Giáo lý Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Lá, C | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

316

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Sách Tiên Tri Isaia 50, 4-7;
Thư Thánh Phaolô gửi Giáo đoàn Philipphê 2,6-11
và Bài thương Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 22,14-23,56

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.” Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau.  Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến.” Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.”  Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói : “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em. “Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người.” Các Tông Đồ bắt đầu bàn tán với nhau xem ai trong Nhóm lại là kẻ toan làm chuyện ấy. Ðó là lời Chúa.

https://www.heraldmalaysia.com/uploads/news/2019/4/20388754681555055860.jpg

Diễn ý:

Thầy mong ăn lễ Vượt Qua,
Một lần cho đến bên Cha trên Trời.
Rượu nâng, dâng chén, cứu đời,
Máu cứu độ ấy, gọi mời chia nhau.

Rối cầm lấy bánh bẻ trao,
Mình Thầy! nhận lấy! hiến trao cứu đời.
Nhớ Thầy mãi đến ngàn đời,
Qua việc hiến tế mọi thời mọi nơi.

Tình người sao chóng cạn vơi,
Tiền mờ con mắt dỡ hơi bán Thầy.
Thầy đi như đã an bài,
Nhưng khốn cho kẻ phản Thầy vong ơn.

Kiệu lá, suy nghĩ thiệt hơn,
Cầu nguyện, suy nghĩ, van lơn một điều.
Tình nghĩa không có sớm chiều,
Trước sau như một dù nhiều đắng cay. Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:

https://www.workingpreacher.org/wp-content/uploads/2020/06/Swanson_Entry_into_the_City.jpg

  • Tuần thương khó, tuần của vinh quang và tủi nhục. Tuần thương khó, tuần của đau khổ, hành hình, chết chóc nhưng cũng là thời điểm ơn cứu độ được ban xuống cho nhân loại.
  • Tuần thương khó, tuần giằng co giữa quyền lực Satan và sự chiến thắng vinh quang của Con Thiên Chúa Phục Sinh.
  • Chúa Giêsu trong tuần thương khó được trình bày như con chiên bị sát tế thành giá cứu chuộc cho muôn người: Trong Cựu Ước, đêm Thiên Thần Chúa Vượt Qua nhà người Do Thái có máu chiên bôi trên cửa và để họ được an toàn rời khỏi ách nô lệ Ai Cập.
  • Đêm tiệc ly, lần cuối Chúa dự tiệc Vượt Qua của Cựu Ước, nhưng cũng là lần đầu Chúa thiết lập Lễ Vượt Qua của Tân Ước, tức Bí Tích Thánh Thể, Máu Chúa thành giá cứu độ, Mình Máu Thánh Chúa thành lương thực cho hành trình về thiên quốc.
  • Chúa sát tế chính mình trên thánh giá, giọt máu sau cùng từ cạnh sườn chảy ra thành nguồn ơn cứu độ muôn người. Chúa yêu thương nhân loại đến vắt cạn kiệt chính mình và trao ban đến tận cùng.

II. Diễn giải liên quan Phúc Âm:

https://05714042a2232aa91807ef46-qgjpdebgroop4m.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2019/03/passover-768x433.jpg

1. Lễ Vượt Qua là gì?

Biến cố Vượt Qua xảy ra khoảng năm 1450 trước Chúa Giáng Sinh, được trình bày trong Sách Xuất Hành 12, 1-28: Giết chiên lấy máu bôi lên cửa để đánh dấu là nhà người Do Thái nhằm tránh việc con trai đầu lòng bị sát hại “Khi Ta thấy máu bôi trên cửa, Ta sẽ Vượt Qua” (Xuất Hành 12,13) Thịt chiên dùng làm thức ăn, ăn với bánh không men và rau đắng trong tư thế vội vả xuất hành rời khỏi Ai Cập. Thức ăn, thịt chiên với bánh không men và rau đắng nầy được dùng trong bảy ngày liên tiếp sau khi rời khỏi Ai Cập.

https://d3d0lqu00lnqvz.cloudfront.net/media/media/532b42db-c89c-4a00-b0eb-df3817191ee8.jpgChúa truyền lệnh cho con cái Do Thái phải mừng lễ Vượt Qua hằng năm để ghi nhớ ngày Thiên Chúa giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Thế là có Lễ Vượt Qua (Passover Feast) và bữa ăn Vượt Qua (Passover meal) với thịt chiên bị sát tế (Paschal lamb) được tổ chức hàng năm.

Khi đã rời khỏi Ai Cập và sau khi đã nhận hai bia đá ghi mười điều răn Chúa ở núi Sinai. Người Do Thái dựng Lều Tạm (Tabernacle) để chứa Hòm Bia Giáo Ước. Aaron và con trai Ông đã được thánh hiến bằng đầu để phục vụ việc tế tự (Xuất Hành 40.13) và sau đó người Do Thái cử hành Lễ Vượt Qua đầu tiên trong Sa Mạc. Suốt bốn trăm năm đầu trong lịch sử Do Thái, khi chưa có đền Thờ Giêrusalem, những thế hệ người Do Thái nối tiếp rất trung thành cử hành Lễ Vượt Qua hàng năm trong nơi hoang dã, để ghi nhớ việc xuất hành rời khỏi Ai Cập và hành trình bốn mươi năm trong sa mạc, sống trong các lểu tạm.

Đến thời vua Davít, khoảng 1000 năm trước Chúa Giêsu, người Do Thái mừng Lễ Vượt Qua ở Giêrusalem theo như lời Chúa truyền cho Môsê được ghi trong Sách Đệ Nhị Luật 16, 1-8. Họ vẫn duy trì việc giết chiên và ăn thịt chiên với bánh không men và rau đắng.

2. Xem chừng Chúa lập Bí Tích Thánh Thể khác nhau. Trong Luca, rượu trước bánh sau, còn trong Mathêô, Matcô, Gioan và trong thư thứ I Thánh Phaolô gửi Corintô thì bánh trước rượu sau?

Tường thuật bữa tiệc ly và việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể được tìm thấy trong:

  • Phúc Âm Thánh Luca 22, 7-23 như chúng ta thấy trong bài thương khó hôm nay: Rượu trước, bánh sau.
  • Phúc Âm Matthêô 26, 26-30: bánh trước, rượu sau.
  • Phúc Âm Matcô 14, 22-25: Bánh trước, rượu sau.
  • Phúc Âm Gioan 13, 21-30: Không mô tả cách thức rõ ràng, trọng tâm là những lời sau cùng của Chúa Giêsu về giới luật yêu thương và sự gắn bó với Chúa như cành nho và thân nho.
  • Trong Thư I Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Corintô 11,23-26: Bánh trước rượu sau.

Người ta cho rằng, Thánh Luca đã đặt việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể ngay sau lần uống ly rượu đầu trong tiệc Vượt Qua. Người Do Thái uống ly rượu đầu trong tiệc Vượt Qua để chúc tụng Chúa vì ban hoa màu ruộng đất và rượu nho. Chúa dùng rượu để thánh hiến thành Máu Chúa. Rồi sau đó, chủ nhà mang bánh không men ra, chia nhau ăn với rau đắng chấm vào nước muối thì Chúa mới dùng bánh để thánh hiến thành Mình Chúa.

Còn các Phúc Âm khác thì đặt việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể sau khi chủ nhà mang bánh không men ra ăn với rau đắng. Lúc đó Chúa dùng Bánh thánh biến thành Mình Chúa. Kế đến khi uống ly rượu thứ hai, trước khi ăn chiên sát tế, Chúa thánh hiến rượu thành Máu Thánh Chúa.

Chúa lập Bí Tích Thánh Thể theo trật tự nào, bánh trước hay rượu trước?

Nhiều người đồng ý với cách thức: Bánh trước, rượu sau. Ví chỉ có Thánh Luca là nói khác: rượu trước, bánh sau. Sự thật, Thánh Luca là môn đệ của Thánh Phaolô sau nầy, Ông không có mặt trong bữa tiệc ly. Đang khi đó Matthêô và Gioan tham dự bữa tiệc ly và chứng kiến tận mắt việc lập Bí Tích Thánh Thể. Vậy thì tường thuật của Gioan và Matthêô phải chính xác hơn.

