Bài giảng Chúa Nhật 5 mùa Phục Sinh năm C

1063

Tuần nầy nhiều chuyện lắm nghe!
Thơ nhạc Youtube, đem khoe trình làng.
Tin vui tuyên thánh rõ ràng:
Giám Sát bổ nhiệm… rộng đàng tới luôn.

Xin một kinh cầu cho tiến trình
tuyên thánh Cha Diệp được có kết quả tốt nhanh chóng.
Thơ diễn ý:

Giuđa ra khỏi phòng tiệc.
Chúa ban diễn từ ly biệt mọi người.
Thời điểm vinh hiển tuyệt vời,
Là chịu khổ nhục, cho đời phúc vinh.

Đây là điều răn mới tinh,
Yêu nhau chí cốt, hy sinh trọn tình 
Yêu nhau như nghĩa đệ huynh,
Như Thầy đã chết hy sinh vì tình.

Không cần lớn tiếng thuyết trình,
Để cho đời thấy chúng mình thương nhau
Chỉ cần đạt tới đỉnh cao:
Yêu thương tha thứ hao hao như Thầy.

Môn đệ là chính đấu nầy,
Yêu thương nâng đỡ như Thầy đỡ nâng.
Yêu thương đáng giá ngàn cân,
Thiên đàng dành chỗ thiêu thân cho đời. Amen.

Bài giảng Chúa Nhật V Phục Sinh năm C được gửi dưới dạng:

1. Video

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH
Sách Tông Đồ Công Vụ 14.20b -26;
Sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông Đồ 21,1-5a 2.4-9
và Phúc Âm Thánh Gioan 13,31-33a.34-35

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.
“Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”.
Đó là lời Chúa! Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa!

I. Giáo huấn Phúc Âm: 

“Hãy yêu thương nhau” – Chúa dạy giới luật yêu thương như điều răn mới của Tân Ước và như là lời trối của Chúa Giêsu.

“Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương” – Chúa thực hành giới luật yêu thương là chết cho người mình yêu thương.

“Mọi người nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương” Đạo Tân Ước là đạo yêu thương – Những người tin Chúa làm thành Hội Thánh – Hội Thánh phải thành chứng nhân tình yêu và là dấu chỉ của tình yêu.

II. Vấn nạn Phúc Âm: 

  1. Phúc Âm nói “Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc…” Chúa dạy và trối lại cho các tông đồ giới luật yêu thương – Tại sao Chúa không dạy giới luật yêu thương trước khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc để may ra có hoán cải Giuđa chăng?

Thật ra Chúa không nói tại sao phải đợi Giuđa ra khỏi phòng tiệc rồi Chúa mới truyền dạy giới luật yêu thương. Tuy nhiên, khi đọc Phúc Âm Thánh Gioan về những ngày sau cùng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy thế nầy:

Giuđa đã nhận tiền từ các thượng tế để bán Chúa. Chúng ta không biết rõ là họ đã trao tiền “trọn gói” hay đã đặt cọc phần nào. Tuy nhiên, ngày giờ bắt Chúa và cách thức bắt Chúa bằng chiếc hôn đã được xếp đặt. Như vậy là “Trời đã tối” theo quan điểm thần học của Gioan, tức giờ của tà thần, của ác xấu tung hoành.

Giới răn hay lời trối “hãy yêu thương nhau” chỉ dành cho con cái của sự sáng. Bóng tối, tức ma quỉ úp chụp và khống chế Giuđa hoàn toàn, ông không còn có khả năng để nghe và sống giới luật yêu thương Chúa dạy. Nên Chúa phải đợi Giuđa ra khỏi phòng tiệc.         

  1. Có quá nhiều giáo phái trên thế giới ngày nay. Điều đó gây chia rẽ và làm cho con người lộn xộn không biết đạo nào là đường, là sự thật và là sự sống. Hơn nữa với tình trạng chia rẽ trầm trọng như thế thì làm sao có thể là dấu chỉ của yêu thương hợp nhất.

Giáo Hội Kitô Giáo toàn cầu gồm:

  1. Chính Thống Giáo Đông Phương – Eastern Orthodox có nhiều ở Hy Lạp và Liên Sô.
  2. Chính Thống Giáo Cỗ Đông Phương – Oriental Orthodox – Có nhiều ở Armenia – Syria, Ai Cập và Ethiopia.
  3. Giáo Hội Assyrian Đông Phương. Tất cả những giáo Hội Chính Thống Đông Phương nầy có chừng 300 triệu tín đồ.

Những bất đồng trong việc tranh chấp quyền bính giữa Đông và Tây đã đưa đến tuyệt thông và tuyệt giao giữa hai giáo hội năm 1054.  Hai bên vẫn cố gắng để hàn gắn, nhưng xem chừng khoảng cách vẫn còn xa. Tuy nhiên, không có quá nhiều những dị biệt hay đố kỵ giữa Công Giáo La mã và Chính Thống Giáo Đông Phương. Cả hai đều tuyên tín theo Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa năm 325.

