“Tình cho đi, cho từ lúc quen sơ” | Chuyện Phiếm Đạo/Đời

809

Chuyện Phiếm Lễ Chúa Ba Ngôi năm C 16/6/2019

“Tình cho đi, cho từ lúc quen sơ”

Cho thật nhiều, vẫn ngỡ chưa hề cho
Tình cho đi, nhưng chẳng nói năng chi
Nên ngập ngừng, mãi mãi mối tình câm.”
(Trần Thiện Thanh – Tình Có Như Không)

(Kh 2:  19) 

“Cho từ lúc (mới) quen sơ, cho thật nhiều (mà) vẫn ngỡ chưa hề cho”, Ối chà là thơ tình và cũng tình thơ rất nên thơ! Ối chà, là âm nhạc và cũng là âm hưởng của nhạc tình, rất nên thơ và cảm kích.

Thơ và nhạc luôn hàm ngụ ý-tưởng đầy cảm kích rất thơ tình của âm nhạc. Nhạc tình đầy thơ còn đượm nhiều ý-nghĩa như câu hát được người nghệ sĩ cứ hát thêm, như sau:    

“Rồi một ngày tình xa ôi tình nhớ
Tình gặp rồi, mà cứ nói vu vơ
Nhưng mà lòng thì vẫn cứ như thơ
Mà cuộc đời thì vẫn cứ như mơ.  

“Này em ơi có phải lúc ta yêu
Ta vụng về chới với trong biển khơi
Này em ơi, em đẹp quá đi thôi
Áo học trò trắng xoá trong hồn tôi.  

“Ô kìa tình nào chờ em nơi đường vắng
Ô kìa tình nào là những ngón tay đan
Thôi thì mình đành đứng mãi xa trông
Lại một lần tình có cũng như không.”
(Trần Thiện Thanh – bđd) 

Còn gì ý-nghĩa cho bằng câu “Có phải lúc ta yêu ta vụng về chới với trong biển khơi”? Ôi, một câu nói đượm nhiều triết lý và thần học của mọi thời. Và, cũng là câu hát đượm nhiều “tình thơ” đến không ngờ.

Đó là ý-tưởng về triết lý và thần học ở ngoài đời. Thế còn tư tưởng thần học và triết lý ở đạo Chúa, lại sẽ ra sao? Trả lời cho vấn nạn ngàn đời này, thật không phải dễ. Dễ hay khó, ta cứ lần mò theo dõi chuyện thần-học trên báo Đạo ở Sydney có những tư tưởng, khá tương tự khi nói về thứ tình đầy thơ và nhạc, nơi Đức Mẹ. Và, đấng bậc ở Sydney từng quảng diễn trong bài hỏi/đáp về công cuộc “Đồng công cứu chuộc” của Mẹ, cũng mang dáng dấp một thứ tình cho không biếu không, sau đây:

“Kính thưa cha,

Con nghe nói là Giáo hội ta từng phấn đấu đưa ra một thứ tín-lý/thần-học mới quyết định-vị Đức Maria là Đấng “Đồng Công Cứu Chuộc loài người”, câu hỏi của con hôm nay là: có bí ẩn gì nằm sau câu nói ấy hay không? Và, Cha có nghĩ danh-xưng này thích-hợp với con người của Mẹ hay không nhỉ?”

Một lần nữa, độc giả của giới truyền-thông/báo chí đã có lời hỏi thì đấng bậc nhà Đạo lại cũng có đôi điều hồi đáp như sau:

“Trước nhất, tôi nghĩ anh/chị cũng như tôi, ta nên qui-chiếu một chút về quá-trình lịch-sử của vấn đề này, mới được. Quả là, Công Đồng Vatican 2 kéo dài từ năm 1962 đến 1965 đã thấy có đến 50 nghị-phụ yêu cầu đưa vấn-đề này vào nghị-trình bàn luận, cho dù Công Đồng không chấp-nhận làm thế, lúc đó.     

Mãi đến năm sau, thoạt vào lúc Công Đồng bãi-khóa, tức: trong thời-gian có hội-nghị thượng đỉnh được tổ-chức ở Tiệp Khắc, Ba Lan lúc ấy Giáo hội mới thiết-lập một hội-nghị bàn về chức-năng cũng như vai-trò của Đức Mẹ cốt đáp-ứng vấn-nạn này.  

Hoi-nghi. do chính Đức Thánh Cha đưa ra cốt để thảo-luận về lập-trường của các bậc thức-giả từng định-vị tín-điều thứ năm quyết tuyên-bố rằng Đức Mẹ là Đấng Đồng công Cứu-chuộc loài người, là Đấng Trung-gian cầu bàu bênh-vực cho loài người. Ủy-ban trên đã đồng-loạt tuyên-bố là định-nghĩa như thế quả thật không thích-hợp, nên đã bầu phiếu 23 chống 0.     

Vào năm 2000, Đức Giáo Hoàng Biển Đức, khi ấy ngài còn là Hồng y Ratzinger, có nói trong cuốn sách do ngài viết mang tựa đề “God and the world” (tức: Thiên Chúa và thế gian) cũng dùng ý-tưởng viết trong sách để trả lời vấn-nạn trên, vốn bảo rằng: ‘Đồng Công Cứu Chuộc’ nói đây là lời diễn-giảng ngôn-từ được dùng ở Kinh Thánh và tư-tưởng của các Giáo-phụ nên từ đó tạo dịp cho người đọc hiểu lầm.  

Bởi, tất cả những gì xuất tự Đức Kitô, như thánh Phaolô từng viết trong thư gửi giáo-đoàn Êphêsô và thư Côlôsê cách riêng, dạy cho ta biết: cả Đức Maria nữa cũng thế, những gì nói về Mẹ đều xuất tự và ngang qua Đức Kitô. Danh-hiệu “Đồng Công Cứu Chuộc loài người” có lẽ đã làm lu-mờ đi tính-chất này. Nói cách khác, chủ đích thì đúng nhưng lại diễn-tả theo cách sai chậy. 

Như vậy thì, từ đó có lập-luận nào nghiêng về với tuyên-xưng “Đồng Công Cứu Chuộc” ở đây không? Điểm khởi đầu nằm ở việc cho thấy: ngay từ lúc được thiên thần Chúa báo tin, Đức Maria đã chấp-nhận Đức Giêsu Đấng Cứu Chuộc trong cung lòng của Mẹ và với thế-gian; nên ít ra, cũng đã hợp-tác với công-trình cứu-chuộc theo cách trực-tiếp hoặc gián-tiếp vào việc cứu vớt con người.  

Ở đây nữa, khi Đức Maria và thánh Giuse dâng hiến Đức Giêsu vào đền thánh, các ngài đã dâng toàn-bộ con người Ngài để Ngài chu-toàn sứ-vụ Cha Ngài giao-phó, đặc biệt nhằm hoàn-tất công trình cứu chuộc loài người. Cuối cùng thì, trên thập-giá ở đồi Calvariô, Mẹ đã cùng với Đức Kitô chịu khổ đau với Ngài, kết-hợp với Ngài vào việc hy sinh cứu độ ấy.     

Thế nhưng, cùng với mọi người, Mẹ đã được mời gọi hợp-tác vào việc cứu độ chủ-động, cùng thừa hưởng hoa-quả của thập giá ban cho mỗi linh hồn, điều này ngang qua việc nguyện cầu cho mọi người để rồi đưa họ về gần Chúa hơn ngõ hầu họ được thanh tẩy và cứu độ.

Theo cách này, không chỉ mỗi Mẹ bằng vào việc cầu bàu cho các linh hồn trên thiên-quốc, nhưng tất cả mọi linh hồn ở dưới đất này đều được gọi mời trở-thành kẻ đồng công cứu chuộc với Đức Kitô. Cùng một nghĩa như thế, thánh Phaolô đã từng viết: Chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà do Thiên Chúa xây lên.” (1Cor 3: 9) 

Thành ra, cả vào lúc Giáo hội không định-vị việc ấy như tín-điều đi nữa, thì Mẹ vẫn hợp-lực với Chúa trong công-trình cứu độ khiến Mẹ trở-thành Đấng Cùng cứu-độ với Ngài. 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức 15 đã diễn-bày chân- lý này trong Tông thư “Inter solalicia” năm 1918, khi bảo rằng:  

“Cùng một cách, Mẹ cũng đã khấng chịu sự đau khổ đến nỗi chết với Con của Mẹ cho việc cứu độ loài người, Mẹ hy sinh từ bỏ các quyền bính của các người mẹ đối với Con của Mẹ đến mức độ việc ấy tùy thuộc nơi Mẹ ngõ hầu làm mãn-nguyện sự công-chính của Thiên Chúa đến mức độ ta có thể gọi sự việc ấy một cách đúng đắn là Mẹ cũng cứu-độ loài người cùng với Đức Kitô, nữa.” (X. Lm John Flader, Called to be co-redeemers The Catholic Weekly 17/3/2019 tr. 22)          

“Đồng công cứu chuộc” theo kiểu và ngang qua “tình cho không biếu không” của Đức Maria xem ra không là điều khó hiểu, hoặc khó bàn như đấng bậc ở trên từng dẫn giải. Để minh họa cho thứ Tình ngoại thường này, có vị đề nghị bạn và tôi, ta thả bộ vào vườn hoa truyện kể để thưởng thức những sự lạ như sau:

“Câu chuyện xảy ra tại Hoa kỳ, cụ thể là Thành phố cảng New York – New Jersey. Thời gian của câu chuyện xảy ra vào ngày 31/3/2018 và cuốn băng video được camera hành trình trên xe cảnh sát ghi lại đầy đủ cả phần hình ảnh lẫn âm thanh. 

