Giáo lý Phúc Âm Chúa Nhật Mình và Máu Thánh Chúa Kitô | Lm. Peter Trần Thế Tuyên

1160

CHÚA NHẬT MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

Sách Đệ II Luật 8,2-3.14-16;
Thư Thứ I Thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô 190,16-17
và Phúc Âm Thánh Gioan 6, 51-58

Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật Mình và Máu Thánh Chúa Kitô

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?” Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”. Đó là Lời Chúa.

Diễn ý Phúc Âm:

Ta, bánh hằng sống từ trời,
Ai ăn Ta sẽ sống cuộc đời trường sinh.
Không dễ nắm bắt và tin,
Nhưng là sự thật phúc vinh cho đời.

Đám đông thắc mắc kêu trời:
Có thật ông lấy thịt mời chúng tôi?
Sự thường thịt máu tanh hôi,
Nhưng ăn thịt máu của tôi sống đời.

Vì Ta là Đấng từ trời,
Là Đấng tự hữu ngàn đời trường sinh.
Ăn Ta, chia sẽ phúc vinh,
Hạnh phúc vĩnh cửu trường sinh vĩnh hằng.

Manna sa mạc nhọc nhằn,
Ông cha đã chết dù rằng bánh thiêng.
Bánh nầy sức sống thần thiêng,
Ai tin ăn uống triền miên sinh tồn. Amen.

I. Giáo lý Phúc Âm:

Thịt Máu Chúa Giêsu là bánh hằng sống. Ai ăn Thịt Máu Chúa sẽ sống muôn đời.
Thịt Máu Chúa Giêsu thật là của ăn của uống cho nhân loại.
Ai ăn và uống Mình Máu Chúa là làm cho Chúa lưu ngụ trong họ.

II. Diễn giải Phúc Âm:  

Nếu tôi tự cầm Mình Thánh Chúa chấm vào Máu Thánh Chúa, tôi vừa được rước lễ dưới hai hình, vừa giữ được vệ sinh, tránh bệnh truyền nhiễm do việc uống chung chén thánh với người khác?

Qui chế Tổng quát về Thánh lễ theo Nghi thức Rôma số 245 (Missale Romanum, Institutio Generalis, n, 245) cho sử dụng 4 hình thức rước Máu Thánh Chúa như sau:

    • Uống trực tiếp Máu Thánh Chúa từ chén lễ.
    • Chấm Mình Chúa vào Máu Chúa (intinctio).
    • Nhận Máu Chúa từ ống bơm (tube).
    • Nhận Máu Chúa chứa từ chiếc muỗng (spoon).

Giám Mục địa phận có thể bỏ hình thức dùng ống bơm và dùng muỗng trong việc rước Máu Thánh Chúa, nhưng phải duy trì việc rước Máu Thánh Chúa bằng cách uống trực tiếp từ chén lễ và hình thức chấm Mình Chúa vào Máu Chúa.

Hình thức rước Máu Thánh Chúa bằng cách lấy Mình Thánh Chúa chấm vào Máu Thánh Chúa mà tiếng latin gọi là intinctio phải do linh mục thực hiện: Chính linh mục lấy Mình Chúa chấm vào Máu Thánh Chúa và đặt vào lưỡi của người rước lễ.  Bánh lễ dùng cho hình thức chấm vào rượu nầy không được quá mỏng và quá nhỏ, và chỉ Linh mục mới được cho rước lễ theo hình thức chấm vào Máu Thánh Chúa nầy mà thôi. (Qui Chế Tổng Quát số 285b và 287).

https://oc-media.org/app/uploads/2020/03/Orthodox-Holy-Communion-10-03-20-1024x683.jpgNgười rước lễ, không được tự mình nhận Mình Thánh Chúa rồi chấm vào Máu Thánh Chúa. Lý do:

Thần học về Bí tích Thánh Thể: Thánh Thể, biểu tượng trọn vẹn của hợp nhất. Hợp nhất diễn đạt qua việc ăn cùng mâm và uống cùng một chén rượu “Rồi Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu, tạ ơn, trao cho các môn đệ và phán ‘tất cả các con, hãy cầm lấy mà uống, đây là máu Thầy, máu Giao Ước sẽ đổ ra mang ơn tha tội cho muôn người” (Matthêu 26:27-28). Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh về hợp nhất trong trong Bí tích Thánh Thể qua thư gửi Giáo đoàn Côrintô “Vì ổ bánh là một, chúng ta tuy nhiều, nhưng là một thân thể, vì chúng ta cùng ăn chung một ổ bánh” (I Cor.10: 17). Nên người chấm Mình Thánh Chúa vào Máu Thánh Chúa đã không thể hiện được sự hợp nhất trọn vẹn của Thánh Thể. Họ đã không uống cùng chén rượu với người khác.

