Chuyên gia Hồi giáo phái Shia nói rằng cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo Hồi giáo một phần nhờ Đức Phanxicô

547
https://lh6.googleusercontent.com/T5sj09BTJoVTfqdJKM06Qs_2xO4WVSb7zS0H1VXnoMq6OH3g0khojtTb1u4D8iY2FI2bKWOjKTwi4S0nfVrR92hKOo79NBn8dgNOFDoSIET_alpr_ldb352v1mYN5VjpJwF99Z2T=w640-h320
Ayatollah Sistani’s Media Office | AFP

I.Media for Aleteia | 06/10/21

Giữa người Shiite và người Sunni, có một lịch sử chiến tranh và hòa bình.

Cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nhánh lớn của Hồi giáo sẽ rất có ý nghĩa, và — theo một học giả về Hồi giáo Shiite — bất kỳ cuộc gặp nào như vậy có thể nói, ít nhất là một phần, là nguồn cảm hứng từ Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Một năm sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô ký thông điệp về tình huynh đệ nhân loại vào ngày 3 tháng Mười năm 2020, và vài tháng sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Iraq, I.MEDIA đã phỏng vấn một chuyên gia về Hồi giáo dòng Shiite để tìm hiểu sức ảnh hưởng của Đức Phanxicô đối với mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và thế giới người Shiite.

Theo Cha Christopher Clohessy, một giảng viên tại Học viện Giáo hoàng các Môn học về Ả Rập và Hồi giáo học (PISAI), một thông điệp cần thời gian, nhưng Đức Giáo hoàng Phanxicô đã có thể mang đến cùng với chuyến đi tới Iraq và cuộc gặp gỡ của ngài với Đức al-Sistani lãnh đạo người Shiite vào tháng Ba năm 2021.

Tông huấn Fratelli tutti có tác động đến mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Hồi giáo Shiite không?

Cha Clohessy: Nói chung, một thông điệp là một tài liệu khá nặng cần phải được mổ xẻ cách cẩn thận và chính xác về mặt thần học. Những mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Hồi giáo Shia đã tiếp diễn trong nhiều năm và tôi không tin rằng tài liệu này bổ sung thêm nhiều điều. Nó chứa đựng những khái niệm phổ biến trong thế giới phi Hồi giáo; nhưng chúng có vẻ xa lạ trong bối cảnh Hồi giáo, nơi đôi khi có cách hiểu rất khác về quyền, nghĩa vụ, bản chất của tình anh em, và các vấn đề về giới tính.

Tôi biết rằng một nhóm người Shiite đã nghiên cứu kỹ tài liệu về tình huynh đệ con người rất cẩn thận — từ một quan điểm thần học cụ thể. Nhưng Tông huấn Fratelli tutti đối với tôi dường như là một văn bản không có những tác động đáng kể nào. Nói chung, về bản chất, các tông huấn phải mất nhiều năm để có sức ảnh hưởng.

Liệu cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng Phanxicô và Đức Ayatollah al-Sistani vào tháng Ba năm ngoái đã mang lại kết quả chưa?

Cha Clohessy: Tôi có thể nói kết quả của chuyến thăm Iraq của Đức Giáo hoàng cũng đúng như vậy, đặc biệt đối với sự phức tạp của các vấn đề kinh tế xã hội và tôn giáo đang bao trùm đất nước. Rõ ràng chuyến thăm của Đức Phanxicô đánh dấu một điểm nổi bật trong triều đại giáo hoàng của ngài; nó hoàn hảo về thời gian, lời nói và cử chỉ. Vượt lên trên tất cả những lời đã nói, hay những tuyên bố đã được đưa ra, chuyến thăm Iraq nói chung và tới các thành phố Najaf và Ur nói riêng là những cử chỉ mang tính biểu tượng cao về nhiều mặt.

Ngoài những lời an ủi và hy vọng của ngài dành cho nhóm thiểu số Kitô hữu của Iraq — một cộng đồng đã phải chịu đau khổ không thể kể xiết trong nhiều năm, cùng với toàn thể người dân Iraq — cuộc trò chuyện của ngài với Đức al-Sistani là một thách đố rõ ràng nhưng tinh tế đối chính quyền Iraq.

Các nhà hữu trách Iraq phải bắt đầu một cuộc đối thoại có thể không thoải mái, về việc liệu họ có sẵn sàng tuân thủ các nguyên tắc nêu trong Tài liệu về Tình Huynh đệ Nhân loại vì nền Hòa bình Thế giới và Chung sống hay không. Xét cho cùng, tài liệu đó là một tuyên bố chung của người Kitô giáo và Hồi giáo.

Vấn đề không chỉ là tuyên bố khoan dung, mà còn là thật sự chấp nhận người khác, sự chấp nhận mà chuyến đi của Đức Giáo hoàng thể hiện một cử chỉ quan trọng. Nhu cầu về tự do thờ phượng, quyền bình đẳng, và sự chia sẻ tài nguyên đã được nhấn mạnh, nhưng không quên nhu cầu của các nhóm thiểu số khác như người Kurd và người Yezidis.

Có thông tin về một cuộc gặp gỡ có thể có giữa Đức Ahmed al-Tayeb lãnh đạo Hồi giáo Sunni của Đại học al-Azhar và nhà lãnh đạo tối cao người Shiite al-Sistani. Điều này mang tính quan trọng như thế nào?

Cha Clohessy: Nếu Đức Ahmed al-Tayeb, người đã ký tuyên ngôn, gặp Đức al-Sistani, thì đó sẽ là một cuộc gặp gỡ có tầm quan trọng lớn. Tôi dám nói rằng một cuộc gặp gỡ như vậy — ít nhất là một phần — được truyền cảm hứng bởi Đức Phanxicô.

Người Shiite và người Sunni không phải là hai cộng đồng riêng biệt; trong mỗi cộng đồng lại bị phân chia theo ngôn ngữ, giai cấp, địa lý và sắc tộc. Trong mỗi cộng đồng đều có những bất đồng lớn về luật, thần học, chính trị và những chia rẽ giữa người thực hành, người không thực hành và thế tục. Đã có và luôn luôn có một cấu trúc bè phái bao trùm khắp nền chính trị Trung Đông.

Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều thời kỳ bạo lực giữa người Shiite và người Sunni — đôi khi nghiêm trọng đến mức một số cộng đồng người Shiite thiểu số nói về “tội ác diệt chủng người Shiite” — nhưng cũng đã có những khoảng thời gian dài hòa hợp. Các học giả đương đại mô tả những khoảng thời gian không chỉ mang tính hòa hợp mà còn có sự hợp tác tích cực, để chúng ta có một bức tranh về sự tương tác giữa phái Shiite và Sunni luân chuyển giữa thù địch và hợp tác, hòa hợp và va chạm.

Bất kỳ cuộc gặp nào giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của hai gia đình Hồi giáo này, nếu thực sự và được truyền cảm hứng từ những mục đích tốt đẹp, sẽ có tác động lớn.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/10/2021]