Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Vọng, năm C | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

475

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM C

Sách Ba-Rúc 5.1-9;
Thư Thánh Phaolô tồng đồ gửi giáo đoàn Philipphê 1.4-6.8-11
và Phúc Âm Thánh Luca 3.1-6

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Ðời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa. Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: “Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Ðó là lời Chúa.

Diễn ý:

Lời Chúa kêu gọi Gio-an,
Rời vùng hoang địa đi loan đi truyền.
Ông liền đi khắp trong miền,
Cầu ơn tha tội, rao tuyền ăn năn.

Ông làm điều sấm xưa chăng:
Hoang địa có tiếng kêu rằng ăn năn.
Sửa đường Chúa đến thẳng băng,
Tội lỗi sám hối, lăng nhăng cải chừa.

Bỏ thói quanh quẹo sống bừa,
Gom lo cho đủ cho vừa lòng tham.
Bạt đồi lấp hố bằng trang,
Sẵn sàng tiếp đón Đấng ban ơn Trời.

Mùa Vọng quan trọng cho đời,
Tập trung chuẩn bị chào mời Cứu Tinh.
Mùa Vọng thêm chút hy sinh,
Thêm giờ cầu nguyện thêm kinh sáng chiều. Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:   

  • Gioan Tẩy Giả thực thi sứ mệnh làm tiền hô, dọn đường cho Đấng Cứu Thế là chuyện có thật đã xảy ra trong lịch sử của Do Thái thời bấy giờ: Năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Tibêriô.
  • Gioan Tẩy Giả thực thi sứ mệnh làm tiền hô, dọn đường cho Đấng Cứu Thế là chuyện đã được loan báo tứ trước qua các ngôn sứ Cựu Ước như Isaia.
  • Cứu độ là chuyện có chuẩn bị chu đáo bằng lời rao giảng của các tiên tri.
  • Cứu độ là chuyện đã xảy ra trong lịch sử.
  • Nên thật khó tin nếu đổ thừa là không hề nghe biết chuyện Chúa Gỉêsu Con Thiên Chúa giáng trần bao giờ để thoái thác việc tin vào Thiên Chúa làm người.

I. Dẫn giải có liên quan Phúc Âm:   

Năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Tibêriô

Những Hoàng Đế Rôma trong triều đại gọi là Julio-Claudia, có liên quan nhiều đến Chúa Giêsu cũng như Giáo Hội thời sơ khai.

Julio và Claudia là tên 2 gia đình Rôma. Tuy nhiên họ không có con trai ruột để nối ngôi hoàng đế, nên thường phải trao quyền cho cháu trai hay cho con nuôi. Có 5 hoàng đế trong triều đại Julio-Claudia:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/eb/Statue-Augustus.jpg/375px-Statue-Augustus.jpgHoàng Đế Augustô: Tên Rôma đầy đủ là Gaius Iulius Ceasar Augustus. Đây là hoàng đế Rôma đầu tiên trong triều đại Julio-Claudia. Augusto sinh ngày 23 tháng 9 năm 63 trước Công nguyên. Ông cai trị La Mã từ ngày 16 tháng 1 năm 27 trước Công nguyên cho đến ngày 19 tháng 8 sau Công nguyên tức triều đại ông dài đến 41 năm. Augustô không có con trai. Ông gả con gái mình tên Julia cho Marcus Vipsanius Agrippa. Julia có 3 con trai và 2 con gái là Gaius Caesar, Lucius Caesar, Julia nhỏ, Agrippina lớn Postumus Agrippa.

Augustô nhận 2 cháu ngoại trai làm con nuôi là Gaius và Lucius, có ý cho kế thừa sự nghiệp. Tuy nhiên, Augustô cũng rất thương 2 đứa con trai riêng của Livia vợ mình là DrususTiberius. Họ được coi là những chỉ huy quân sự rất có tài.

Augustô buộc Tiberius kết hôn với Julia lớn, con của Augustô. Drusus, anh của Tiberius ngã ngựa chết năm 9 trước Công nguyên. Lucius chết năm thứ 2 sau Công nguyên và Gaius chết năm thứ 4 sau công nguyên. Tiberius trở thành kế vị Augustô cai trị Rôma từ ngày 19 tháng 8 năm 14 sau công nguyên.

Tiberiô: Tên Rôma đầy đủ là Tiberius Iulius Caesar Augustus. Tiberius lên ngôi cai trị đế quốc La Mã từ ngày 19 tháng 8 năm 14 sau Công nguyên cho đến ngày 16 tháng 3 năm 37 sau Công nguyên.

Tiberiô nguyên có tên lúc sinh là Tiberius Claudius Nero. Ông là con của Claudian, con trai của Tiberius Claudius NeroLivia Drusilla. Thân mẫu ông đã ly dị thân phụ ông và tái giá với Octavian Augustus vào năm 39 trước Công nguyên. Tiberius sau này cưới con gái của Augustus là Julia Lớn và được Augustus chọn làm người kế vị dưới cái tên Tiberius Iulius Caesar Augustus. Sau cái chết của con trai mình là Julius Caesar Drusus vào năm 23, Tiberius đau buồn và bắt đầu lơ là việc cai trị. Vào năm 26, Tiberius rời khỏi Roma và giao quyền cai trị cho vệ binh Lucius Aelius Sejanus và Quintus Naevius Sutorius Macro. Caligula – cháu nuôi của Tiberius, đã lên ngôi hoàng đế sau khi ông qua đời.

Caligula: Tên Rôma đầy đủ là Gaius Iulius Ceasar Augustus Germanicus. Tibêrius tôn trọng lời trối của vị tiền nhiệm, Ông đã chọn Caligula từ phía gia đình hòang tộc Julian. Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus, người con trai duy nhất còn lại người con nuôi Germanicus. Caligula  không chỉ thuộc hai bên dòng họ Julian và Caludian, nhưng còn là trực hệ của Augustus Caesar  qua mẹ của Ông là Agrippina lớn. Caligula là biệt danh khi ông còn bé. Ông là hoàng đế Roma thứ ba cai trị từ năm 37 cho đến 41 sau Công nguyên. Ông chết vì bị ám sát.

Claudiô: Tên Rôma đầy đủ là Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus. Ông nầy là chú của Caligula. Ông cũng là cháu họ của Tiberius và là em trai của Germanicus. Ông được lên ngôi hoàng đế nhờ nghị viên và cận vệ hoàng gia. Ông cai trị La Mã từ 25 tháng một năm 41 sau Công nguyên cho đến ngày 13 tháng 10 sau Công nguyên.

Nêrô: Tên Rôma đầy đủ là Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus. Nêrô lên ngôi hoàng đế năm 54, lúc đó ông mới có 17 tuổi, vị hoàng đế trẻ nhất trong triều đại Julio-Claudia. Nêrô trực thuộc dòng họ Augustus Caesar. Năm 64 thành phố Rôma bị cháy, Nêrô áp dụng đánh thuế nặng để tái thiết thủ đô.

Ngày 11 tháng 6 năm 68, nghị viên Rôma tuyên bố Nêrô là kẻ thù của đất nước và bị buộc uống thuốc độc chết. Giáo Hội sơ khai đã bị bách hải khủng khiếp dưới thời Nêrô. Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô… có Lời Thiên Chúa phán cùng con ông Giacaria là ông Gioan trong hoang địa.. Năm thứ 15 của thời Tibêriô tức năm 29 sau Công nguyên. Chuyện quan trọng không là năm tháng, nhưng năm tháng là chuyện lịch sử. Luca muốn loan báo tác vụ của Gioan Tẩy Giả, tiền hô của Đấng Cứu Thế là sự can thiệp rõ ràng của Thiên Chúa trong lịch sử nhân lọai. Đây là chuyện có thật, đã diễn ra trong lịch sử Do Thái thời bấy giờ.

Thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê

Phongxiô Philatô, tổng trấn Rôma tại Giêrusalem giữa năm 26 và 36.

Cả 4 Phúc Âm đều nói đến Philatô như người không muốn giết Chúa Giêsu, nhưng cũng đành nhắm mắt làm ngơ để Chúa Giêsu bị đem đi giết, vì quyền lợi cá nhân của mình, vì chiếc ghế tổng trấn.

