Ngày nay cũng như 2000 năm trước, ôm những kẻ có tội vẫn bị xem là “chướng mắt”

957

by phanxico.vn

Đức Phanxicô giải tội cho một tù nhân trẻ ở Pacora ngày 25 tháng 1-2019

vaticannews.va/fr, Andrea Tornielli, Panama, 2019-01-25

Ngày nay cũng như 2000 năm trước, ôm những kẻ có tội vẫn bị xem là “chướng mắt”. Phúc âm hóa dựa trên trọng tâm của lòng trắc ẩn. Một sứ điệp đáng thảo luận về một số báo chí công giáo hàng ngày vẫn thường hay lên án.

Ngày hôm qua, 24 tháng 1, ngày lễ Thánh Phanxicô Salê, bổn mạng các nhà báo, Đức Phanxicô có buổi nói chuyện với các Giám mục Trung Mỹ, ngài kêu gọi một số báo chí công giáo, trước hết kết quả của việc phúc âm hóa không dựa trên sự phong phú của các phương tiện hay trên số lượng các sự kiện chúng ta tổ chức, nhưng dựa trên sự “tập trung của lòng thương xót.”

Ngài nói: “Điều làm tôi âu lo là lòng trắc ẩn đã mất trọng tâm trong Giáo hội. Ngay cả các nhóm công giáo cũng mất hay đang trên đà mất, để không bị cho là quá bi quan. Ngay cả trong các phương tiện truyền thông công giáo cũng không có lòng trắc ẩn. Có sự phân ly, lên án, ác ý, quyết liệt, tự tôn quá cao, tố cáo dị giáo…”

Đó là “bức hình” của một thực tế không may ở dưới mắt mọi người: sự truyền bá của các báo chí tự cho là công giáo có thói quen muốn phê phán tất cả mọi sự, tất cả mọi người, tự đặt mình trên bệ, đặc biệt quyết liệt với các anh em trong đức tin có quan điểm khác mình.

Và thái độ bài-kitô sâu đậm này (dù được truyền tải bởi các phương tiện truyền thông được ‘đóng dấu’ công giáo) không phải là một hiện tượng nhất thời chỉ liên quan đến việc chỉ trích hàng ngày của triều giáo hoàng hiện nay. Nguồn gốc của thái độ này có một cái gì sâu sắc hơn và ít tùy tiện: thực tế là cho rằng, để tồn tại và khẳng định chính mình, căn tính của tôi mỗi ngày cần nhận diện một kẻ thù để tôi chống. Một người để tấn công, một người để lên án, một người để phán xét dị giáo,

Để đối diện với vấn đề này, chứng từ của Chúa Giêsu là một sự thay đổi hoàn toàn, thổi bùng lên các truyền thống đã thụ đắc và các ứng xử phân tầng, thách thức với lối “suy nghĩ đúng” của mọi nơi, mọi thời. Thêm một lần nữa, gần đây chúng ta thấy điều này trong cuộc gặp của Đức Phanxicô ngày 25 tháng 1 tại trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên phạm pháp Las Garzas de Pacora, trong một vài phút ngài đến thăm các tù nhân trẻ không thể đi dự ngày JMJ. Một chứng từ cảm động của lòng trắc ẩn và thương xót, không có trong sách hướng dẫn, nhưng có được trước hết do lòng trắc ẩn và thương xót qua kinh nghiệm của chính mình để có thể nhìn về người khác, về người có tội, về người đã bị lầm.

Đức Phanxicô giải thích cho các tù nhân trẻ, Chúa Giêsu không ngại gần với những người mà vì nhiều lý do khác nhau đã mang trên vai mình sự hận thù xã hội. Chúa Giêsu dùng bữa với người thâu thuế, với kẻ phạm tội đã làm nhiều người chướng mắt vì “Chúa Giêsu đến gần, thỏa hiệp với chính mình, không sợ mất uy tín, luôn mời gọi giữ một chân trời để có thể làm mới lại sự sống và lịch sử”. Nhưng nhiều người không ủng hộ chọn lựa này của Con Thiên Chúa, họ gán lên, họ đóng ấn hành vi của những người đã bị lầm bằng cách dán nhãn không những quá khứ mà cả hiện tại và tương lai.

Đức Phanxicô giải thích, làm như vậy chỉ gây chia rẽ, phân biệt người xấu người tốt, người công chính kẻ phạm tội. Người ta dựng lên các bức tường vô hình nghĩ rằng khi gạt ra bên lề, khi cô lập thì sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng ngược lại, cứ mỗi trang Phúc Âm đều cho chúng ta thấy một thái độ khác, một cách mạng cô-péc-ních (theo đó trái đất quay chung quanh mặt trời, trái với quan niệm cũ trái đất là trọng tâm và bất động) mà dưới mắt Chúa Giêsu là nhìn người khác không qua các sai lầm, các tội hay các lỗi mà họ đã phạm, nhưng vì những gì mà cuộc sống của họ có thể trở thành nếu được lòng thương xót, lòng trắc ẩn, tình yêu vô hạn của Thiên Chúa chạm đến, Ngài ôm lấy chúng ta trước khi phán xét chúng ta.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch