Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede | Tri Khoan chuyển ngữ

809

Viếng Vương cung Thánh đường Santa Prassede,
nơi cuộc Khổ nạn kết thúc trong vinh thắng

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini | 29/03/21

Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 40: Tại đây chúng ta cầu nguyện với cây cột mà Chúa Kitô bị trói vào để chịu đánh đòn.

Quý vị bấm vào đường dẫn này để xem ảnh

Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.

Ngày 40

Thứ Hai Tuần Thánh đưa chúng ta đến Vương cung thánh đường Santa Prassede. Ở đây Cuộc Khổ nạn — được tường thuật trong các bức bích họa, và được khơi dậy những cảm xúc bởi Cây Cột của cuộc Khổ hình và nhiều thánh tích khác của các vị tử đạo được chôn cất tại đây — được chiếu sáng bởi ánh sáng của Lễ Phục Sinh chiếu rọi trong các bức tranh khảm.

“Titulus Praxedis” có từ thế kỷ thứ 5, nhưng phải đến thế kỷ thứ 9, Đức Giáo hoàng Paschal I mới cho xây dựng vương cung thánh đường đầu tiên. Người ta nói rằng 2.300 vị tử đạo trong các cuộc bách hại của thế kỷ thứ II được chôn cất tại đây. Ở gian giữa có một đĩa bằng đá pocfia màu đỏ: Theo truyền thống, tại vị trí này có một cái giếng, trong đó Thánh Praxedes và em gái là Pudentiana đã thu lấy máu của các vị tử đạo. Vương cung thánh đường cũng lưu giữ “Cột Thánh”: người ta nói rằng Chúa Giêsu đã bị trói vào đó khi Ngài chịu khổ hình.

Ánh mắt của con người trỗi dậy từ những ký ức của Cuộc khổ nạn đến vinh thắng cuối cùng. Các bức tranh khảm trên gian cung thánh (thế kỷ thứ 9) thể hiện Chúa Kitô trong cuộc tái lâm của Ngài. Trong các cổng vòm cung thánh và khải hoàn, các hình tượng mô tả theo thị kiến của Thánh Gioan được mô tả trong Sách Khải Huyền: Chiên Con ngồi trên ngai vàng, Sách Bảy Ấn, và Thành Giêrusalem trên Trời.

Một công trình nghệ thuật khác của Paradise là nhà nguyện Thánh Zenon. Một ơn đại xá đặc biệt có liên quan đến bàn thờ này: Có thể giải thoát một linh hồn khỏi Luyện ngục sau năm Thánh lễ. Đức Paschal I đã thiết lập điều này sau một thị kiến: Trong khi cử hành thánh lễ tại đây để cầu nguyện cho một người cháu trai, ngài nhìn thấy linh hồn của người cháu được Đức Mẹ đưa lên thiên đàng.

Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa? (Tv 27:1)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Vương cung thánh đường Santa Prassede (bên ngoài). Lối vào chính (ảnh) đi qua giếng trời và sân trong, mặc dù ngày nay mọi người hầu như luôn đi vào bằng cửa phụ. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede (bên trong). “Titulus Praxedis” có từ thế kỷ thứ 5, nhưng vương cung thánh đường đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 bởi Đức Giáo hoàng Pasqual I. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Một đĩa bằng đá pocfia màu đỏ trên nền nhà thờ ở đầu gian giữa đánh dấu nơi, theo truyền thống, có một cái giếng mà Thánh Praxedes và em gái là Pudentiana đã lấy máu của các vị tử vì đạo. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Một tấm bia khắc chữ trên bức tường phía trong của mặt tiền ghi lại chi tiết rằng hài cốt của 2.300 vị tử đạo trong các cuộc bách hại của thế kỷ thứ 2 được chôn cất tại đây; Đức Giáo hoàng Pasqual I đã đưa họ đến vương cung thánh đường này. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Các bức bích họa ở hai bên gian giữa tường thuật cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede (cung thánh). Các bức tranh ghép trên gian cung thánh (thế kỷ thứ 9) mô tả sự tái lâm của Chúa Kitô. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Trong các cổng vòm cung thánh và khải hoàn, các hình tượng theo thị kiến của Thánh Gioan được mô tả trong Sách Khải Huyền: Chiên Con ngồi trên ngai vàng, Sách Bảy Ấn, và Thành Giêrusalem trên Trời. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Trên vòm khải hoàn là bức tranh mô tả Giêrusalem trên Trời (chi tiết). Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Bức tranh khảm cung thánh (chi tiết). Đức Kitô ở trung tâm của cuộc Tái lâm. Hai bên là Thánh Phêrô cùng với Thánh Pudentiana và Thánh Phaolô với Thánh Praxedes. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Trong hầm mộ — được cải tạo vào thế kỷ 18 — lưu giữ các thánh tích của Thánh Praxedes và Thánh Pudentiana trong hai quan tài bằng đá quý. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Nhà nguyện Thánh Zeno còn được gọi là “Vườn địa đàng” với những bức tranh khảm lộng lẫy phủ toàn bộ nhà nguyện. Một ơn đại xá đặc biệt gắn liền với bàn thờ này: Có thể giải thoát một linh hồn khỏi Luyện ngục sau năm Thánh lễ. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

Vương cung thánh đường Santa Prassede. Tại đây lưu giữ “Cột Thánh”, theo truyền thống là cột mà Chúa Giêsu đã bị trói khi ngài chịu khổ hình. Vương cung thánh đường Santa Prassede thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto – Bộ Nội vụ Ý.”

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/5/2021]