Bài giảng Chúa Nhật 6 Quanh Năm C

1654
Chúa giảng Tứ KHỔ – Tứ PHÚC
Khổ là “ĐƯỢC”, nhưng lúc nhúc người ham
Phúc là “MẤT”, lòng không kham
Nghe giảng tưởng KHỔ cầm canh,
Đâu ngờ PHÚC lớn nhanh mang về xài.
Amen.

1. Video bài giảng

Thơ diễn ý: 

Dừng lại ở khoảng đất bằng
Chúa giảng tứ phúc bảo rằng lắng nghe:
Nghèo là có Phúc lắm nghe!
Tín thác vào Chúa chở che cuộc đời. 

Đói khát lộc thánh ơn Trời
No đầy ơn phúc đời đời ngày sau
Phúc cho những kẻ khổ đau
Vì danh Con Chúa lao đao buồn phiền 

Khốn thay những kẻ lắm tiền
Bám lấy vật chất hưởng niềm ủi an.
Khốn thay no phỉ đầy tràn
Quên cầu phúc lợi thiên đàng ngày mai.

Vui cười! ca tụng! khốn thay!
Phù vân giả trá đắng cay khổ sầu
Tứ phúc khấn nguyện kêu cầu
Tứ khổ là hoạ, là rầu ngày mai. Amen.

CHÚA NHẬT VI QUANH NĂM
Sách Ngôn Sứ Giêrêmia 17.5-8;
Thư I Thánh Phaolô gửi Côrintô 15.12.16-20
và Phúc Âm Luca 6.17.20-26

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng lại trên một khoảng đất bằng; ở đó có đông môn đệ và một đám đông dân chúng từ Giuđêa, Giêrusalem, miền duyên hải Tyrô và Siđon kéo đến để nghe Người giảng và xin Người chữa bệnh tật. Bấy giờ Người đưa mắt nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương. Ngày ấy, các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.

“Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả”.
Đó là lời Chúa – Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa.

I. Giáo Huấn Phúc Âm:

  1. Chúa Giêsu thiết lập Giao Ước mới với những lề luật mới: tứ phúc và tứ khổ
  2. Tứ phúc và tứ khổ là những nghịch thường trong quan niệm nhân sinh: Cái gì đời cho là Phúc thì là khổ trong lể luật của Tân Ước.
  1. Người theo Chúa là người tuần giữ luật Chúa, lột bỏ hẵn những phúc lợi của đòi mà sống theo những phúc lợi theo tiêu chuẩn của đạo mới.

II. Dẫn giải Phúc Âm:

1. Khác biệt giữa Bát Phúc trong Phúc Âm Matthêu 5.3-10 và Tứ Phúc, Tứ Khố trong Phúc Âm Luca hôm nay?

Khác biệt: Bát Phúc trong Phúc Âm Thánh Matthêu nằm trong loạt bài giảng trên núi của Chúa. Matthêu viết Phúc Âm cho người Do Thái chính gốc, là những người thuộc nằm lòng Kinh Thánh Cựu Ước. Nên Matthêu dùng Bát Phúc diễn tả Chúa Giêsu như Môsê trong Cựu Ước, từ trên núi xuống mang hai bia đá khắc ghi 10 điều răn Chúa Trời để thành lập giáo Ước với dân Do Thái. Ngày nay, Chúa Giêsu, giống như Môsê, từ trên núi xuống phổ biến Bát Phúc như hiến chương Nước Trời để thành lập Giao Ước mới giữ Chúa và dân mới, tức toàn thế giới.

Còn Tứ phúc và Tứ khổ trong Phúc Âm Thánh Luca, cho chúng ta thấy là dân chúng từ Giudêa, từ Giêrusalem, từ Tyrô và Sidon … tức dân tứ xứ… Do Thái truyền thống và cả dân ngoại..Nên không có Bát Phúc ở đây mà chỉ còn là những qui luật sống đơn giản: Cái gì là tốt nên làm và cái gì là xấu xa gây khốn khổ nên tránh. Nó không mang chở ý nghĩa của Hiến Chương Nước Trời hay tiêu chuẩn để thiết lập một Giao Ước Mới. Dễ hiều là: Cả Thánh Sử Luca và dân vùng Tyrô và Sidon đều là dân ngoại hay có gốc ngoại giáo. Nếu không là Do Thái chính gốc thì khó nhìn thấy Chúa Giêsu là một Môsê mới.

