Nhà thờ An Châu (Chắc Cà Đao), Giáo phận Long Xuyên

1853

NguoiAnGiang

… Ngày xưa, cụm từ “Chắc Cà Đao” ngoài việc được dùng để chỉ một xứ sở xa lơ xa lắc ở đâu đó tuốt dưới miền Tây, còn được ám chỉ một nhân vật “quê mùa, thô kệch” lắm (thằng đó ở Chắc Cà Đao). “Mặc Cần Dưng” cũng vậy, tưởng như ba cái từ để trêu chọc qua lại, ấy vậy mà nó có thật. Thật ra hai cụm từ trêu ngươi ấy luôn đi liền với nhau bởi nó là hai địa phương cũng chẳng xa nhau lắm.

“Làng quê tên Mặc Cần Dưng
Hướng lên Châu Đốc nửa chừng cầu cao
Dưới kia là Chắc Cà Đao
Cách tám cây số không sao lạc đường”…

Dân thành phố, dân thị xã hay tỉnh lỵ nếu không gọị mấy anh chân lấm tay bùn ở đồng ruộng miền Tây là thằng “chắc cà đao’ thì cũng là thằng “mặc cần dưng”, nôm na lịch sự hơn thì gọi là anh “Tư Ếch”. Câu chuyện “Tư Ếch đi Sài Gòn” là câu chuyện dài theo kiểu “tiếu lâm đau đầu” khi nói về sự ngô nghê khờ khạo của những chàng nhà quê miền Tây ngày nào.

Nhưng Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng ở đâu mà bị cho là quê mùa dữ vậy?

Thật ra Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng là một địa phương có từ lâu đời của tỉnh An Giang, hai địa phương này chỉ cách Long Xuyên trong khoảng 10km trở lại. Sau 1975, cả hai đều thuộc huyện Châu Thành. Mặc Cần Dưng là xã Bình Hòa, huyện Châu Thành. Sau này Bình Hòa chia thành 2 xã Bình Hòa và An Hòa. Còn Chắc Cà Đao trước là Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành. Nay là thị trấn An Châu, tuy tên không còn nhưng chiếc cầu ngay thị trấn vẫn còn tên Chắc Cà Đao, như để hoài niệm về một thời xưa cũ.

Về nguồn gốc tên gọi Chắc Cà Đao có nhiều giả thiết. Cụ Vương Hồng Sển trong cuốn Tự vị Quốc âm miền Nam nói có 2 cách lý giải:

– Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng Chắc Cà Đao là do tiếng Khmer “chắp kdam” nghĩa là “bắt cua” vì vùng này xưa kia có nhiều cua.

– Nhà nghiên cứu Sơn Nam nói Chắc Cà Đao là từ tiếng Khmer “prek pedao”. “Prek” là rạch, “pedao” là một loại dây mây (trong Lịch sử khẩn hoang miền Nam thì Sơn Nam nói prek pedao là rạch có cây rừng mọc). (https://www.phongtuc.vn/chac-ca-dao-la-o-dau/)

 ***

Cách Long Xuyên khoảng 11km, là khu vực có địa danh Chắc Cà Đao. Nhà Thờ Chắc Cà Đao có tên gọi hiện tại là Nhà Thờ An Châu, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Nhà thờ An Châu tọa lạc ở ngã ba sông, vị trí khá đẹp ở vùng quê nầy. Con kinh Chắc Cà Đao nằm dọc theo hông trái nhà thờ, chảy thẳng ra sông Hậu. Phía trước nhà thờ là dòng sông Hậu mênh mông.

Cách nhà thờ An Châu khoảng 2km, đi ngược lại, dọc theo con kinh Chắc Cà Đao, là giáo điểm Hòa Phú. Tại đây, trên tấm bảng treo trước nhà nguyện giáo điểm vẫn còn thấy ghi mấy chữ Chắc Cà Đao. Theo lời một giáo dân tại giáo điểm nầy, khu đất nầy được Nhà Nước trao trả lại mới 3 năm nay thôi. Bây giờ dựng tạm ngôi nhà lá mà người địa phương gọi là Nhà Nguyện nhỏ. Giáo điểm nầy trực thuộc Giáo xứ An Châu. Mỗi Chúa Nhật, có thánh lễ do Cha sở cử hành…

Cảm nhận của tôi: Người giáo dân với nét bình dị, đơn sơ, chất phác, hồn nhiên và hơi thở yên bình của nơi đây không dễ gì tìm được ở nơi phồn hoa phố thị. Bây giờ, tôi cũng thèm làm một cư dân… Chắc Cà Đao.

Nhà thờ An Châu (Chắc Cà Đao)
Con kinh Chắc Cà Đao nằm dọc theo hông nhà thờ chảy ra sông Hậu
Sông Hậu mênh mông phía trước nhà thờ
Sân phía hông trái nhà thờ
Từ cổng sau nhìn ra phía trước
Nhà Thờ An Châu (Chắc Cà Đau)

Nhà xứ phía sau nhà thờ

Đài Đức Mẹ phía bên phải sân trước nhà thờ

Một bà giáo dân đang quét sân nhà thờ nhìn người khách lạ… rồi đến nói:
“Đức Mẹ ở đây linh lắm, chú có cầu nguyện gì thì tới đó cầu nguyện đi.”

Cung thánh

Thánh Giuse Việt Nam bên phải cung thánh

Đức Bà phù hộ các giáo hữu bên trái cung thánh

Từ trên cung thánh nhìn ra cửa nhà thờ

Lầu hát

Từ tiền sảnh nhìn ra cổng chánh nhà thờ

Đèn trang trí trên plafond tiền sảnh

“Thánh Tâm Đường” trên cửa vào nhà thờ

Hành lang bên phải nhà thờ

Từ trong nhìn ra cổng chánh nhà thờ

Bia kỷ niệm Khánh Thành Nhà Thờ

Một Chặng Đàng Thánh Giá trong sân nhà thờ

Một Chặng Đàng Thánh Giá trong sân nhà thờ

Cổng chánh Nhà Thờ An Châu

Giáo điểm Hòa Phú (Chắc Cà Đao)

Chị Ba ở kế bên Nhà Nguyện niềm nở tiếp chuyện với người khách phương xa

Nhà Nguyện nhỏ (Giáo điểm Hòa Phú)

Nhà nước mới trả miếng đất nầy cách nay 3 năm

Nhà dạy Giáo lý

Cái trống của Nhà Nguyện giáo điểm

NguoiAnGiang