  • Phúc Âm Thánh Matthêô nói là Philatô rửa tay để chứng tỏ là không muốn để máu người vô tội.
  • Phúc Âm Thánh Matcô nói rằng: Philatô bị buộc phải kết án Chúa Giêsu, kẻ chống lại hoàng đế La Mã.
  • Phúc Âm Thánh Luca không những cho rằng Philatô không tin là Chúa Giêsu chống lại La Mã mà cả Herôđê Antipa, vua của Do Thái thời bấy giờ.
  • Phúc Âm Thánh Gioan thì nói Philatô tuyên bố “Ta không thấy người nầy có tội gì!”
  • Thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê. Luca chỉ muốn nói rằng: Đó là thời Do Thái bị đô hộ và mất chủ quyền. Chúa Giêsu, mang thân phận con người, sinh ra trong không gian và sống trong thời gian lịch sử, thời gian đất nước bị đô hộ. Ngài đến để chia sẻ thực sự kiếp sống con người. Ngài đến để làm cho con người khao khát và đưa con người đến sự giải thoát không chỉ chính trị mà khỏi vòng khống chế của tội lỗi và thần dữ.

Hêrôđê làm tiểu vương miền Galilê, người em là Philípphê làm tiểu vương miền Iturê và Trakhônít, Lyxania làm tiểu vương miền Abilên.

Có nhiều tên Hêrôđê. Kinh Thánh gọi họ là tiểu vương, tức những vua nhỏ cai trị một phần lãnh thổ của Do Thái thời bấy giờ. Xin có một vài phân biệt như sau:

Vua Hêrôđê cai trị từ năm 37 trước Công nguyên cho đến năm 4 sau Công nguyên được gọi là Hêrôđê Cả. Chính vị vua này đã tìm cách giết Đức Giêsu khi ra lệnh tàn sát các trẻ em ở Bê-lem theo như tường thuật trong Phúc Âm Matthêô 2.1-18.

Hêrôđê Cả có những người còn làm tiểu vương như sau:

Hêrôđê Antipa: Tiều vương miền Galilê và Pêrê theo Phúc Âm Luca 3.1. Hêrôđê Antipa có gặp Đức Giêsu khi Người bị điệu đi xử theo như trong Phúc Âm Luca 23. 8-12. Hêrôđê Antipa lấy bà Hêrôdia, là vợ của anh mình là Philip và cũng đã ra lệnh chém đầu Gioan Tiền Hô và đặt trên đĩa trao cho con gái bà Hêrôdia. Được tường thuật trong Phúc Âm Matthêô14.3-6 và Matcô 6.14.

Hêrôđê Philíp I, là con của Hêrôđê cả với bà Mariamne II. Ông cũng là chồng của bà Hêrôdia và bị Hêrôđê Antipa cướp lấy.

Hêrôđê Arkêlau, con của Hêrôđê Cả với bà Manthakhê, anh của Hêrôđê Antipa, cai trị miền Giuđê và Samaria như trong Phúc Âm matthêô 2.22.

Hêrôđê Philíp II, con của Hêrôđê Cả với bà Cléopâtre, chồng của bà Salômê, tiểu vương miền Iturê và Trakhônít như trong Phúc Âm Luca 3.1.

Hêrôđê Agrippa I, cháu của Hêrôđê Cả, đã bách hại cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên như trong Công vụ Tông đồ đề cập 12.10-23.

Hêrôđê Agrippa II, con của Hêrôđê Agrippa I, đã gặp thánh Phaolô theo như Tông đồ Công vụ 26.1tt.

Chúa Giêsu được loan báo sinh ra trong một đất nước nhỏ bé, nhưng bị chia năm xẻ bảy cho những ông tiểu vương địa phương có “tí quyền”. Kỳ thực Rôma vẫn toàn quyền thống trị đế quốc. Đấng Cứu Thế đến để qui tụ, để tập hợp mọi dân nước dưới sự lãnh đạo của Thiên Chúa. Thiên Chúa là tiểu vương, nhưng là vua hoàn vũ. Thiên Chúa làm vua không để thao túng hay trục lợi cầu vinh, nhưng để cho “chúng được sống và sống dồi dào!”

