Giáo lý Phúc Âm Chúa Nhật XXXII QN, A | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

1117

CHÚA NHẬT XXXII QUANH NĂM

Sách Khôn Ngoan 6:12-16;
Thư thứ I của Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Thessalonica 4:13-18
và Phúc Âm Thánh Matthêu 25:1-13

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: “Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo; còn những cô khôn ngoan đã mang đèn lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả. “Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chổi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: “Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả”. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: “E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn”. Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: “Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi”. Nhưng Người đáp lại: “Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi”. “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào”. Ðó là lời Chúa.

Diễn ý Phúc Âm

Mười trinh nữ đón chàng rễ,
Thường khi chàng rễ đến trễ phải chờ.
Không sẵn sàng là dại khờ,
Lo sẵn đèn dầu thức chờ là khôn.

Trong đám phân nửa là khôn,
Hay tin dựng dậy ra môn đón chào.
Phân nửa say giấc hồng đào,
Dầu đèn tắt ngỏm lào xào van xin.

Chuyện đời sao thật khó tin,
Đến trễ lâu quá dầu tiêm đâu còn.
Hàng quán mua được dầu còm,
Đèn sáng, cửa đóng, bồ hòn đắng cay.

Tỉnh thức là chuyện rất hay,
Xưng tội, rước lễ, ơn may chết lành.
Ngày giờ Chúa đến thâu canh,
Vừa nghe Chúa gọi, đáp nhanh: “Con nè”!
Amen.

I. Sứ điệp Phúc Âm:   

Luôn sẵn sàng, luôn tỉnh thức chờ Chúa đến lúc ta không ngờ.
Chính Chúa là sự khôn ngoan. Khôn ngoan có nghĩa là tìm kiếm Chúa.
Khôn ngoan có nghĩa là biết lo xa, thấy trước cần phải làm gì để gặp gở Chúa.
Tìm gặp Chúa là khôn ngoan vì chỉ có Chúa mới ban cho con người hạnh phúc bất diệt.

II. Dẫn giải Phúc Âm:    

Những chi tiết có thể gây thắc mắc trong dụ ngôn 10 trinh nữ: 10 cô trinh nữ chong đèn thức đêm chờ đón chàng rễ. 5 cô khôn ngoan: Mang đèn và mang dầu. 5 cô khờ dại: Mang đèn mà không mang dầu.

Chàng rễ đến muộn.

5 cô khôn ngoan không cho 5 cô khờ dại mượn dầu. Chàng rễ bỏ mặc 5 cô khờ dại, không cho vào dự tiệc cưới.

Tại sao chàng rễ phải đến đón cô dâu bất ngờ trong đêm?

https://www.hearthymn.com/wp-content/uploads/2017/09/ten-virgins.jpg

Khó tìm một giải thích thỏa đáng cho tập tục chàng rễ đến đón cô dâu bất ngờ trong đêm tối. Một vài giải thích cho rằng: Do Thái thuộc vùng Trung Đông, mang ảnh hưởng nặng về việc trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ được xếp ngang hàng với những gia sản hay của cải của người đàn ông. Từ đó, người phụ nữ sau khi lấy chồng thì buộc phải trùm kín mặt mình, vì dung nhan mình chỉ dành cho chồng mình thôi. Cũng trong quan niệm phụ nữ thành sở hữu của đàn ông nầy mà người Trung Đông theo đạo Hồi được có 4 vợ chính thức và đương nhiên nếu có khả năng tài chánh vẫn có thể có thêm những thứ thiếp. Càng nhiều vợ tức càng có nhiều sở hữu. Điều đó nói lên sự sung mãn của đàn ông cũng như phúc lộc của Thượng đế.

Rước dâu ban đêm vừa tạo một bất ngờ nhưng cũng vừa nói lên ý hướng không muốn phô bày người vợ hay như vật sở hữu của mình cho người khác? Tuy nhiên những giải thích trên vẫn chưa được mọi người tán thành.

https://i1.sndcdn.com/artworks-000598270817-bz1lzp-t500x500.jpg10 cô phù dâu chong đèn suốt đêm chờ chàng rễ đến. Thường trong đám cưới, cô dâu là nhân vật tối quan trọng và được người ta qui hướng về. Nhưng trong Phúc Âm hôm nay cho thấy: Chàng rễ mới là nhân vật chính: Có đến 10 phù dâu chong đèn thức đón chàng rễ. Nếu ai không sẵn sàng thì sẽ bị bỏ mặc và bị từ chối thẳng thừng “Ta không biết các ngươi là ai!”

Giáo lý Phúc âm giải thích rằng: Chàng rễ đóng vai trò tối quan trọng vì dụ ngôn muốn so sánh với Chúa Kitô, như đức lang quân của tiệc cưới nước Trời. Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, là người mang ơn cứu độ cho muôn người. Chính Ngài dọn tiệc cưới nước Trời để mọi người được mời tham dự. Vai trò chàng rễ là trọng tâm của tiệc cưới cũng như Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống cho con người.

Khôn ngoan có nghĩa là tìm kiếm chính Thiên Chúa, Đấng khôn ngoan.
Khôn ngoan có nghĩa là sẵn sàng và dự trù mọi điều kiện cần thiết để gặp gở chàng rễ là Chúa Kitô.
Khôn ngoan có nghĩa là đèn đức tin luôn thắp sàng dù trong đêm tối của thử thách.

