“Vì tôi trót yêu anh em của mình” | Chuyện Phiếm Đạo/Đời

922

Chuyện Phiếm đọc sau ngày Lễ Chúa Về Trời năm C 02/6/2019

“Vì tôi trót yêu anh em của mình”

Vì tôi trót yêu quê hương của mình
Vì không muốn gây xương rơi máu đào
Cầu xin thế gian thôi đừng ghét nhau

(Nguyễn Trung Cang – Xin Một Bóng Mát Bên Đường)

(2Cor 6-10) 

Nhạc sĩ xin như thế, thì ai mà không cho! Tưởng gì nhiều, chứ mỗi cái bóng mát bên đường, thì cần gì phải xin. Cứ lê la ngoài đường phố suốt ngày, là có ngay thôi. Dễ như cơm sườn. Thường như cơm bữa, hỡi anh bạn của tôi và của mọi người. Anh chắc chắn thừa biết được điều đó. Thế nhưng, nghệ sĩ nhà ta lại thừa thắng xông lên, vẫn cứ hát những câu tiếp, như để bảo:

“Vì tôi đã mang đau thương quá nhiều
Vì tôi mất đi tin yêu quá nhiều
Vì tôi đã cô đơn hơn nửa đời
Mình thương lẫn nhau u sầu sẽ vợi

Đời sống có lúc như mật đắng
Vì thiếu bóng mát trên đường vắng
Một chút quý mến như làn mây
Yêu thương như vòm cây
Xua tan ưu phiền ngay …

Dù cho đói no nhưng mình vẫn cười
Dù cho đắng cay nhưng trọn kiếp người
Dù ai nhỏ nhoi nhưng mình vẫn đầy
Dù ai dối gian nhưng mình vẫn ngay

Dù ai mỉa mai nhưng lòng chẳng sờn
Vì ta sống sao cho đừng tủi hờn
Dù cho nát thân nhưng trọn tấm lòng
Cầu xin thế gian như mình ước mong …”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)

Vâng. Nếu hát rằng: “Vì ta sống sao cho đừng tủi hờn”, và: “Cầu xin thế gian như mình ước mong.” vẫn là những ước mong rất thường tình của người thường ở huyện nhà dấu yêu, nay cứ hát.

Vâng. Hát thì cứ hát. Còn, chuyện thực hiện các ý tưởng hát bằng lời, mới là chuyện không dễ. Rất không dễ, như truyện kể ở huyện nhà, vẫn ta bà nhiều trang giấy như sau:

“Truyện rằng:

Một người đàn ông nọ chết rồi, mới ý thức được rằng cuộc đời mình thật ngắn ngủi. Lúc đó, anh ta nhìn thấy Bụt tay xách một cái hòm, tiến lại phía mình. Bụt nói:

– Con trai à, ta đi thôi.

Người đàn ông đáp:

– Sao nhanh quá vậy, con còn rất nhiều việc vẫn chưa hoàn thành.

Bụt nói:

– Ta rất xin lỗi, nhưng thời gian của con hết mất rồi!

Người đàn ông lại hỏi:

– Vậy thưa Bụt, trong chiếc hòm của ngài có chứa thứ gì vậy?”

Đó là di vật của con, Bụt trả lời.

Người đàn ông tỏ ra nghi ngờ, hỏi tiếp:

Là di vật của con sao? Ý của người rằng đó là thứ thuộc về con, có phải là quần áo và tiền không ạ?

Bụt  đáp:

Những thứ đó trước giờ chưa bao giờ thuộc về con, chúng thuộc về địa cầu.

Vậy có phải trong đó là ký ức của con không? người đàn ông ngẫm nghĩ một lát rồi phỏng đoán.

Không phải, ký ức thuộc về thời gian.

Người đàn ông lại phỏng đoán:

Có phải là tài-năng thiên-phú của con?

Không, chúng thuộc về cảnh-ngộ.

Người đàn ông băn khoăn:

Lẽ nào trong đó là bạn bè và người nhà con?

Con ạ, không phải vậy. Họ thuộc về hành trình mà con đã đi qua.

Vậy có phải là vợ và các con của con trong đó không thưa Bụt? người đàn ông hỏi tiếp.

Không, họ thuộc về trái tim con.

Người đàn ông lại phỏng đoán:

Vậy nhất định đó là thân xác của con rồi.

Không, thân xác của con thuộc về cát bụi.

Cuối cùng, người đàn ông khẳng định một cách chắc chắn:

Vậy đó nhất định là linh hồn của con!

Lúc này, Bụt mỉm cười, đáp:

– Con trai à, con hoàn toàn sai rồi. Linh hồn của con thuộc về ta.

Mắt ngấn nước, người đàn ông nhận chiếc hòm từ tay Bụt bên trong chiếm hòm trống rỗng. Nước mắt chảy dài trên má, trái tim vỡ vụn, người đàn ông hỏi Bụt:

Lẽ nào từ trước tới nay con chẳng sở hữu bất cứ thứ gì sao?

Bụt  đáp:

Đúng thế con ạ. Trên thế giới này bây giờ chẳng có bất cứ thứ gì thực sự thuộc về  con.

Vậy thì cái gì mới là của con?

Mỗi tích tắc khi con đang còn sống, chúng thuộc về con, còn bây giờ, con chẳng còn gì cả.

Đến lúc này, người đàn ông mới như được thông suốt. Thì ra, sinh mệnh, đời người chỉ là những cái tích tắc ngắn ngủi và điều chúng ta nên làm nhất, là tận dụng nó sao cho thật hiệu quả, thật tốt, yêu quý nó, hưởng thụ nó.