2. Tại sao Phúc âm lại có những giáo huấn xem chừng nghịch lý như “Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi…?

Trong Luca 12.51 Chúa Giêsu nói “Đừng nghĩ là ta mang hoà bình đến cho trần gian… không, nhưng là chia rẽ..”  Nghe thật nghịch lý và khó hiểu. Nhưng nó lại hợp lý với đòi hỏi của Tin Mừng. Đòi hỏi hàng đầu của ơn gọi làm tong đồ Chúa là “BỎ” – Bỏ thuyền, bó lưới, bò Cha già, bỏ nghề cũ, bỏ Cha Mẹ, bỏ anh chị em… và sau cùng là bỏ chính mình, bỏ mạng… để “ĐƯỢC” sự sống vĩnh hằng trên thiên quốc. Cái không mấy ai dám theo Chúa, hay tạo mâu thuẫn nghịch lý là: BỎ quá nhiều mà chỉ ĐƯỢC có một. Cái MỘT nầy lại vô hình xa xôi mù mờ, đang khi những cái BỎ thì thất là tỏ tường hấp dẫn.

Nhưng sau có những mẫu gương đã sống ơn gọi nghịch lý nầy và nó đã thành hữu lý trong đời họ. Các tông đồ, những mẫu gương sống Tứ Phúc trọn vẹn. Lúc đầu họ theo Chúa để “ĐƯỢC” nhưng rồi phải “BỎ” tất cả, bỏ cả mạng sống mình để được hạnh phúc vĩnh hằng.

Giống như người tập thể dục mỗi ngày. Việc đầu tiên là phải “BỎ”: Bỏ ngủ thêm, bò giờ, bỏ cái mình thích làm… để đi bộ hầu có sức khoẻ tốt cho cuộc sống.

III. Thực hành Phúc Âm:

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lễ dầu Thứ Năm Tuần Thánh ở Rôma:

“Các linh mục gần gũi, các linh mục có mặt, các linh mục nói chuyện với mọi người… Các linh mục đường phố”. Đó là điều Đức Phanxicô mong muốn trong Lễ Dầu ngài cử hành ngày Thứ Năm Tuần Thánh ở Đền thờ Thánh Phêrô sáng thứ năm 29 tháng 3 – 2018. Trong bài giảng thánh lễ, ngài nhấn mạnh: “Linh mục gần với giáo dân, đi giữa bổn đạo mình với tình gần gũi, tình dịu dàng của một mục tử… giáo dân không những yêu mến linh mục hơn, nhưng còn hơn thế nữa: Họ cảm thấy nơi linh mục này có một cái gì đặc biệt, một cái gì chỉ có thể cảm nhận nếu có sự hiện diện của Chúa Giêsu”.

Tôi xét mình thấy rằng: Muốn gần gũi với dân chúng, với giáo dân mà đại đa số là người nghèo thì linh mục phải sống đời sống đơn sơ và bình dị như trong Tứ Phúc “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi!” Nói thật: Một linh mục ăn mặc sang trọng hay chải chuốt bóng bẩy…thì dù biện mình cách gì đi nữa, Ngài đã tạo một xa cách với giáo dân. Giáo dân có thể khen “cha ăn mặc đẹp quá! sang trọng quá” nhưng nếu cho họ nói tiếp, sẽ là “Cha cao xa quá! Chúng con, những giáo dân nghèo hèn!”

Một linh mục đi xe sang trọng và đắt tiền cũng tạo một xa cách với giáo dân. Nhiều giáo dân rất nghèo, họ vất vả cả ngày chỉ mới đủ ăn…quần áo lắm lem, thân xác hom hem bệnh hoạn… thì làm sao dám đến gần với một người đi xe sang trọng…. Nên chúng ta có thể thêm một chút ở Tứ Phúc “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nghèo mới gần, còn sang thì xa !”

2. Bản văn bài giảng | Download File Word