Khoảng cách còn xa trong đại kết là Chính thống giáo Đông Phương luôn cho rằng: Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, chính thống và tông truyền do chính Chúa Giêsu thiết lập. Giáo Hội chính thống Đông Phương nhìn nhận hoàn toàn sự bình đẵng giữa các giám mục cũng như xưa các tông đồ có quyền hành ngang nhau. Công Giáo Rôma cũng tin rằng mình là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Giáo Hoàng Rôma, là Giám Mục Rôma nhưng hưởng trọn vẹn quyền đại diện Chúa ở trần gian.

  1. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương – Eatsern Catholic Churches Sui iuris. Có 22 Giáo Hội theo nghi lễ Đông Phương và độc lập, cũng gọi là autonomous particular churches, Được xếp vào Công Giáo, vì tùng phục Giáo Hoàng Rôma. Có khoảng 14 triệu tín đồ theo thống kê năm 2010.
  2. Giáo Hội Công Giáo Rôma – Roman Catholic Church. Tức Giáo Hội theo nghi lễ Latinh, được lãnh đạo bởi Giáo Hoàng, tức Giám Mục Rôma và Giáo Triều Roma, cũng quen gọi là Roman Curia. Theo thồng kê gần đây nhất năm 2013: Công Giáo Rôma có một tỉ hai trăm triệu tín đồ, có 2795 giáo phận, có 207 Hồng Y và 117 vị trong tuổi bầu Giáo Hoàng. Có 5214 Giám Mục trong cả hai Giáo Hội Đông và Tây. Có 412,025 linh mục công giáo trong cả hai nghi lễ Latinh và Đông Phương.
  3. Các Giáo Hội Tin Lành – Theo David Barrett trong quyển Thế Giới Kitô giáo Bách khoa (The World Christian Encyclopedia), có khoảng 34,000 nhóm tín đồ Kitô hữu khác nhau trên toàn thế giới và phần lớn họ sinh hoạt độc lập với các giáo phái. Người ta ước lượng có hơn 1000 giáo phái Tin Lành ở Bắc Mỹ. Có khoảng hơn 500 triệu tín đồ cho hàng ngàn giáo phái Tin Lành nầy.Ngay từ lúc đầu, tên gọi Tin Lành hay Evangelicalism được dùng để chỉ một nhóm các giáo phái khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Nhưng sau đó nhóm giáo hội ly khai nầy được gọi là protestant để chỉ nhóm chống đối hay nhóm người thệ phản. Tiếng Việt dịch và hiểu từ thệ phản là thề phản lại Công Giáo Roma. Thực ra protestant bắt nguồn từ protestio trong tiếng Latinh, có nghĩa là công bố chống lại nghị quyết  của Nghị viện Speyer năm 1529 . Vì nghị quyết nầy tuyên bố vô hiệu hoá sự hiện hữu của các nhóm Tin lành vừa ly khai khỏi Công Giáo La Mã.

Người ta có thể liệt kê hàng ngàn sự khác biệt nhỏ lớn. Tuy nhiên giữa Tin lành và Công Giáo Rôma, có bốn điểm dị biệt căn bản trong tín điều:

Sola scriptura – Chỉ có Kinh Thánh được viết thành văn bản. Công Giáo: không chỉ có Kinh Thánh nhưng còn có Thánh Truyền và giáo huấn của Giáo Hội.

Sola gratia – Ân sủng duy nhất đến từ Lời Chúa và sự tôn thờ Chúa Giêsu – Không cần bí tích. Công giáo Rôma: Ân Sủng gồm có ơn thánh hoá đến từ Chúa qua các bí tích – Ơn tha thứ đến từ Bí Tích giải tội – và những ân huệ của Chúa Thánh Thần qua Bí Tích Thêm Sức.

Sola fide – Chỉ có đức tin – Người ta được công chính hoá bởi đức tin. Chỉ cần tin là được cứu độ. Công Giáo: Đức tin cần thiết nhưng đức tin phải thể hiện qua việc làm, qua đời sống bác ái. Đức tin không việc làm là đức tin chết.

Solus Christus – Chỉ có một Chúa Kitô – Không ai có thể và có quyền xưng mình là thay mặt cho Chúa Kitô ở trần gian. Bất cứ ai lãnh nhận phép rửa cũng thừa hưởng chức linh mục của Chúa Kitô. Không cần giáo sĩ, vì ai cũng là giáo sĩ. Công Giáo Rôma: Đức Giáo Hoàng là Vicar of Christ là đại diện cho Chúa Giêsu ở trần gian. Ngài hưởng quyền bất khả ngộ khi tuyên dạy những gì thuộc phạm vi tín lý và luân lý.

Trở lại bài phúc Âm Thánh Gioan về giới luật yêu thương, chúng ta thấy: Trong diễn từ ly biệt, Chúa Giêsu đã dạy “Hãy yêu thương nhau”; Chúa Giêsu đã sống điều mình dạy “Yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con”; Chúa Giêsu đã chỉ rõ cách thức là “Yêu thương là dấu chỉ Giáo Hội Chúa Kitô” và Chúa đã cầu nguyện “Xin cho chúng nên một giống như Cha con ta là một”.

III. Thực hành Phúc Âm: 

Đạo Công Giáo cho tôi cơ hội: Hy sinh và phục vụ 

Tôi sinh ra trong gia đình người Việt gốc Hoa đạo thờ cúng ông bà. Trước năm 1975 tôi là học sinh trường trung học Mạc Đĩnh Chi (1968-1972) và Petrus Ký (1973-1974). Năm 1974 tôi đậu Tú Tài và sau đó là sinh viên ĐH Canh Nông Minh Đức ở Sàigòn (1974-1975). Sau 1975 tôi là công nhân cán sắt nhà máy Mỹ Châu (Q. 11) và dạy kèm Anh văn cho trẻ em.

Tôi vượt biên qua Thái Lan với gia đình học trò vào cuối tháng 1/1980 và sau đó được định cư ở Mỹ (NJ) vào tháng 6/1980. Lúc mới qua Mỹ, ban ngày tôi đi làm thông dịch viên/counselor cho hội Bảo Trợ người tỵ nạn, tối đi học college. Tôi nói được 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Quảng Đông để giúp người tỵ nạn.

Tháng 6/1985 tôi tốt nghiệp ĐH ngành Computer Science và tìm được việc Lập Trình Viên (COBOL Programmer). Tháng 4/1991 tôi bảo lãnh gia đình Ba Má + 5 em độc thân qua Mỹ đoàn tụ với tôi. Tháng 12/1995 tôi nhận Bí tích rửa tội thành người Công Giáo. Năm 1996 tôi nghe tiếng Chúa gọi nên xin đi tu. Tháng 1/1997 tôi được vào Đại chủng viện Seton Hall University (40 tuổi). Ngày 26/5/2001 tôi được thụ phong LM sau khi hoàn tất chương trình Thần Học (45 tuổi). Từ tháng 6/2001 đến tháng 6/2014 tôi là LM phó xứ 2 GX Mỹ: St John the Apostle ở Tp Linden và St. Michael ở Tp Union. Hai giáo xứ này khá đông dân (3.000 – 4.000 gia đình) + 1 trường tiểu học từ lớp mẫu giáo đến lớp 8 (grammar school). Tôi là LM triều thuộc Tổng Giáo Phận Newark, NJ. Từ 1/7/2014 đến nay tôi được bổ nhiệm làm chánh xứ GX Christ the King ở Hillside là 1 GX Mỹ nhỏ và nghèo có khoảng 500 gia đình. Đa số là người Phi luật Tân và Bồ đào Nha. Ngày 10/9/2017 tôi thành lập 1 cộng đoàn VN và có thánh lễ tiếng Việt 9:30 sáng mỗi Chúa Nhật.

Từ tháng 11/2003 đến tháng 1/2012, tôi lái xe 50 km vào mỗi Chủ Nhật để dâng thánh lễ VN 5 giờ chiều cho 1 cộng đoàn người Việt (40 -50 gia đình) ở St Rose of Lima (Freehold) giáo  phận Trenton kế bên vì họ không có Linh mục  VN. Tạ ơn Chúa, tôi đã rửa tội cho ba má tôi 21/11/2010 và hai người cháu gọi tôi bằng bác tại nhà thờ này.

Từ năm 2002 đến nay, mỗi năm tôi dùng 3 tuần nghỉ phép thường niên để về VN 3 tuần để thăm trại cùi, cô nhi viện và người nghèo ở Việt Nam, Lào và Cambodia vì tôi muốn chia sẻ tình thương của Chúa cho đến những người nghèo khổ. Tôi cộng tác với nhiều dòng tu cho công tác từ thiện giúp trẻ em mồ côi khuyết tật, bệnh nhân phong và  người nghèo ở VN.

Năm 2012 tôi đã về VN 24/1 – 17/2 và đã đi Ấn Độ hơn 1 tuần lễ….
Năm 2013 tôi đã về VN 15/1 – 9/2 và đã đi Cambodia và Ấn Độ gần 1 tuần lễ….
Năm 2014 tôi đã đi về VN và Cambodia  2/9 – 25/9.
Năm 2015 tôi đã về VN 24/8 – 17/9 và đã đi  Ấn Độ gần 1 tuần lễ….
Năm 2016 tôi đã đi VN & Cambodia 3/1 – 25/1.
Năm 2017 tôi đã đi VN & Cambodia 30/1-16/2.
Năm nay 2018 tôi đi VN 14/1-2/2.

Cầu cho tôi Lm. Luca Trần Đức – Fr. Luke (Cha Đức)

2. Nhạc diễn ý bài Phúc Âm do Nhạc sĩ Quang Hoài. Xem tại đây

3. Bản văn Word. Download tại đây

4. SlideShow minh họa bài Phúc Âm Bánh Mì Chúa Nhật

5. Tin vui Tuyên Thánh song ngữ
Tiếng Anh do Cha Dương Hữu Nhân phổ biến | Tiếng Việt do Cha Phêrô Tuyên dịch
Xem tại đây