Bắt đầu sứ mạng công khai,
Chúa chịu phép rửa “bài sai” vào đời.
Mổi tuần bài giảng gọi mời:
“Con Cha dấu ái! Cả đời hy sinh!
1. Video bài giảng
Thơ diễn ý
Dân chúng trông ngóng đợi chờ,
Thiên Sai, đấng Thánh, đến giờ giáng lâm.
Người người đoán định để tâm:
Ông Gioan Tẩy Giả chớ lầm ai đây?
Gioan chối bây bẩy tỏ bày:
Tôi đây không đáng cởi giày huống chi!
Phép rửa bằng nước sánh vì
Thánh Thần và lửa còn gì trọng hơn!
Giêsu, Đấng Thánh, từ nhơn,
Thanh tẩy trong nước nhận ơn từ Trời:
Trời cao mở cửa ban lời:
“Con Ta yêu dầu cứu đời lầm than.”
Trời cao đất thấp có “thang”,
Nhân gian được cứu hiên ngang về Trời.
Cảm tạ Thiên Chúa muôn đời,
Giao hoà Trời Đất, cho đời lối đi. Amen.
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Sách Ngôn Sứ Isaia 40,1-5.9-11;
Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gửi ông Titô 2.11-14;3.4-7
Phúc Âm Thánh Luca 3.15-16.21-22
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi : biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a ! Ông Gio-an trả lời mọi người rằng : “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng : Con là Con của Cha ; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
Đó là Lời Chúa – Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa.
I. Giáo Huấn Phúc Âm:
- Chúa Giêsu trong hình ảnh của một hối nhân là Con Thiên Chúa thật.
- Chúa Giêsu lãnh phép rửa để bắt đầu cuộc đời công khai truyển giảng Tin Mừng.
- Truyển đạo hay giảng đạo để đưa người ta đi đến việc lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và nhờ đó, được nhận ơn cứu độ.
- Phép rửa tội phải được ban bằng nước và kêu cầu danh Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.
II. Dẫn giải Phúc Âm:
1. “Trời mở ra.” ý nghĩa gì?
“Trời mở ra” kiểu nói tượng hình để diễn tả rằng: Cửa Trời hay Thiên đàng hay chính Đức Chúa Trời đã có lúc khép lòng, đã có lúc đóng cửa Trời lại hay đã từng cắt đứt quan hệ mật thiết khi Ông Bà Nguyên Tổ phạm tội chống lại Chúa trong vườn địa đàng (Sáng Thế Ký. 3:23-24).
Giờ đây Chúa Giêsu là Thiên Tử, là con Trời xuất hiện làm “trời mở ra”. Đức Chúa Trời ban ơn cứu độ cho trần gian. Cửa Trời mở ra để đón nhận con người. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, là Đấng Trung Gian giao hòa Đất Trời. Nói khác đi: Chúa Giêsu, Đấng từ trời xuống đất để mang con người dưới đất lên trời.
Kiểu nói tượng hình nầy rất gần với Á Đông chúng ta: Nó tương tự như “hãy mở rộng lòng đón nhận” người bạc phước. Lòng con người làm gì có kích thước rộng hẹp nông sâu hay có cửa để đóng và mở, nhưng kiểu nói nầy có ý diễn đạt một cởi mở đón tiếp với lòng nhân ái.
2. Tại sao Chúa Giêsu đến xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa như những người khác?
Thật sự Chúa Giêsu không cần lãnh phép rửa sám hối từ Gioan, vì Chúa là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa. Đấng cực Thánh và vô tội. Nhưng Chúa Giêsu vẫn đến sông Giọt Đan để xin Gioan làm phép rửa. Vì “Lạy Chúa, nầy con xin đến để thực thi ý Chúa!” Vì thực thi Thánh ý Chúa mà cậu thanh niên Giêsu, làng Nagiarét mới được tiếng Thiên Chúa Cha từ trời minh chứng:”Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con!”
Hơn nữa, qua việc lãnh phép rửa ở sông Hoà Giang, Chúa Giêsu muốn nói cho mọi người biết: Không ai vô tội cả, nên tất cả phải đến lãnh phép rửa sám hối. Thời giờ đã mãn, búa đã kề gốc cây, phải sinh hoa kết trái, phải cải tà qui chánh, nếu không thì sẽ làm mỗi cho lửa hỏa ngục như ông Gioan đã giảng cảnh cáo người Do Thái.
Làm phép là gì? Theo nguyên ngữ Latinh, làm phép là BENEDICERE – tiếng Pháp – BÉNIR hay BÉNÉDICTION – Tiếng Anh – TO BLESS hay BENEDICTION – Dịch sát nghĩa tiếng Việt là: NÓI LỜI CÁM ƠN CHÚA. Từ đó chúng ta có từ “say grace” trong tiếng Anh khi xin làm phép của ăn. Như vậy làm phép theo thuật ngữ và ý nghĩa tôn giáo là dâng lên Chúa lời cám ơn vì đã ban cho căn nhà, cho chiếc xe hay chuỗi ảnh… Nên linh mục làm phép nhà hay xe cộ, ảnh tượng không có nghĩa là làm cho người hay đồ vật vô tri đó thành thánh – sanctification – mà chỉ có nghĩa là cám ơn Chúa và xin phép lành Chúa ở trên người và đồ vật làm phép để mang ơn ích cho đời sống người công giáo. Khi chúng ta nhờ linh mục làm phép tượng Chúa, Đức Mẹ hay các thánh… Chúa là Đấng Cực Thánh, không lẽ Chúa cần linh mục thánh hoá Chúa. Nhưng linh mục nói lời cám ơn Chúa để cho người tôn thờ Chúa qua ảnh tượng Chúa được hướng về Chúa thật. Nên tượng Chúa Giêsu trong nhà thờ dù được làm phép cũng không là Chúa Giêsu. Chúng ta tôn thờ Chúa chứ không tôn thờ ảnh tượng. Nhưng chúng ta tỏ lòng tôn kính ảnh tượng vì giúp chúng ta hướng về Chúa là đấng vô hình.
III. Thực hành Phúc Âm:
Mô thức và yếu tố thành sự của Bí tích Rửa tội là: Dùng nước tự nhiên, vừa làm cho thấm vào da đầu thụ nhân vừa đọc “Tôi rửa (ông, bà, anh, chị hay cháu…) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Đồng thời có ý tha tội tổ tông, tội mình làm và được cuộc sống trường sinh sau nầy như Giáo Hội muốn.
Không kể là thành sự nếu dùng bia, nước ngọt, nước trà … trường hợp rửa tội khi đang nhậu hay đang tắm. Kể là thành sự nếu chỉ kín đáo dùng một chút bông thấm nước ướt chạm vào một chỗ nào đó trên thân thể thụ nhân như trong trường hợp rửa tội kín hay lén lút âm thầm.
Tránh kiểu trình diễn hay phân công vô lý: Một người xối nước, một người đọc mô thức hay nhiều người xối nước hay xối nước xong rồi mới đọc hay đọc mô thức xong mới xối nước. Chỉ một người, vừa đọc mô thức vừa xối nước.
Phải giữ mô thức: Tôi rửa (Ông, bà, anh, chị, em, cháu…) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Không kể là thành sự nếu theo người Tin Lành bên United Church đọc rằng: “I baptize you in the name of the Creator, of the Savior and of the Healer”.
2. Bản văn bài giảng| DownloadFile Word.
3. Mời xem Bài nhạc diễn ý Phúc Âm của nhạc sĩ Quang Hoài.