Cuốn băng này do hai sĩ quan cảnh sát có liên quan công bố trên mạng và kết quả bất ngờ sau đó là sự từ chức của một Ủy viên Hội đồng thành phố, bà Caren Turner. Dư luận tại Mỹ đã bị khuấy động, có người bênh vực bà Turner nhưng đa số có những phản ứng bất lợi cho bà.

Chuyện bắt đầu vào ngày cuối tuần của lễ Phục sinh khi cảnh sát phát hiện một chiếc xe mang biển số không rõ ràng, kính xe được dán bằng loại giấy dán màu đen không thể nhìn rõ những người bên trong. Kiểm soát giấy tờ lại phát hiện chiếc xe đã quá hạn đăng ký 2 năm và dĩ nhiên cũng không có giấy tờ bảo hiểm. 

Anh cảnh sát (người đeo kính đen trong băng video) giải thích, chiếc xe sẽ bị giữ lại và cẩu đi cho đến khi nào chủ xe hoàn tất mọi thủ tục hiện hành. Mọi chuyện diễn ra một cách hòa nhã, cảnh sát còn đề nghị giúp những người trên xe bằng cách đưa họ đến một câu lạc bộ gần đó hoặc về đồn cảnh sát để chờ người nhà đến đón. 

Điều rắc rối, là một trong những người ngồi trên xe là một nữ sinh viên có mẹ là bà Ủy viên Caren Turner. Cô gái điện thoại cho mẹ đến đón và người mẹ thương con vội vã đến ngay. 

Băng video cho thấy bà Turner, 60 tuổi, có phần nóng nẩy, bồn chồn. Bà đòi cảnh sát giải thích lý do giữ xe và cảnh sát lạnh lùng trả lời là anh không có nhiệm vụ giải thích với bà. Trong trường hợp bà muốn biết thì cứ hỏi tài xế lái chiếc xe, chứ đối với anh, bà không liên quan đến vụ này! 

Anh giải thích: “Con gái bà cũng không liên quan. Cô ấy không phải là tài xế. Chiếc xe này cũng không phải của bà như vậy làm sao bà có liên quan đến vụ này?”.

Bà Turner phản ứng bằng cách đưa danh thiếp, giấy tờ chứng minh bà là Ủy viên Thành phố và còn nói thêm bà là chỗ thân thích với ông Thị trưởng. Thế cho nên, bà có quyền tìm hiểu vụ việc nhưng anh cảnh sát từ chối việc xem giấy tờ của bà một cách lịch sự. 

Bà còn nói, “Tôi là Ủy viên Thành phố, tôi đứng đầu 4.000 cảnh sát ở đây, anh rõ chưa?”. Anh cảnh sát kia (người không đeo kính) cũng không nao núng và đáp lại, “Thưa cô, chúng không cần xem giấy tờ của cô!”. Như bị đổ dầu và lửa, bà “sửa lưng” anh cảnh sát, không được gọi bà bằng “cô”. 

Khi anh cảnh sát đeo kính nói với bà Turner rằng bà “có thể” rời hiện trường với những người khác, bà Turner sừng sộ lại rằng không thể nói bà “có thể” đưa con đến chỗ nào. Bà giáng thêm một câu chửi thề: “You May Shut the F— Up!”.  

Câu chửi thề có vẻ “chợ búa” đó là mấu chốt của vấn đề. Một khi tức giận, người Mỹ thường hay chêm vào chữ “fuck”, tương đương với tiếng đệm “đếch, đéo…” mà ngày nay người Việt có khuynh hướng thường sử dụng hàng ngày trong bất kỳ trường hợp nào!

Đối với bà Ủy viên Thành phố, câu chửi thề đó quả là đáng giá… cả một sự nghiệp chính trị. Ngoài ra, hành vi của bà Turner còn có thể bị ra tòa hình sự hoặc bị phạt, mức tối đa là 10.000 đô la. 

