Scarlett Le | Tam Le | Đời sống thời Kinh Thánh
- Vườn nho luôn được nhắc đến trong nhiều đoạn Thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.
2. Isaia kể một chuyện ngụ ngôn về vườn nho. “Người mà ta yêu mến có một vườn nho trên ngọn đồi đất đai rất màu mỡ. Anh ta cày bừa cho đất tơi xốp và nhặt bỏ hết đá sỏi. Rồi anh ta trồng xuống đất những cây nho được chọn lựa kỹ nhất, dựng lên một tháp canh ở giữa khu vườn và đào một cái hố ép nho làm rượu” (Isaia 5,1-2).
3. Chúa Giêsu cũng kể một chuyện ngụ ngôn về vườn nho. “Có một người chủ đất trồng một vườn nho, dựng một bức tường bao quanh vườn, bên trong thì đào một cái hố ép nho làm rượu, và còn xây thêm một cái tháp canh…” (Mt 21,33).
4. Mặc dù nho được trồng trên khắp đất nước Israel, nhưng theo thông lệ, người ta hay làm vườn nho trên sườn đồi. Chuyện ngụ ngôn của Isaia về vườn nho đã được dệt nên ở một ngọn đồi trĩu quả như thế.
5. Ở Israel thời cổ đại, những vùng thuận lợi để trồng nho là khu vực lân cận Hebron và thượng nguồn biển hồ Galilê. Chính là từ vùng đất Eshcol gần Hebron, nơi mà 12 người được tuyển chọn từ 12 chi phái được ông Môisen cử vào dọ thám vùng đất Canaan đã trở về mang theo nho và các sản vật khác từ vùng đất trù phú nầy. (Dân số 13,1-21)
6. Người ta thường khoét vào sườn đồi, rồi dùng các tường đá thấp để chặn giữ đất lại, tạo ra khu vườn dạng bậc thang để trồng nho.
7. Xung quanh vườn nho, người ta thường đào hào và dựng một bức tường với những cành gai nhọn bên bên để ngăn sói, chó rừng và các con vật khác. Chuyện ngụ ngôn về vườn nho trong Matthêu 21,33 có kể rằng người chủ vườn đã rào kín quanh khu vườn của mình.
8. Người ta mang bỏ đi những tảng đá lớn nhưng giữ lại những hòn đá nhỏ giúp duy trì độ ẩm trong đất.
9. Sách Châm Ngôn có kể về một kẻ chậm chạp khù khờ đã không chăm sóc được cho vườn nho mọc tốt mà để cho gai góc, cỏ dại mọc lấn cả vườn, còn bức tường đá thì bị đỗ sập. “Tôi đi ngang cánh đồng của người biếng nhác, qua vườn nho của kẻ ngu si. Và này: Chỗ nào cũng um tùm gai góc, khắp mặt đất phủ đầy cỏ dại, tường đá bị sụp đổ hoang tàn.” (Châm Ngôn 24,30-31).
10. Tháp canh được dựng ở một chỗ cao, nơi mà người canh có thể nhìn bao quát khắp hết khu vườn nho.
11. Vào những tháng hè, tháp canh trở thành nơi trú ngụ cho người canh vườn. Chuyện ngụ ngôn về những người làm vườn xấu xa độc ác có kể lại việc xây dựng một cái tháp trong vườn nho (Mt 21,33).
12. Chiều cao của những tháp canh dao động trong khoảng từ 10 đến 40 bộ Anh (tương đương 3 đến 30m).
13. Trước khi mùa xuân đến, người giữ vườn cắt tỉa từng cành nho mọc ra ngoài. Chúa Giêsu có kể về việc tỉa cành nho như vậy khi Người bảo rằng Người là cây nho còn các tông đồ của Người là những cành nho. “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.” (Ga 15,1-2).
14. Hoa nho nở rộ vào tháng Tư và tháng Năm. Bài hát của vua Solomon có lời thế này: “Hoa nho bé nhỏ mỏng manh tỏa hương thơm dịu dàng”. “Vườn nho hoa nở hương thơm ngạt ngào” (Diễm ca 2,13)
15. Công việc thu hoạch nho ở Israel bắt đầu vào tháng Chín. Giêrêmia có kể lại việc người ta gom quả nho để vào những chiếc giỏ.
16. Người ta vừa làm công việc giẫm cho nho nát ra vừa hô vang và hò hát vui vẻ “Niềm vui sướng hân hoan đã biến khỏi vườn cây, khỏi xứ Mô-áp. Ta đã làm cho bồn nho cạn rượu; người đạp nho không còn đạp nho nữa, và tiếng reo hò chẳng còn là tiếng hò reo!” (Giêrêmia 48,33).
17. Nơi ép nho thường được đục vào trong đá. Nhiều nơi có hai hố ép, một cao một thấp. Những quả nho chín được cho vào hố ép phía trên rồi được giẫm nát ra bằng chân.
18. Nước nho chảy vào hố ép bên dưới. Lớp phấn từ vỏ quả nho sẽ làm nước nho bắt đầu quá trình lên men rượu và sủi đầy bọt tăm. Sau vài ngày, nước nho – bây giờ đã thành rượu – sẽ được lấy ra ngoài.
19. Đây là hình ảnh một nơi ép nho thời cổ đại ở Giêrusalem.
20. Còn đây là hình ảnh một nơi ép nho ở Nazareth. Nơi đạp nho được sử dụng như một hình ảnh cho ngày phán xét. “Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng.” (Khải Huyền 19,14).
21. Rượu nho được trữ trong những chiếc bình làm từ da thú, có thể giữ được cả năm. Nếu để ngoài không khí, rượu sẽ bị chua vì biến thành dấm. Những người Ghíp-ôn đã đem những chiếc bình cũ làm từ da thú đến cho ông Giô-suê. “Chúng lên đường, mang theo lương thực, và cho lừa chở những chiếc bị cũ, những bầu rượu bằng da cũ, thủng và được vá lại”. (Giô-suê 9:4).
22. Theo thời gian, những chiếc bình da thú này trở nên hư hỏng và không còn dùng được nữa. Chúa Giêsu đã chỉ ra cho mọi người thấy sự ngu ngốc của việc cho rượu mới vào chiếc bình cũ. Rượu mới sẽ làm cho chiếc bình da thú cũ bị bục vỡ ra. “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: “Rượu cũ ngon hơn.” (Lc 5,37-39).
23. Những chiếc hủ chứa rượu thường được đậy kín bằng đất sét không nung. Đôi khi người ta còn để một lớp dầu ô liu nổi lên bên trên.
Scarlett Le | Tam Le
Mời các bạn nghe một bài nhạc cổ truyền Do Thái