Không ai có thể cho mượn sự khôn ngoan của mình. Mỗi người phải có trách nhiệm cho ơn cứu độ của chính mình. Vì thế 5 cô khôn ngoan không cho 5 cô khờ dại mượn dầu. Tôi phải tin, và tôi được cứu độ nhờ đức tin của chính tôi. Không ai có thể cho người khác mượn đức tin hay không ai có thể tin thay cho người khác.

Khờ dại có nghĩa là thiếu ơn Chúa hay không thấy Chúa là tối quan trọng trong đời mình, nên ngủ mê trên những ham muốn vật chất tạm bợ. Chàng rễ vào phòng tiệc và từ chối 5 cô khờ dại, vì thực ra những cô nầy đã không nhận ra sự quan trọng của chàng rễ mà hy sinh mọi thứ để có được đèn sáng đức tin. Chúa đến, nhưng nhiều người không thấy quan trọng là phải hy sinh tất cả sản nghiệp để sẵn sàng tiếp đón Chúa.

III. Thực hành Phúc Âm:

Chúa ban ơn khôn ngoan. Khôn ngoan là chính Chúa.

https://www.learnreligions.com/thmb/x8Y3Sn8grg5QHZykLnPboz48odc=/768x0/filters:no_upscale():max_bytes(150000):strip_icc()/GettyImages-171079055-2a3f12ea6a204594abfc5d2325a035b5.jpg

Chúng ta còn nhớ chuyện vua Salomon, ông không xin cho sống thọ, sống lâu hay xin cho được giàu sang phú quí, nhưng xin ơn khôn ngoan.

Khôn ngoan là chính Chúa. Người khôn ngoan là người có Chúa.

Thường chúng ta không phân biệt rõ giữa khôn ngoan và thông minh hay giữa khôn ngoan và khéo léo.

Thông minh là thông suốt và hiểu rõ minh bạch một vấn đề nào đó. Nó nói lên trí óc hay trí tuệ con người. Tuy nhiên người thông minh không hẵn là người khôn ngoan. Khôn ngoan chú trọng về đời sống đạo đức và thiêng liêng. Người khôn ngoan là người biết tìm kiếm Chúa. Vì Chúa là Đấng khôn ngoan tuyệt đối và Đấng tối cao có thể ban cho mình sự sống vĩnh cửu. Nên mình chỉ được gọi là khôn ngoan khi biết tìm kiếm Chúa là Đấng khôn ngoan.

Người khôn khéo cũng khác với người khôn ngoan. Khôn khéo diễn tả cách đối xử làm sao cho vừa lòng người và mang lợi cho bản thân mình. Nên người khôn khèo nhiều khi hay nói nịnh, hay nói tâng bốc người khác quá đáng để tạo được cảm tình nơi người khác. Người khôn khéo thường khéo mồm và khéo săn đón. Người Việt Nam mình cũng hay nói là: Lời nói chả mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Chúa là Đấng khôn ngoan, nhưng không khéo mồm hay khéo tâng bốc như người đời. Chúa nói thẳng với người Biệt Phái: Bọn giả hình! Bên ngoài giống như mồ mả tô vôi nhưng bên trong thì thúi tha ghê tỡm. Có nhiều người khen các linh mục là “cha nầy khéo lắm!” để ám chỉ là cha khéo xin tiền hay khéo lấy lòng người khác chứ không hẵn là cha ấy khôn ngoan theo nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa như trong Phúc Âm.

Đức tin không vay mượn

Chúng ta thường nghe nói: Tôi có đức tin là nhờ người nầy, người nọ hay tôi mất đức tin là tại Cha nầy hay Cha nọ. Đó là những viện dẫn để nói lên lý do tại sao mình có đức tin mạnh hay yếu. Tuy nhiên, chúng ta nên lắng nghe Giáo lý Công giáo dạy về đức tin: Ðức tin là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, được trao ban cho tất cả những ai cầu xin với lòng khiêm hạ; đó là nhân đức siêu nhiên cần thiết để được cứu độ. Hành vi đức tin là một hành vi nhân linh, nghĩa là một hành động của lý trí con người, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, tự do gắn bó với chân lý của Thiên Chúa. Ngoài ra, đức tin còn có đặc tính chắc chắn, vì được đặt nền tảng trên Lời Chúa; đức tin có đặc tính năng động “nhờ Ðức ái” (Gl 5,6); đức tin luôn tăng triển, đặc biệt nhờ lắng nghe Lời Chúa và cầu nguyện. Trong hiện tại, đức tin cho chúng ta nếm trước niềm vui trên trời.

Nên đức tin là ơn Chúa ban chứ không phải người phàm ban. Người phàm không có khả năng ban đức tin hay cho đức tin hay cho mượn đức tin cho ai cả. Người khác chỉ có khả năng làm trung gian để chúng ta nhận được đức tin từ Chúa thôi. Thí dụ: Cha mẹ mang con đi rửa tội là tạo cơ hội để Chúa ban đức tin cho con mình qua đức tin của chính mình. Những cô khôn ngoan không cho những cô khờ dại mượn dầu, không vì ích kỷ hay thủ lợi, nhưng vì đèn dầu đức tin là do chính Chúa ban cho người khiêm tốn, biết cầu nguyện để xin đức tin cũng như biết làm việc bác ái để tỏ ra mình tin Chúa qua người khác.

Xem bài liên quan: