Đối với Đức Phanxicô, thổ dân vùng Amazzonia là mẫu gương cho toàn Giáo hội

2618

by phanxicovn

Đức Phanxicô cùng với thổ dân ở Puerto Maldonado, Pêru 19-1-2018

famillechretienne, Par Xavier Le Normand (I.Media), Pêru, 2018-01-23

Từ Chi-lê đến Pêru, Đức Phanxicô đến với thổ dân vùng Amazzonia. Ngài biện hộ cho một môi trường và một môi sinh toàn diện, để có thể cự lại với các mệnh lệnh tối thượng phát xuất từ việc toàn cầu hóa.

Các thổ dân A-mê-rin-điên chỉ mặc đơn sơ cái khố, đầu tết lông vũ đủ màu sắc ngồi chung quanh Đức Phanxicô: đó là hình ảnh vượt ngoài thời gian vẫn còn ghi đậm trong buổi gặp gỡ ở Puerto Maldonado, ngày thứ sáu 19 – 1 ở vùng rừng già Amazzonia, Pêru. Từ khắp vùng rừng, thổ dân đến đây với người cha chung. Người cha dành cho chuyến đi này lâu nhất trong triều giáo hoàng của mình.

Xin đọc:  Tại sao Đức Phanxicô quan tâm nhiều đến Châu Mỹ La Tinh như vậy?

Trong vùng này của họ, kinh tế chậm lại, đạo công giáo nhường bước trước đạo tin lành, Đức Phanxicô đến đây để nghe những người, mà theo ngài là những người có thể mang lại một sức mạnh mới. Cho xã hội và cho Giáo hội. Tại sao? Bởi vì  lúc nào các bộ tộc này cũng đương cự được với thời gian. Từ thời thuộc địa Tây Ban Nha – được sự giúp đỡ bởi các nhà truyền giáo, các thánh: Thánh Rosa Lima, Thánh Turibio Mogrovejo. Và ngày nay, các bộ tộc này ở dưới các thuộc địa mới, các thuộc địa thuộc lãnh vực ý thức hệ, thuộc địa của “toàn cầu hóa trong dửng dưng”. Đối với các thổ dân, điều này thể hiện một cách cụ thể qua việc khai thác người, buôn người, nhà ở của họ biến mất, bị cưỡng bức hội nhập, những vấn đề mà họ luôn cố gắng chiến đấu.

Xin đọc:  Chi-lê: Đức Phanxicô xin lắng nghe “minh triết” của các dân tộc bản địa

Minh triết và sức sống này giúp họ cự được với các hình thức điên cuồng của nền văn minh hiện đại, Đức Phanxicô thấy minh triết này là con đường tương lai cho Châu Mỹ La Tinh. Con đường gìn giữ môi trường đứng trước các áp lực kinh tế, con đường mà tác giả Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato si (2015) cương quyết bảo vệ. Đó là con đường cự lại các mệnh lệnh tối thượng của ý thức hệ, núp dưới chiêu đề tiến bộ, chống lại giáo điều của Giáo hội, như trong trường hợp về giới tính chẳng hạn. Môi sinh không dùng để làm gì nếu nó không phục vụ cho cuộc sống, cho con người, nếu nó không “toàn diện”.

Vì vậy, không phải loại bỏ các văn hóa cá biệt, nhưng ngược lại là nâng giá trị của các văn hóa cá biệt này, mà các quốc gia ở đây mới có thể tìm được “phép lạ Châu Mỹ La Tinh”. Và đức tin của mình. Vì trên điểm này, một cách thiết yếu, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến việc trở về với nguồn cội.

Xin đọc:  Pêru: “Các dân tộc bản địa cảm thấy Giáo hoàng liên đới với mình”

Ở Pêru, một biển người

Ở Pêru, các nguồn cội này tràn đầy nhựa sống: chỉ cần nhìn biển người – 1,3 triệu người – họp ở Lima để tham dự thánh lễ cuối cùng của chuyến đi là thấy, họ đồng loạt hô “Vạn tuế Đức Giáo hoàng, vạn tuế Giáo hội công giáo, vạn tuế nước Pêru, vạn tuế Chúa Kitô!”

