Thánh Cả Giuse: Đấng Bảo trợ thiên niên kỷ III

560

James & Joseph Lập chuyển ngữ

Trong dịp lễ (19-3*) Cha Thánh Cả Giuse vinh hiển này, chúng ta hãy bắt đầu suy tư về vị trí ưu việt sẽ là nơi Ngài thực hiện công cuộc loan báo Tin Mừng của thiên niên kỷ III. Chân phúc* Mácta Robin nói rằng Thánh Cả Giuse sẽ là vị thánh của thiên niên kỷ III: Những thách thức Thánh GH Gioan Phaolô II (2005*) đề xuất khởi đầu thời kỳ mới này trong lịch sử chúng ta dường như xác nhận rằng Giáo hội cần sự bảo trợ của Ngài bây giờ* hơn bao giờ hết. Hãy kể vài điều trong số này.

1. Làm chứng tình phụ tử Chúa Cha

Luôn tận hưởng cuộc đời đã trở thành mục tiêu đầu tiên của nhiều người trong thời đai chúng ta. Chắc chắn cuộc sống có giá trị cơ bản, nhưng nó không thể là giá trị tuyệt đối nếu không nó sẽ biến thành ngẫu tượng. Đây chính là xu hướng xảy ra trong văn hóa chúng ta ngày nay: Sùng bái ngẫu tượng cuộc sống khiến chúng ta quên đó chỉ là món quà Chúa ban*. Nó tùy thuộc vào sáng kiến hoàn toàn* tự do của Chúa đã ban cho chúng ta một tín hiệu. Trong mùa Chay*, khi Giáo hội mời gọi chúng ta ăn năn sám hối, điều tốt nhất là nên nhớ ý nghĩa khổ hạnh của Kitô giáo không phải khinh thường cuộc sống, mà là thanh tẩy khuynh hướng sùng bái ngẫu tượng của chúng ta liên quan đến món quà nguyên thủy này, để luôn ghi nhớ với lòng biết ơn Đấng đã ban cho chúng ta*, tức là Chúa Cha, Đấng ban phát mọi ân sủng đích thực.

Thế thì “Từ bỏ mình, ghét bỏ cuộc sống mình nghĩa là gì?» ĐTC nêu lên câu hỏi này. Nhiều cách diễn đạt thường bị hiểu sai, đôi khi tạo cho Kitô giáo hình ảnh tôn giáo làm khổ con người, trong khi Chúa Giêsu đến để con người có cuộc sống dồi dào. (Ga 10: 10)

Sự thật là Đức Kitô, trái hẳn các tôn sư giả hôm qua hay hôm nay, không hề lừa dối ai. Người biết sâu xa tạo vật loài người, và biết rõ để đạt được sự sống mai hậu con người phải hoàn thành “cuộc vượt qua.” “Lễ vượt qua” chính xác là từ nô lệ tội lỗi đến tự do con cái Chúa bằng cách từ bỏ “con người cũ” để dọn đường cho “con người mới” được Đức Kitô cứu chuộc.

“Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất. Những lời này không thể hiện sự khinh bỉ cuộc sống, trái lại nhấn mạnh* tình yêu chân thành dành cho cuộc sống. Trong thực tế, chính bằng con đường hẹp mà con người tìm thấy sự sống. Trái ngược với những người chọn con đường rộng rãi thuận tiện, đánh đổi mạng sống mình để lấy những thỏa mãn phù du, coi thường phẩm giá mình cũng như người khác.”

Trên con đường khó đi này, trái ngược với tâm lý đương đại, Thánh Cả Giuse vẫn là mẫu gương khôn sánh. Trái lại, không làm chủ cuộc sống mình và tận hưởng theo kế hoạch riêng mình, Ngài từ bỏ để làm gương, từ bỏ ước muốn chính đáng là chiều theo xác thịt để sẵn sàng thực thi dự định của Chúa Cha mà Ngài đã được mời tham dự. Chúng ta có thể nói rằng Ngài đã từ bỏ chính mình về những khát vọng cơ bản con người, không phải vì vâng phục nghiêm khắc đối với Thiên Chúa nhẫn tâm hay cắt xén, mà vì tình yêu hiếu thảo đối với Chúa Cha mà Ngài biết rằng Người chăm sóc cây nho chỉ để nó sinh nhiều quả hơn.

Chúng ta hãy xin Người giúp chúng ta nhận ra cuộc sống như món quà, nhận biết những yêu cầu Chúa Cha dành cho chúng ta, và sức mạnh tâm hồn để đáp lại cách hiếu thảo.

2. Làm chứng cho tôn giáo cuộc đời

Sự tồn tại của chúng ta cũng là món quà, chúng ta có thể hiểu không chỉ chủ nghĩa khổ hạnh tất yếu cứu chúng ta khỏi tôn thờ ngẫu tượng, mà còn là sự cam kết kiên quyết bảo vệ sự sống trong mọi giai đoạn, đòi hỏi sáng kiến của Chúa mà con người trong lúc điên dại lại muốn mó tay vào.

