Giáo lý Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

222

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Sách Tông Đồ Công Vụ 14.20b -26;
Sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông Đồ 21,1-5a 2.4-9
và Phúc Âm Thánh Gioan 13,31-33a.34-35

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.
“Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”. Đó là lời Chúa!

Diễn ý: 

Giuđa ra khỏi phòng tiệc.
Chúa ban diễn từ ly biệt mọi người
Thời điểm vinh hiển tuyệt vời,
Là chịu khổ nhục, cho đời phúc vinh

Đây là điều răn mới tinh,
Yêu nhau chí cốt, hy sinh trọn tình
Yêu nhau như nghĩa đệ huynh,
Như Thầy đã chết hy sinh vì tình.

Không cần lớn tiếng thuyết trình,
Để cho đời thấy chúng mình thương nhau.
Chỉ cần đạt tới đỉnh cao:
Yêu thương tha thứ hao hao như Thầy.

Môn đệ là chính đấu nầy
Yêu thương nâng đỡ như Thầy đỡ nâng.
Yêu thương đáng giá ngàn cân,
Thiên đàng dành chỗ thiêu thân cho đời. Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm

  • “Hãy yêu thương nhau” – Chúa dạy giới luật yêu thương như điều răn mới của Tân Ước và như là lời trối của Chúa Giêsu.
  • “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương” – Chúa thực hành giới luật yêu thương là chết cho người mình yêu thương.
  • “Mọi người nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương” Đạo Tân Ước là đạo yêu thương – Những người tin Chúa làm thành Hội Thánh – Hội Thánh phải thành chứng nhân tình yêu và là dấu chỉ của tình yêu.

II. Diễn giải liên quan Phúc Âm:

Có quá nhiều giáo phái trên thế giới ngày nay. Điều đó gây chia rẽ và làm cho con người lộn xộn không biết đạo nào là đường, là sự thật và là sự sống. Hơn nữa với tình trạng chia rẽ trầm trọng như thế thì làm sao có thể là dấu chỉ của yêu thương hợp nhất. 

Giáo Hội Kitô Giáo toàn cầu gồm:

  • Chính Thống Giáo Đông Phương – Eastern Orthodox có nhiều ở Hy Lạp và Liên Sô.
  • Chính Thống Giáo Cỗ Đông Phương – Oriental Orthodox – Có nhiều ở Armenia – Syria, Ai Cập và Ethiopia.
  • Giáo Hội Assyrian Đông Phương. Tất cả những giáo Hội Chính Thống Đông Phương nầy có chừng 300 triệu tín đồ.

Những bất đồng trong việc tranh chấp quyền bính giữa Đông và Tây đã đưa đến tuyệt thông và tuyệt giao giữa hai giáo hội năm 1054.  Hai bên vẫn cố gắng để hàn gắn, nhưng xem chừng khoảng cách vẫn còn xa. Tuy nhiên, không có quá nhiều những dị biệt hay đố kỵ giữa Công Giáo La mã và Chính Thống Giáo Đông Phương. Cả hai đều tuyên tín theo Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa năm 325.

Khoảng cách còn xa trong đại kết là Chính thống giáo Đông Phương luôn cho rằng: Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, chính thống và tông truyền do chính Chúa Giêsu thiết lập. Giáo Hội chính thống Đông Phương nhìn nhận hoàn toàn sự bình đẵng giữa các giám mục cũng như xưa các tông đồ có quyền hành ngang nhau. Công Giáo Rôma cũng tin rằng mình là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Giáo Hoàng Rôma, là Giám Mục Rôma nhưng hưởng trọn vẹn quyền đại diện Chúa ở trần gian.

  • Giáo Hội Công Giáo Đông Phương – Eatsern Catholic Churches Sui iuris. Có 22 Giáo Hội theo nghi lễ Đông Phương và độc lập, cũng gọi là autonomous particular churches, Được xếp vào Công Giáo, vì tùng phục Giáo Hoàng Rôma. Có khoảng 14 triệu tín đồ theo thống kê năm 2010.
  • Giáo Hội Công Giáo Rôma – Roman Catholic Church. Tức Giáo Hội theo nghi lễ Latinh, được lãnh đạo bởi Giáo Hoàng, tức Giám Mục Rôma và Giáo Triều Roma, cũng quen gọi là Roman Curia. Theo thồng kê gần đây nhất năm 2013: Công Giáo Rôma có một tỉ hai trăm triệu tín đồ, có 2795 giáo phận, có 207 Hồng Y và 117 vị trong tuổi bầu Giáo Hoàng. Có 5214 Giám Mục trong cả hai Giáo Hội Đông và Tây. Có 412,025 linh mục công giáo trong cả hai nghi lễ Latinh và Đông Phương.
  • Các Giáo Hội Tin Lành – Theo David Barrett trong quyển Thế Giới Kitô giáo Bách khoa (The World Christian Encyclopedia), có khoảng 34,000 nhóm tín đồ Kitô hữu khác nhau trên toàn thế giới và phần lớn họ sinh hoạt độc lập với các giáo phái. Người ta ước lượng có hơn 1000 giáo phái Tin Lành ở Bắc Mỹ. Có khoảng hơn 500 triệu tín đồ cho hàng ngàn giáo phái Tin Lành nầy.

Ngay từ lúc đầu, tên gọi Tin Lành hay Evangelicalism được dùng để chỉ một nhóm các giáo phái khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ XVI bởi Martin Luther. Nhưng sau đó nhóm giáo hội ly khai nầy được gọi là protestant để chỉ nhóm chống đối hay nhóm người thệ phản. Tiếng Việt dịch và hiểu từ thệ phản là thề phản lại Công Giáo Roma. Thực ra protestant bắt nguồn từ protestio trong tiếng Latinh, có nghĩa là công bố chống lại nghị quyết  của Nghị viện Speyer năm 1529 . Vì nghị quyết nầy tuyên bố vô hiệu hoá sự hiện hữu của các nhóm Tin lành vừa ly khai khỏi Công Giáo La Mã.

Người ta có thể liệt kê hàng ngàn sự khác biệt nhỏ lớn. Tuy nhiên giữa Tin lành và Công Giáo Rôma, có bốn điểm dị biệt căn bản trong tín điều:

  • Sola scripturaChỉ có Kinh Thánh được viết thành văn bản. Công Giáo: không chỉ có Kinh Thánh nhưng còn có Thánh Truyền và giáo huấn của Giáo Hội.
  • Sola gratiaÂn sủng duy nhất đến từ Lời Chúa và sự tôn thờ Chúa Giêsu – Không cần bí tích. Công giáo Rôma: Ân Sủng gồm có ơn thánh hoá đến từ Chúa qua các bí tích – Ơn tha thứ đến từ Bí Tích giải tội – và những ân huệ của Chúa Thánh Thần qua Bí Tích Thêm Sức.
  • Sola fideChỉ có đức tin – Người ta được công chính hoá bởi đức tin. Chỉ cần tin là được cứu độ. Công Giáo: Đức tin cần thiết nhưng đức tin phải thể hiện qua việc làm, qua đời sống bác ái. Đức tin không việc làm là đức tin chết.
  • Solus ChristusChỉ có một Chúa Kitô – Không ai có thể và có quyền xưng mình là thay mặt cho Chúa Kitô ở trần gian. Bất cứ ai lãnh nhận phép rửa cũng thừa hưởng chức linh mục của Chúa Kitô. Không cần giáo sĩ, vì ai cũng là giáo sĩ. Công Giáo Rôma: Đức Giáo Hoàng là Vicar of Christ là đại diện cho Chúa Giêsu ở trần gian. Ngài hưởng quyền bất khả ngộ khi tuyên dạy những gì thuộc phạm vi tín lý và luân lý.

Trở lại bài phúc Âm Thánh Gioan về giới luật yêu thương, chúng ta thấy: Trong diễn từ ly biệt, Chúa Giêsu đã dạy “Hãy yêu thương nhau”; Chúa Giêsu đã sống điều mình dạy “Yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con”; Chúa Giêsu đã chỉ rõ cách thức là “Yêu thương là dấu chỉ Giáo Hội Chúa Kitô” và Chúa đã cầu nguyện “Xin cho chúng nên một giống như Cha con ta là một”.

III. Thực hành Phúc Âm:

Đạo Công Giáo cho tôi cơ hội: Hy sinh và phục vụ

Những nhà đào tạo linh mục đều nhìn nhận một điều: Gia đình là nơi vun trồng ơn gọi linh mục. Nói khác đi ơn gọi tu trì bắt nguồn từ đời sống gia đình, từ gương mẫu đạo đức của cha mẹ, từ bầu khí thuận hoà yêu thương hiếu thảo của anh chị em trong gia đình. Nên linh mục là ơn Chúa cho đương sự, nhưng cũng là quà tặng cho gia đình đạo đức. Gia đình không đạo đức không thể có linh mục.