Thánh nào luôn ở bên cạnh cái tháp?

1318

by phanxicovn

fr.aleteia.org, Caroline Becker, 2017-07-03

Hình ảnh Thánh nữ Barbe ở bên cạnh tháp có ba cửa sổ nhắc lại chuyện Thánh Barbe bị cha mình bỏ tù.

Ở Đức, hình ảnh Thánh Barbe đôi khi đi kèm với bình thánh có bánh thánh ở trên vì Thánh nữ che chở cho người mình bảo vệ được ơn chết lành. Đôi khi hình ảnh này lại có thêm con công hay lông công tượng trưng cho sự sống lại và bất tử. 

Đời sống và huyền thoại:

Theo huyền thoại, Thánh nữ sinh tại Nicomédie, Héliopolis (bây giờ là Baalbek, Liban) vào thế kỷ thứ 3 dưới triều của hoàng đế Maximien. Cha của Thánh Barbe là ông Dioscore, một lương dân giàu có, ông âu lo, không muốn con gái mình bì cặp mắt của đàn ông dòm ngó, ông cũng tránh hết mọi sự gần gũi của con mình với đạo. Vì thế ông giam con mình trong một cái tháp có hai cửa sổ. Cũng theo truyền thuyết, ông cưỡng bức con mình lập gia đình nhưng Thánh Barbe muốn đi tu, dâng hiến đời mình cho Chúa Giêsu Kitô.

Một ngày nọ, có một linh mục hóa trang làm bác sĩ vào tháp và rửa tội cho cô. Trở lại đạo, cô xin các người thợ làm một cửa sổ thứ ba ở cái tháp tương trợ cho Chúa Ba Ngôi. Khi nghe tin, người cha rất giận dữ, ông muốn giết con mình. Cô bỏ trốn và núp sau tảng đá. Bị một người chăn chiên phản bội, người cha tìm được cô và giam cô vào tù. Cô chịu nhiều hình phạt: bị đánh đòn, thân thể bị lược sắt làm phỏng… Cuối cùng người cha tự tay chặt đầu con. Ngay khi vừa phạm tội ác xong, ông bị sét đánh chết.

Bức tranh Thánh Barbe cùng với tháp và chén thánh có bánh thánh bên trên, tranh bộ đôi quen thuộc của nghệ thuật Đức thế kỷ XVIe, được bảo tồn ở viện bảo tàng Brukenthal (Roumania).  

Theo truyền thuyết, các tín hữu kitô đến xin xác của Thánh nữ. Họ đặt tên cho thánh nữ là “cô gái trẻ hoang dại” vì không muốn dùng tên ngoài đời cũng như tên rửa tội để khỏi bị lộ. Chính vì cách gọi này mà Thánh nữ có tên là Thánh Barbe hay Thánh Barbara.

Thánh Barbara là thánh bổn mạng chống sấm sét, bổn mạng của lính pháo thủ, của thợ làm mỏ, thợ khai đá. Lễ kính ngày 4 tháng 12.

Marta An Nguyễn dịch