở Iguoriakhi.

Cũng trong buổi Kinh Truyền Tin hôm nay, Đức Phanxicô đặc biệt chào và cám ơn các trẻ em đem tượng Chúa Hài Đồng đến xin ngài làm phép: “Khi các con cùng gia đình cầu nguyện trước máng cỏ, các con hãy chiêm nghiệm sự hiền dịu của Chúa Giêsu Hài Đồng. Ngài sinh ra khó nghèo và yếu mềm giữa chúng ta, để trao ban cho chúng ta tình yêu của Ngài. Đó là tinh thần của lễ Giáng Sinh. Nếu chúng ta lấy mất đi Chúa Giêsu thì lễ Giáng Sinh còn gì? Một lễ trống rỗng. Đừng lấy Chúa Giêsu ra khỏi lễ Giáng Sinh. Chúa Giêsu là trung tâm của lễ Giáng Sinh. Chúa Giêsu là lễ Giáng Sinh đích thật. Cha mong các con hiểu”.

Sau cùng Đức Phanxicô chúc mừng lễ Giáng Sinh mọi người và ngài không quên xin tín hữu nhớ cầu nguyện cho ngài.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch