Vì sao người Amazon đội mũ lông vũ

816

by Phanxico.vn

la-croix.com, Mélinée Le Priol, Rôma, 2019-10-14

Phút cầu nguyện với người bản địa trong ngày khai mạc Thượng Hội đồng Amazon. Pierpaolo Scavuzzo/Photoshot/MaxPPP

Trong vòng ba tuần Thượng Hội đồng Amazon từ 6 đến 27 tháng 10-2019, các hành lang Vatican với mũ chỏm, mũ miện, áo choàng ngắn sẽ ở bên cạnh các mũ lông vũ đủ màu đủ sắc. Ngày nay các trang sức này vẫn còn là dấu hiệu phân biệt cấp bậc trong xã hội của các cộng đoàn người bản địa.

“Hôm qua tôi rất buồn khi nghe một bình luận chế giễu về người đàn ông ngoan đạo đội mũ lông vũ lên dâng của lễ. Tôi tự hỏi: Có gì khác giữa việc đội mũ lông vũ trên đầu và đội mũ chỏm của một số vị trong các ban bộ chúng ta?”

Ngày 7 tháng 10, cách đây hơn một tuần, trước hơn 250 người tham dự Thượng Hội đồng Amazon, Đức Phanxicô đã bày tỏ sự bất bình “buồn bã” này. Lên tiếng chống các lời xúc phạm với người bản địa, ngài loại đi các “ý thức hệ thuộc địa” rút gọn.

Amazon, một thượng hội đồng với các thách thức sinh thái và giáo hội

Một số đại diện bản địa có mặt ở thượng hội đồng đội mũ lông vũ đủ màu sắc nhất là trong các nghi lễ tôn giáo. Như chúng ta biết, nghệ thuật lông vũ là một trong các đặc nét của các nền văn hóa bản địa Châu Mỹ. Nhưng chính xác các mũ lông vũ này có ý nghĩa gì?

Một dấu hiệu đặc biệt của thứ hạng xã hội

Mọi thứ bắt đầu từ một huyền thoại, nguồn gốc màu sắc của loài chim. Có nhiều biến thể trong các huyền thoại, nhưng chúng ta có thể tóm tắt như sau: Ở vào thời xa xưa, một con quái vật ăn thịt người gieo rắc kinh hoàng giữa loài người và muông chim, mọi người hợp lực quyết chiến với nó. Sau khi chiến thắng, như chiếc cúp thắng trận, họ chia sẻ bộ da con quái vật. Vì thế các loài chim từ trước đến nay giống nhau, bây giờ chúng khác nhau.

Lấy cảm hứng từ huyền thoại này, người bản địa dùng lông vũ như một dấu hiệu đặc biệt của thứ hạng xã hội. Họ cũng tìm thấy chúng có các đặc nét chữa bệnh riêng của nó.

Santiago Yahuarcani Lopez, một bức tranh sinh tồn ở Amazon

Các mũ lông vũ ở Amazon thường màu sắc hơn các trang sức lông chim đại bàng của người Amerindien Bắc Mỹ (lông đại bàng được xem là báu vật thiêng liêng), đó là vì các lông vũ loài chim miền nhiệt đới có màu sắc đậm hơn.

Phương pháp làm mũ tùy theo từng bộ lạc, nhưng sự tinh tế của các vật liệu hữu cơ này làm cho đa số các trang sức này rất mong manh.

Từ say mê đến thờ ơ

Nghệ thuật làm các vật dụng và trang sức bằng lông vũ đã làm mê hoặc người Âu châu từ thời Phục hưng. Từ thế kỷ 16 và 17, các khách du lịch mang các “vật dụng kỳ lạ” này lên tàu về với họ, sau đó chúng được trưng bày trong các tủ hoàng gia, tượng trưng cho sức mạnh của vương quốc.

Trong một bài viết về chủ đề này, sử gia nghệ thuật Bertrand Prévost giải thích “nghệ thuật lông vũ đã thực sự bị các nhà dân tộc học lãng quên: Thư mục thưa thớt, nghiên cứu thực địa rải rác, phản ánh thẩm mỹ không còn… Theo ông, các vật dụng bằng lông sẽ thành “những vật ít ai biết”.

Ngày 27 tháng 7 năm 2013, trong Ngày Thế Giới Trẻ ở Rio de Janeiro, trên sân khấu opera của Rio de Janeiro, Đức Phanxicô đội mũ lông vũ của người bản địa Pataxo vừa tặng ngài. Ông Prèvost sau đó giải thích với báo chí: “Chiếc mũ này là bùa hộ mệnh giữa tinh thần và trái đất. Không có người nào xứng đáng được nhận chiếc mũ này hơn là giáo hoàng”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Amazon: Đức Phanxicô bảo vệ người bản địa đội mũ lông vũ