Người ta thích chấm Mình Thánh Chúa vào Máu Thánh Chúa vì lý do vệ sinh, tránh những bệnh hoạn truyền từ những người đã uống trước. Tuy nhiên, Thánh Bộ Phuợng Tự và Kỷ luật Bí tích qua giáo huấn Redemptionis Sacramentum  (được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chấp thuận ngày 19.3.2004) không thấy đề cập đến vấn đề nầy. Người ta mặc nhiên đồng ý với qui tắc về việc rước lễ dưới hai hình của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ số 45 cho rằng: Chén thánh được lau sạch sẽ, kỹ lưỡng sau mỗi lần uống được coi như đã giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm rồi.

Kính trọng và bảo toàn Mình Máu Thánh Chúa:

Nếu người rước lễ tự chấm Mình Chúa vào Máu Thánh Chúa, họ rất dễ chấm quá sâu, nhúng những ngón tay của mình vào trong Máu Thánh Chúa. Điều nầy càng làm mất vệ sinh hơn.

Nếu người ta tự chấm lấy Máu Thánh Chúa, rất có thể gây nên sự rơi rớt những giọt Máu Thánh Chúa trong khoảng cách giữa chén thánh và miệng của người rước lễ. Đó là chưa nói đến trường hợp Mình Thánh Chúa bị sủng ướt và rơi xuống đất.

The Body and Blood, and What Kids Believe | A Russian Orthodox ...Để bảo vệ toàn vẹn sự thánh thiện tuyệt đối của Bí tích Thánh Thể, Thánh bộ Phượng Tự và Kỷ luật Bí tích qua Giáo huấn Redemptionis Sacramentum số 107 cũng nhắc đến khoảng Giáo luật 1367 về hình phạt vạ tuyệt thông dành cho Tòa Thánh đối với những ai xúc phạm nghiêm trọng (Graviora delicta) đến Bí tích Thánh Thể qua những dạng thức sau:

Quăng ném Mình Máu Thánh Chúa, hoặc mang đi khỏi nhà tạm và lưu giữ Mình Máu Thánh Chúa với mục đích phạm thánh.

Giả bộ cử hành Thánh Lễ làm cho người khác tưởng đó là thánh lễ thật.

Đồng tế với những giáo sĩ của các giáo phái không hiệp thông với Công giáo hay không có Bí tích Truyền Chức Thánh như Công giáo.

Giáo sĩ làm lễ, truyền phép chỉ có một hình. Chỉ đọc lời truyền phép bánh và rượu mà không cử hành trọn vẹn Thánh Lễ.

Giáo sĩ mang những tội phạm kể trên sẽ bị huyền chức (dismissal from Clerical state).

Nữ Linh mục Công giáo dâng Thánh lễ có thành không? Những giáo dân vì ít hiểu biết hay vì vô tư dễ dãi tham dự thánh lễ do nữ linh mục Công giáo dâng, có thực sự tham dự thánh lễ không?

https://ichef.bbci.co.uk/news/1024/media/images/73513000/jpg/_73513046_angelabernerswilson.jpg
Woman priest in Church of England

Lịch sử Giáo hội Công giáo Đông Phương cho đến thế kỷ thứ IX. cho thấy là có nhiều phụ nữ đã được phong chức Phó tế. Khoảng 40 người còn khắc tên trên bia mộ. Hơn 100 năm qua, vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ luôn là những tranh luận nóng bỏng trong các giáo hội Kitô giáo, đặc biệt Anh giáo. Đến năm 1965 Anh giáo chính thức phong chức Phó tế cho phụ nữ và đến năm 1970, chính thức phong chức Linh mục cho phụ nữ. Nữ Giám Mục, nữ linh mục hay nữ phó tế được nhìn nhận là đã thực sự nhận lãnh Bí tích Truyền Chức thánh bên Anh giáo.