Giáo Hội tán thành trật tự nầy: Trong thánh lễ, Linh Mục truyền phép bánh trước và rượu sau.

https://assetsnffrgf-a.akamaihd.net/assets/m/502017200/univ/art/502017200_univ_lsr_lg.jpg

Như vậy Phúc Âm Thánh Luca không chính xác?

Nên Chúa thánh hiến rượu trước hay bánh trước không làm thay đổi giá trị Bí Tích Thánh Thể chút nào. Đó là Mình Chúa và Máu Chúa sau lời truyền phép. Vậy tại sao Thánh Luca lại đảo lộn trật tự lập Bí Tích Thánh Thể bằng cách cho rượu được thánh hiến trước?

Tường thuật trong sách xuất hành bảo là: Giết chiên lấy máu bôi lên cửa, rối làm thịt chiên ăn với rau đắng trong tư thế sẵn sàng ra đi. Nên phải có máu trên cửa trước để thiên thần mới biết mà Vượt Qua. Nhờ vậy mới có sự sống sót cho con trai đầu lòng người Do Thái. Sau khi rời khỏi Ai Cập, người Do Thái hằng năm mừng lễ Vượt Qua, giết chiên và vẫn lấy máu bôi trên cửa như cha ông họ làm ngày xưa, sau đó mới ăn bánh không men.

Máu chiên đổ ra để cứu sống. Bánh để nuôi sống người được cứu sống. Nếu không được cứu sống thì cũng không cần bánh để nuôi sống. Nên Thánh Luca là người đã theo sát truyền thống Do Thái khi tường thuật việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể theo trật tự rượu trước, bánh sau. Ngài mô tả Chúa Giêsu như con chiên bị sát tế và lấy máu mình cứu độ nhân loại và rồi mới biến thân mình thành lương thực nuôi sống nhân loại được cứu sống.

Luật Phụng Vụ Thánh Thể cho phép người Công giáo có thể chỉ rước Máu Thánh Chúa. Nếu họ không thể rước Mình Thánh Chúa.

III. Thực hành Phúc Âm:

Bảy Lời sau cùng của Chúa Giêsu là 7 Lời Cứu độ

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã liệt kê những lời sau cùng của Chúa Giêsu.

  • Lạy Cha! Xin tha cho họ vì họ lầm không biết.
  • Thưa Bà, nầy là Con Bà!
  • Nầy là Mẹ Con!
  • Quả thật, hôm nay anh sẽ được ở trên thiên đàng với Ta!
  • Ta Khát!
  • Lạy Cha, sao Cha bỏ con!
  • Mọi sự đã hoàn tất!

https://lh4.ggpht.com/-9r9qrgLJBmQ/XE1VHGM183I/AAAAAAAAWG4/1aQGHBqPhxoOg8x-1SFXR59QpdePg54KwCLcBGAs/s1600/DucHongYThuan.webpĐây là những lời cứu độ và ban ơn phúc cho nhân loại. Chúa là Đấng cứu thế cho đến hơi thở cuối cùng. Chúa thật hết sức tận tụy với sứ mạng cứu thế của mình. Tìm mọi cách để cứư người: Tay chân bị đóng đinh dính vào thánh giá, vô phương cựa quậy. Toàn thân đau đớn, không sao trăn trở được. Nhưng Ngài vẫn là Ngôi Lời của Thiên Chúa, Verbum Dei. Lời sáng tạo. Lời tha thứ và Lời cứu độ.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bị bỏ tù khổ sở hơn 13 năm. Không tìm thấy nơi Ngài một lời oán trách, hận thù hay hằn hộc với những người làm khổ mình.

Ước gì lời nói của chúng ta là lời mang bình an, mang phấn khời và khích lệ cho người khác. Ích gì khi buông những lời miệt thị, những lời gây tổn thương, những lời chà đạp danh dự người khác. Chúng ta được cứu chuộc bằng Lời Chúa. Xin hãy thành Lời Cứu Sống người khác.