Cảnh sát trưởng Tenafly, Robert Chamberlain, nói với New Jersey.com: “Băng video tự nó nói lên tất cả…”. Ông cũng đã gửi một bản sao cuốn băng đến chính quyền thành phố. Trong một bản thông báo, ông cũng cho biết “rất hãnh diện về thái độ kềm chế của hai viên sĩ quan cảnh sát” và đồng thời kêu gọi chính quyền thành phố “có những biện pháp hợp tình, hợp lý”. 

Dán kính xe bằng giấy màu và biển số xe không rõ ràng là vi phạm luật giao thông tại New Jersey. Chủ chiếc xe đã 2 năm không đăng ký lại là cha của tài xế và ông cũng có mặt trong xe và người tài xế tỏ ra rất hợp tác với cảnh sát. 

Về phần mình, Ủy viên Thành phố Turner đã lên tiếng xin lỗi hai viên sĩ quan cảnh sát vì những lời lẽ không đẹp trong cơn nóng giận. Bà cho rằng đó không phải là sự vi phạm tiêu chuẩn đạo đức cũng như không đòi hỏi sự đối xử đặc biệt nào. Bà đã xin từ chức! Đó là đoạn kết buồn cho câu chuyện ở xứ người. 

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện có thật, cũng ở xứ người. Tại phi trường ở Los Angeles có một vị khách chen lên trước hàng dài người xếp hàng làm thủ tục check-in. Ông ta nói lớn với cô nhân viên là ông có việc gấp nên muốn được giải quyết chuyến bay sớm nhất. 

Cô nhân viên ôn tồn giải thích là cô phải giải quyết cho những khách đến trước và hứa sẽ giúp ông khi đến lượt. Ông không bằng lòng, ông nói như hét vào mặt cô: “Do you know who I am?” 

Cô nhân viên vẫn tươi cười và cầm micro nói vào loa phóng thanh: “Ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước hay thân thế của ông, xin tới quầy 112.” 

Hành khách có mặt trong hàng đều phá lên cười. Ngượng quá, ông điên tiết chỉ mặt cô nhân viên và bật ra một câu chửi thề tục tĩu: “Đ.M. mày”( F…k you) . Cô gái không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này:

“I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”. (Thưa ông, chuyện ông đòi giao thoa với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt, mới được.) 

Dù có là bà Ủy viên Thành phố Caren Turner hoặc ông hành khách khi đặt câu hỏi “Biết tôi là ai không?” đều hàm ẩn ý muốn cậy chức, cậy quyền cốt đe dọa người đối diện. Tuy nhiên, nếu người đối diện lại là người thẳng thắn, hành xử theo luật pháp thì chắc chắn câu hỏi ấy sẽ không có tác dụng gì hết. 

Và họ, những người đặt câu hỏi ấy, sẽ phải trả giá rất đắt về sự lạm-dụng chức-năng/nhiệm vụ của họ, thôi.” (Truyện kể bắt gặp ở vi tính cũng ê hề)

“Tôi là ai”? có dấu “chấm hỏi” ở phía sau, là câu nói gặp đầy trong ngôn ngữ, cả ngoài đời lẫn trong đạo. Ngoài đời, thì nó lộ ra bên ngoài chẳng cần che hay đậy. Còn trong Đạo, nó lại kín đáo và tế nhị hơn mọi thứ gì khác. Kín đáo đến độ người bàng quan ngoài Đạo có muốn tìm hiểu cho nhiều cũng chẳng thành công.

“Tôi là ai”! với dấu “chấm than” (!) nhưng không vãn, lại có nghĩa như một nhắn nhủ hướng về mọi người và/hoặc chính mình, chí ít là đấng bậc ở chốn chóp bu vị vọng chốn Công giáo, lại là chuyện khác; tức: những chuyện rất khác thường và cũng ngoại thường ở đời, có thế thôi.

“Tôi là ai” không có dấu chấm phết đính kèm, lại sẽ là và luôn là khẳng định của người đi Đạo, rất miên man. Liên miên và lan man như bao thắc mắc, vấn nạn thật khó giải quyết.

Tắt một lời, có những sự việc trong Đạo được đấng thánh hiền tuyên bố, rất công khai như sau:

Ta biết các việc ngươi làm,
biết đức ái, đức tin, công việc phục vụ
và lòng kiên nhẫn của ngươi.”
(Khải huyền 2: 19)

Thế đó, lại là nhận-định khá tóm gọn của bầy tôi luôn muốn khuất lặn trong bóng tối dày đặc của đêm đen nhiều lúc thấy cũng chán, như cuộc đời. Của mọi người. 

Trần Ngọc Mười Hai
Và những giây phút khá chán
nhưng không choáng váng
trong đời mình.