Tháng năm năm 2002, Giám Mục Rómulo Antonio Braschi, Giám Mục Công giáo Argentine độc lập, đã phong chức linh mục cho 7 phụ nữ trên một con tàu bập bềnh trên dòng sông Danube thơ mộng của Đông Âu. Sau đó một Giám Mục Công giáo không biết tên đã phong chức Giám Mục cho 3 phụ nữ linh mục nầy. Tất cả Giám Mục, tân nữ linh mục và những tân nữ linh mục đều bị vạ tuyệt thông tiền kết.

Ngày 26.6, 2004 cũng trên sông Danube nầy, 6 phụ nữ đã được phong chức Phó tế bởi những nữ Giám Mục Công giáo.

Ngày 25.7.2005 trên sông Lawrence của Canada đã diễn ra lễ phong chức Linh mục cho 7 phụ nữ người Mỹ và 1 phụ nữ Canada.

Ngày 31.7.2006 ba Nữ Giám Mục Công giáo phong chức Linh mục cho 8 phụ nữ và Phó tế cho 4 phụ nữ cũng trên một con tàu thả nổi trên sông vùng Pensylvania bên Mỹ.

Cũng có một cựu nữ tu Công giáo thuộc dòng Holy Names tên Michel Birch-Conery vùng  Parkville, Canada mới thành nữ linh mục.

Cho đến hôm nay, trên thế giới có 8 nữ Giám Mục Công giáo, 62 nữ Linh mục và 11 nữ Phó tế. Phần nhiều tập trung ỡ Mỹ với con số đáng kể là 4 nữ Giám Mục, 42 nữ Linh mục và 8 nữ Phó tế. Riêng Canada có 7 nữ Linh mục và 2 nữ Phó tế.

Giáo huấn của Giáo hội Công giáo:

Giáo luật điều 1024: Chỉ người nam đã chịu phép Rửa Tội mới được lãnh nhận Bí tích Truyền Chức cách hữu hiệu.

https://www.catholicsun.org/wp-content/uploads/2019/03/Ordination_48-WEB-1024x682.jpg

Giáo lý Công giáo số 1577  “Chỉ người nam đã chịu phép rửa tội mới được lãnh nhận bí tích Truyền Chức” (x. CIC, khoản 1024) cách thành sự. Chúa Giêsu đã tuyển chọn những người nam để lập nhóm Mười Hai Tông đồ (x. Mc 3,14-19; Lc 6,12-16) và các tông đồ cũng làm như vậy khi tuyển chọn các cộng sự viên (x.1Tm 3,11-13; 2Tm 1-6; Tt 1,5-9) để tiếp nối sứ mạng của mình (Thánh Clement thành Rôma, thư gửi tín hữu Côrintô 42,4; 44,3). Giám mục đoàn cùng với các linh mục hiệp nhất với các ngài trong chức tư tế, hiện tại hóa nhóm Mười Hai cho đến ngày Chúa lại đến. Hội Thánh bị ràng buộc với sự chọn lựa của Chúa, nên không thể phong chức cho người nữ (x.MD 26-27; CDF; décl. “Inter.insigniores”).

Giáo lý Công giáo số 1578:  Không ai có quyền đòi được chịu chức thánh. Không ai được coi mình là xứng đáng với chức vụ này. Phải được Chúa kêu gọi (x.Dt 5,4). Ai thấy mình có những dấu hiệu được Chúa kêu gọi lãnh nhận thừa tác vụ thánh, phải khiêm tốn trình bày nguyện vọng lên giáo quyền. Giáo quyền có trách nhiệm và quyền gọi một người lãnh nhận chức thánh. Như mọi ân sủng, bí tích này chỉ được lãnh nhận như một hồng ân nhưng không.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn “Ordinatio sacerdotalis”, đã khẳng định rằng “Giáo Hội không có quyền phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết nầy phải được tuân giữ bởi toàn thế Giáo hội Công giáo!”

Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 15.10.1976 đã ban hành “Inter Insigniores” quả quyết rằng: Giáo hội không cho rằng mình có quyền phong chức phụ nữ.

Năm 2007 Toà Thánh Vatican ra phán quyết “Ai phong chức linh mục cho phụ nữ, cả người chủ phong và được phong đều bị vạ tuyệt thông tiền kết” (Ferendae sententiae – tự động). Năm 2010 Vatican ghép việc phong chức linh mục là tội phạm nghiêm trọng và linh mục nào phạm sẽ bị cho hoàn tục.

Năm 1990 Cha Tissa Balasuriya, linh mục người Ấn Độ đã bị vạ tuyệt thông khi không chịu thu hồi lập trường ủng hộ phong chức linh mục cho phụ nữ trong quyển sáchThe Eucharist and Human Liberation. Đầu năm 2007, linh mục người Canada, Cha Ed Cacchia, bị cho rời khỏi giáo xứ vì phát biểu ủng hộ phong chức linh mục. Mới đây Cha Roy Bourgeois, linh mục Mỹ thuộc hội truyền giáo Maryknoll đã ủng hộ phong chức linh mục cho phụ nữ và đã giảng tại Đại hội Nữ Linh mục Công giáo Rôma, cũng đã bị và tuyệt thông.

Giáo hội Công giáo dạy rằng: Không có vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ. Bất cứ ai ủng hộ hay truyền chức linh mục cho phụ nữ sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết.

Kết luận: Phụ nữ không thể là linh mục Công giáo.

https://2.bp.blogspot.com/-ua19HMgwNCQ/Wum1kndrH9I/AAAAAAAAQiI/VvboklqCqFQ7c8py87rZwWcGJ2pM7JrvQCLcBGAs/s1600/mulheres%2Bdiaconisas%2B1.jpgNếu không là linh mục thì không thể nào dâng lễ thành sự. Cái mà họ cho là thánh lễ không có giá trị gì cả. Giáo luật điều 900: (1) Chỉ duy có tư tế đã được truyền chức hữu hiệu làm thừa tác viên hiện thân của Ðức Kitô, mới có khả năng cử hành Bí tích Thánh Thể.

Nếu vì kém hiểu biết, vì vô tình hay chỉ vì tò mò, những ai tham dự cái mà những nữ linh mục nầy gọi là thánh lễ thì không có giá trị bí tích hay phụng vụ gì cả. Còn những ai cố tình ủng hộ việc phong chức linh mục cho phụ nữ và tham dự thánh lễ do những nữ linh mục nầy dâng, sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết như những linh mục vừa nêu trên.

III. Thực hành Phúc Âm:

Giáo hội Công giáo, thánh thiện, duy nhất và tông truyền:

Giáo hội thánh thiện vì:
Đấng sáng lập là Chúa, là Đấng cực thánh.
Thành phần của Hội Thánh được thánh hóa bởi 7 Bí tích là những phương thế thánh thiện do Chúa thiết lập.
Dân Thánh Chúa được nghe, được đọc và được giảng dạy Thánh Kinh là lời Chúa.
Dân Thánh Chúa được rước Mình Máu Thánh Chúa.

Linh mục là tư tế, được tách biệt để làm việc thánh, nhất là dâng Thánh Lễ.

Nên Thánh Lễ là hiến tế Tạ Ơn do chính Chúa Giêsu nhờ linh mục dâng chính người cho Thiên Chúa Cha để tạ ơn và cầu ơn cứu độ cho dân Chúa.

Mỗi lần dâng lễ là mỗi lần linh mục cùng với Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm tạ ơn Thiên Chúa Cha, đã cho người phàm hèn tội lỗi thành tư tế. Mỗi lần dâng lễ là mỗi lần linh mục tỏ lòng tri ân những ân nhân, thân nhân, đã âm thầm hy sinh, âm thầm cầu nguyện để vun trồng ơn gọi linh mục.

Phàm nhân được nâng lên hàng khanh tướng.

Người tội lỗi bất xứng mà được sờ chạm đến Đấng cực thánh.

Sau khi được làm linh mục, thánh Ignatio không dám dâng lễ vì thấy mình quá bất xứng trước việc thánh thiện nầy.

Có một Đức Cha người Canada khá quen biết, mỗi lần gặp tôi là Ngài xin: Xin Cha cầu nguyện cho tôi. Cũng xin bà con giáo dân cầu nguyện cho linh mục ý thức mình bất xứng, không chỉ để sợ sệt, e dè, nhưng để chuẩn bị tâm hồn và thể xác mình cho được phần nào xứng đáng với việc thánh.

Ý thức than phận mình yếu hèn tội lỗi. Nên tôi thích dùng câu giải tán cưới lễ: Go in the peace of Christ and let us pray for one another – Chúc anh chị em ra về bình an và nhớ cầu nguyện cho nhau. Amen.