Thánh GH Gioan Phaolô II xác định tình yêu của đời sống đích thực là “tình yêu không ước muốn điều tốt lành căn bản này chỉ cho mình và tức khắc, nhưng cho mọi người và mãi mãi, đối lập rõ ràng với tâm lý thế tục.”

Còn nữa, chúng ta hãy hướng về Thánh Cả Giuse, người đã nhận sứ mệnh to tác là cứu Đấng Cứu Thế bằng cách cứu Người khỏi sự ghen tỵ giết hại của Hêrôđê. Xin Ngài ban sức mạnh hầu chúng ta tham gia bằng mọi giá vào cuộc chiến này trong cuộc sống từ đầu đời đến cuối đời.

3. Tình yêu phải được phục vụ trước hết

“Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình.” (Ep 5: 25-28*). Không còn nghi ngờ gì nữa, Thánh Cả Giuse đã thực thi điều này từ lâu trước khi được viết ra. Được trao nhiệm vụ làm phu quân Đức Trinh Nữ Maria, hình ảnh hoàn hảo của Giáo hội tương lai*, Ngài yêu thương Mẹ như Chúa Kitô sẽ yêu thương Giáo hội Người, nghĩa là trong cùng một Thánh Thần. Ngài đã hiến than hoàn toàn cho Mẹ, tức là hy sinh không đổ máu, nhưng rất thật và không bao giờ bị tước đoạt.

Còn ai khác ngoài Thánh Cả Giuse chúng ta sẽ cầu xin sức mạnh của tình yêu dũng cảm mà Phúc âm mời gọi chúng ta?!

Kinh Thánh không tường thuật lời nào của Thánh Cả Giuse: mạng sống Ngài phú giao là sự đáp trả của Ngài đối với Chúa Trời. Ngài bằng lòng với tình yêu thương, lắng nghe trong im lặng trái tim mình trước tiếng gọi của Thánh Linh, để đáp trả kịp thời trong sức mạnh Người ban cho những ai ngoan ngoãn tuân theo. Đức Thánh Cha dạy chúng ta: “Giáo hội phải để cho tình yêu tối thượng này chiếu rọi, nhắc nhở nhân loại – vốn thường có cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi trong những đồng hoang tiếc nuối của lịch sử – rằng nó sẽ không bao giờ bị lãng quên, hay bị tước đoạt khỏi sự ấm áp dịu dàng thần thiên.”

Tình yêu của Thánh Cả Giuse dành cho Mẹ Maria báo trước tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo hội Người, và tình yêu Thánh gia báo trước tình yêu Giáo hội dành cho tất cả những người mà Mẹ nhận là con yêu dấu của Cha trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Thánh Cả Giuse dạy chúng ta ngoan ngoãn trước Thánh Thần yêu thương, để vào buổi bình minh của thiên niên kỷ III này, chúng ta có thể giống như Ngài và với Ngài, những nghệ nhân của nền văn minh
đích thực tình yêu dựa trên các giá trị Tin Mừng.

4. Tìm sự thánh thiện để phục vụ người nghèo

Thánh Vincentê đệ Phaolô nói: “Tình yêu là sự sáng tạo đến vô cùng.” Đức Thánh Cha cũng nhận xét: “Thánh Thần khơi dậy nhiều đặc sủng để các cộng đoàn Kitô hữu có thể là tín hiệu sự dịu dàng vô biên của Cha chúng ta trên trời.”

Không có gì nghèo hèn cơ cực hơn một đứa trẻ. Đây chính là cách Ngôi Lời nhập thể tự biến mình và hiến mình cho Thánh Cả Giuse: hiến mình trước sự dịu dàng của thân phụ này. Trong lịch sử Giáo Hội, có đặc sủng nào căn bản hơn đặc sủng của cha nuôi Đấng Cứu Thế, được cho là “tín hiệu sự dịu dàng vô biên của Cha chúng ta trên trời” đối với Con Một Người, và qua Người tất cả chúng ta trở thành con cái Người, nhất là những người nghèo khổ nhất?

Tự nhận mình là con cái Thánh Cả Giuse mà không quan tâm đến những người nghèo khổ nhất thì chỉ là nói suông bằng môi mép. Nếu Thánh Cả Giuse thực sự dẫn dắt chúng ta, chắc chắn Ngài sẽ hướng chúng ta đến với họ để yêu thương họ như Ngài đã yêu người nghèo nhất trong những người nghèo là Đấng “đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo khó của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.”(2 Cr 8:9).

5. Dám cả gan tiến vào vùng nước sâu

Lời mời gọi này của Chúa được ĐTC lặp lại tạo thành từ khóa hay “phương châm” bức Tông thư “Vào đầu thiên niên kỷ mới (III*)” (Novo millennio ineunte): “Thời điểm thuận lợi, Thánh GH Gioan Phaolô II nhận xét, cho động lực mới về tinh thần và mục vụ: không phải bừa bãi, nhưng dựa trên kinh nghiệm vững mạnh và sâu xa của ân sủng đã sống trong năm thánh, để Chúa Kitô có thể đến với con người và các dân tộc trên toàn cỏi lục địa.” Trong lời cam kết mục vụ tông đồ này, cũng chính Thánh Cả Giuse là Đấng tiên phong mở đường cho chúng ta: Ngài không những là Con vua Đavít, Đấng đã đặt Chúa Kitô vào lòng dân tộc được tuyển chọn (dân Do Thái*), mà còn là Đấng đã đưa Người vượt biên đến đất Ai Cập. Ngài là nhà truyền giáo đầu tiên đã đưa Đấng Kitô đến với người Do Thái và dân ngoại phải không? Mong sao chúng ta đến trường học của Ngài để ý thức nhận lấy trách nhiệm với tư cách là những người gìn giữ Tin Mừng được phú giao cho chúng ta.

6. Thăng tiến trên đường thánh thiện

ĐTC nhấn mạnh trong thời gian và bất kỳ mùa nào về nhu cầu này là phải bước đi với Chúa
Kitô trên con đường Phúc âm hoàn thiện, nghĩa là nói về sự thánh thiện mà mọi người đã rửa
tội được gọi là: “Sự thánh thiện là một trong những điểm thiết yếu – và thậm chí chương trình đầu tiên – của chương trình mà tôi đã xác định vào đầu thiên niên kỷ III. Đối với chúng ta, đây dường như là một dịch vụ không thể thiếu mà Giáo hội mong đợi nơi anh chị em trong thời đại văn hóa và xã hội có nhiều thay đổi cách sâu xa này.”

Vào thời Thánh Cả Giuse, lưu vực Địa Trung Hải cũng đang trải qua những thay đổi lớn. Một chảo nóng chảy nơi tất cả các nền văn hóa thời đó gặp gỡ và hòa nhập vào nhau, giống như hành tinh chúng ta theo cách riêng vào đầu thiên niên kỷ III này. Trong khi các trào lưu tôn giáo từ Đông sang Tây đang được thử nghiệm và tái tạo, để tìm kiếm lý do để sống và hy vọng, Thánh Cả Giuse đã tự biến mình thành tôi tớ khiêm tốn của Chúa Hài Nhi, Đấng đã tiết lộ ý nghĩa lịch sử. Đây cũng là con đường nên thánh của chúng ta ngày nay: để chúng ta nhìn vào Người là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14: 6), đặt mình phục vụ Người vô điều kiện, đảm bảo “Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi.” (Ga 3: 30).

7. Cùng với Mẹ Maria

Cũng như Thánh Cả Giuse, chúng ta hãy cùng Mẹ Maria bước đi trên hành trình đức tin, hy vọng và bác ái này: “Là bình minh sáng chói, Người dẫn đường chắc chắn cho sự tiến bộ của chúng ta trên các nẻo đường trần gian và lịch sử. Chúng ta hãy noi theo điều đó trong việc chiêm ngắm, suy niệm trong tâm hồn về mầu nhiệm Chúa Kitô. Chúng ta hãy làm theo trong
sự cầu nguyện kiên trì và nhất trí. Chúng ta hãy nghênh đón lời mời gọi của Người để tin tưởng vô bờ vào Con Người này:
Người bảo gì, các anh cứ làm theo.” (Ga 2: 5)

Xin Thánh Cả Giuse dạy chúng con yêu mến Đức Trinh Nữ Maria như chính Ngài đã yêu mến Mẹ, để tâm hồn chúng con trở nên Đền thờ Thánh Thần của Ngài. Amen.

James & Joseph Lập
07.11.2021
___________________________

* Chân phúc Mácta Robin được ĐGH Phanxicô tuyên phong ngày 7-11-2014.
* Điều kiện hiện nay của Giáo hội:

  1. Nếu là tín hữu qua đời bình thường (không tử đạo) phải có ít nhất một phép lạ mà khoa học không giải thích
    nổi mới được ĐGH tôn phong Chân phúc.
  2. Phải có thêm một phép lạ thứ 2 mà khoa học không giải thích nổi mới được ĐGH tôn phong Hiển thánh.

* Một gia đình thánh đức vô tiền khoáng hậu với 3+ vị thánh theo chân Thánh Gia.
* Thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Đồng (út) được ĐGH Piô XI phong thánh ngày 17-05-1925.
*
Thánh Louis Martin (cha) được ĐGH Phanxicô phong thánh ngày 18-10-2015 và
* Thánh Zélie Martin (mẹ) cũng được ĐGH Phanxicô phong thánh cùng ngày 18-10-2015.
* Soeur Françoise-Thérèse Léonie Martin (chị tư sau Marie và Pauline): Ngày 22-02-2020 giáo phận Boyeux Lisieux đã tổng kết hồ sơ sau 5 năm điều tra và gửi sang Tòa Thánh Vatican để cứu xét phong Chân phúc.

THAM KHẢO PHẦN SONG NGỮ

Download File PDF tại đây