Xin đọc:  Những gì cần giữ lại trong chuyến đi của Đức Phanxicô ở Pêru

Ngược lại ở Chi-lê, đất nước giàu hơn và thế tục hóa nhiều hơn, người dân không tụ họp đông như thế. Dù thuận dù chống, Đức Phanxicô cũng nâng cao giá trị minh triết của kitô hữu vùng Nam Mỹ, lòng mộ đạo bình dân, lòng kính Đức Mẹ, các hình thức tôn kính mang tính địa phương này, cùng với vô số thánh đã làm cho đức tin sống động và lan tỏa ra trong đời sống hàng ngày.

Xin đọc:  Hình ảnh Mẹ Maria ở trọng tâm chuyến đi Chi-lê của Đức Phanxicô

Như chính Đức Phanxicô nhấn mạnh, “sự thánh thiện nở hoa trên vùng đất này” và sự thánh thiện này nói với từng sắc dân riêng: ngôn ngữ của Thiên Chúa là ngôn ngữ “địa phương”, thấm nhập trong mọi văn hóa. Và sự thánh thiện này cũng thanh tẩy họ, đôi khi có những hung bạo như nơi người Mapuche ở Chi-lê chẳng hạn.

Xin đọc: Đức Giáo hoàng bảo vệ người Mapuche, nhưng mời gọi họ chọn con đường tích cực phi bạo lực

Trong sáu ngày, Đức Phanxicô đã đội triều thiên cho bốn tượng Đức Mẹ có nhiều tên khác nhau. Một ưu tiên hiếm và dành riêng của giáo hoàng, vì qua việc này, ngài muốn khuyến khích hình thức mộ đạo này, một hình thức mà ngài nhấn mạnh trong lần họp các giám mục Châu Mỹ La Tinh trong hội nghị Aparecida năm 2007. Một lòng mộ đạo mang tính lễ hội, ca hát, nhảy múa giúp cho một dân tộc tạo nên tính đồng nhất của họ.

Xin đọc:

Tại Trujillo, Đức Phanxicô chia sẻ niềm vui của lòng mộ đạo bình dân với giáo dân

Ở Pêru, Đức Phanxicô chứng kiến lòng mộ đạo nhiệt thành của giáo dân

Thay vì thần học giải phóng – có tính cách chính trị quá nặng – thì Đức Phanxicô cổ động cho hình thức “thần học dân chúng”, cho thấy một Giáo hội hoàn vũ qua các dân tộc bản địa của Nam Mỹ. Và đó cũng là lý do ngài triệu tập một thượng hội đồng giám mục mới vào tháng 10 năm 2019 dành cho vùng Amazzonia: để mang “bộ mặt Amazzonia” đến cho Giáo hội, như ngài đã đưa ra ở Pêru. Tóm lại, nhựa sống Amazzonia nuôi sống toàn Giáo hội! Đó là sự hiệp nhất Giáo hội, chủ đề Đức Phanxicô nhấn mạnh nhiều lần. Đây không phải  là hình thức đồng điệu, nhưng là để bảo vệ nguồn đa dạng của sự sống.

Và đó cũng là giáo huấn cho tín hữu, như ngài nhấn mạnh với các người trẻ, chính hiệp nhất của sự sống giúp chúng ta lớn lên và đi trên con đường thánh thiện. Vì thế phải sống trọn vẹn với nguồn gốc, với văn hóa và với đức tin của mình. Tiếp nhận “minh triết” của tổ tiên để đi trên con đường thánh thiện.

Xin đọc: Chi-lê: Đức Phanxicô xin lắng nghe “minh triết” của các dân tộc bản địa

Vì lý do đó, trong chuyến đi này, Đức Phanxicô nhấn mạnh phải yêu quê hương mình, văn hóa của mình, chứ không phải đi theo chủ nghĩa quốc gia. Và sống hài hòa với đức tin, áp dụng “luật vàng” trong mỗi giây phút: “Nếu Chúa Giêsu ở địa vị tôi, Ngài sẽ làm gì?” Một sứ điệp cũng có giá trị cho các châu lục khác.

Xin đọc: “Vào hoàn cảnh của tôi, Chúa Giêsu sẽ làm gì?”

Marta An Nguyễn dịch