Hanna và Caipha làm thượng tế

Trước tòa án Do Thái. Phúc Âm Thánh Gioan 18.12-25 kể rằng: “Cơ binh và viên quản cơ, cùng với bộ hạ của người Do Thái bắt lấy Ðức Giêsu và trói Ngài lại. Họ điệu Ngài đến cùng Hanna trước hết, vì ông là nhạc phụ của Caipha, vị Thượng tế năm ấy. Caipha là người đã bàn với người Do Thái: Cái lợi hẳn là chỉ một người chết thay vì cả dân. Thượng tế tra hỏi Ðức Giêsu về môn đồ và giáo huấn của Ngài. Ðức Giêsu đáp lại với ông: “Tôi đã công khai nói với thế gian, tôi hằng ngày giảng dạy hoặc trong hội đường, hoặc nơi Ðền thờ, tức là những nơi mọi người Do Thái đều tụ hội, chứ tôi có nói chùng lén gì đâu? Ông hỏi tôi làm gì? Hãy hỏi những người đã nghe, xem tôi đã nói gì với họ. Kìa, họ biết tôi đã nói những gì”. Ngài nói thế, thì một người trong nhóm bộ hạ túc trực ở đó vả mặt Ðức Giêsu mà rằng: “Lại dám trả lời với Thượng tế như vậy ư?” Ðức Giêsu trả lời với y: “Nếu Ta đã nói không phải, thì hãy chứng đâu là không phải; mà nếu là phải, sao lại đánh Ta?” Bấy giờ Hanna sai điệu Ngài, vẫn bị trói, đến với Thượng tế Caipha.

Luca đưa cả giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái vào lịch sử cứu độ. Chúng ta biết rằng: Cả Phúc Âm Luca và Sách Tông đồ Công vụ đều có phần tự thuật và đề cập đến tên một người tên Thêôphilê. Rất nhiều người cho rằng: Đây là một người nỗi tiếng trong xã hội thời ấy vừa mới tòng giáo. Người tòng giáo hay người Do Thái giáo cũng cần biết là: Đấng cứu thế mở màn cho một thời đại mới, thời tân ước. Nền phượng tự cũ, với những thượng tế như Caipha, dù có tà tâm muốn sát hại Chúa, sẽ bị thay thế bởi nền phượng tự Tân Ước mà Chúa Giêsu là Thượng Tế.

III. Thực hành Phúc Âm:   

Ngao ngán thất vọng:

Từ đầu tháng Ba năm 2020, Giáo Hội Công giáo ở Mỹ cùng cả nước tuyên bố đại dịch Covid 19. Nhà thờ đóng cửa không còn thánh lễ Chúa Nhật… Sau ba tháng, nhà thờ Công giáo từ từ mở cửa, nhưng hạn chế số người tham dự vì sợ lây nhiễm… Cho tới  tháng 11 năm 2020, khi tôi soạn Giáo Lý Phúc Âm năm C nầy… số người đi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật vẫn còn ít so với 25% khả năng dung chứa của nhà thờ.

Giáo xứ tôi có 2 nhà thờ nhỏ có 3 Lễ cuối tuần. Trước mùa đại dịch, chúng tôi có chừng 210 người tham dự thánh lễ. Bây giờ cả 3 lễ chỉ độ chừng 90 người, không được phân nửa.

https://images.squarespace-cdn.com/content/v1/589534a31b10e37f9b3f7670/1601479531637-8T7RJRA7KY9R7Z07A2EN/New+Blog+Closed+Church.jpgĐương nhiên người ta có lý do đổ thừa đại dịch lây lan, nhưng tôi nghĩ là có không ít người mong cho đại dịch kéo dài để không phải đi dự lễ Chúa Nhật theo luật buộc. Tôi cũng không có hy vọng tìm lại được số người dự lễ như lúc trước.

Tôi buồn và thất vọng vì viễn ảnh nhà thờ có thể bị đóng cửa. Tuy nhiên, tôi cũng tự hỏi: Tôi là ai? Tôi xây dựng giáo xứ nầy chăng? Không! Tôi chỉ là một linh mục được sai đến để phục vụ cộng đồng dân Chúa. Người buồn và thất vọng là Chúa, chứ không phải tôi. Chúa không bao giờ buồn và thất vọng, vì Chúa là TIN CẬY MẾN. Chúa là Mùa Vọng. Nên tôi phải sống mùa Vọng với ý nghĩa hoàn toàn tin tưởng và phó thác cho Chúa. Chúa thiết lập Giáo Hội, Chúa biết chuyện phải lo.