Còn được sống, đó đã là một sự chiến thắng vẻ vang. Khỏe mạnh, hạnh phúc, bình an mới là cái đích mỗi người cần hướng đến! (Truyện kể rút từ trang mạng vi tính cũng rất riêng)

“Còn được sống,đó là một chiến thắng vẻ vang. Khỏe mạnh, bình an mới là cái đích điểm mỗi người cần hướng đến”; thế đó, một nhận định không phải chỉ nhà Phật mới nghĩa ra, mà là mọi người vẫn cứ suy-nghĩ như thế vào mọi thời, mọi lúc. Trong đời người.

Hôm nay đây, lại có những sự thật không của riêng ai hết, mà là của tất cả, của hết mọi người. Thế đó, còn là ý-tưởng của nhà Đạo mình khi diễn giải một sự thể cũng rất thật như sau:

Chúng tôi còn chứng tỏ điều đó
bằng cách ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu,
bằng một tinh thần thánh thiện,
một tình thương không giả dối,
bằng lời chân lý,
bằng sức mạnh của Thiên Chúa.
Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ,
khi vinh cũng như khi nhục,
lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiếng xấu.
Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành;
bị coi là vô danh tiểu tốt,
nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến;
bị coi là sắp chết,
nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống;
coi như bị trừng phạt,
nhưng kỳ thực không bị giết chết;
coi như phải ưu phiền,
nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ;
coi như nghèo túng,
nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì,
nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.”
(2Cor 6-10)

Những thứ và những sự gọi là “kỳ thực” phát biểu ở trên, lại sẽ dẫn về một truyện kể khác để minh họa như sau:

“Truyện rằng:

Quá Khứ Dù Tốt Cũng Đã Qua, Tương Lai Có Gian Nan Vẫn Phải Tiến Tới 

Thời gian đã trôi qua thì không thể nào níu giữ được. Chuyện vui buồn ngày hôm này, ngày mai sẽ trở thành quá khứ. Đừng đắn đo, đừng tiếc nuối, hãy trân quý hiện tại, sẵn sàng đối mặt với tương lai.

Không ai có thể làm bạn phiền muộn, trừ khi bạn lấy lời nói và hành động của người khác rồi tự làm mình buồn. Trên đời này không có gì không thể bỏ, trừ khi bạn không muốn buông bỏ mà thôi!

Thời gian sẽ trôi đi theo tâm trạng, cuộc sống cần một chút bản lĩnh để đương đầu. Gặp chuyện thì không loạn, chuyện lớn không lo sợ, chuyện nhỏ không chần chừ.

Thăng trầm, ngọt bùi cay đắng của cuộc đời, đều ở tại tâm. Tâm thái tốt, vực sâu núi thẳm nào cũng có thể qua. Làm việc với tâm trạng thỏa mái, dù có khó khăn đến mấy cũng sẽ hoàn thành.

Sinh mệnh, dù ngắn hay dài, mỗi người chỉ có một lần. Cuộc sống, dẫu buồn hay vui, mọi người vẫn đang tiếp tục. Đường đời, lúc lên lúc xuống, nhưng ai cũng phải bước đi trên cuộc hành trình đầy gian nan này.

Gặp tiểu nhân, không cần thiết phải so đo, so đo sẽ phiền não. Gặp rắc rối, chẳng cần quá để ý lưu tâm, bởi quá lưu tâm sẽ càng thêm mệt mỏi.

Thế gian rộng lớn, lòng người phức tạp, không thể tránh gặp tiểu nhân. Cõi trần thâm hiểm, nhân thế phù hoa, làm sao mới có thể không phiền não?

Đơn giản hóa một chút, xem nhẹ một chút. Chịu oan khuất, trẫm tĩnh im lặng, bị hiểu lầm mỉm cười bỏ qua.

Không có ánh mặt trời, thì nghe gió thổi, nhìn mưa rơi. Không có hoa tươi, thì ngửi hương thơm của cỏ cây, bùn đất. Không có tiếng vỗ tay, thì hưởng thụ sự thanh tĩnh yên bình. Giữ được tâm trạng tốt, bước đi sẽ vững vàng.

Trân quý niềm hạnh phúc hiện tại, hưởng thụ những khoảnh khắc đẹp nhất này. Thời gian luôn xoay chuyển, tuổi đời sẽ qua đi, đừng phàn nàn, than khổ; đừng ưu tư, chùn bước.

Đối mặt với chính mình, tấm lòng rộng mở, tha thứ lỗi lầm, sống thật thản nhiên. Tu thành người độ lượng, tích được cả một đời hạnh phúc!” (Lê Hiếu, dịch từ Soundofhope)

“Trân quý niềm hạnh phúc hiện tại”, đó chính là sự thật cũng rất thực. Một thứ “kỳ thực” mà thánh Tông đồ cứ thế phân bua hết khi này qua lúc khác. Một thứ phân-bua mà chỉ người trong cuộc mới nắm vững những sự rất thực ở đời.

“Hưởng thụ những khoảnh khắc đẹp nhất này”, chắc chắn là phần thưởng dành cho người công chính luôn tranh đấu cho sự thật, vì sự thật và vơi sự rất thật ở đây, ở đó, khắc mọi nơi.

“Trân quý hạnh phúc hiện tại” vẫn đòi mọi người phải “đối mặt với chính mình, tấm lòng rộng mở, tha thứ lỗi lầm, sống thật thản nhiên. Tu thành người độ lượng, tích được cả một đời hạnh phúc!”

Thế đó, là những sự rất thật ở đời vẫn khiến mọi người để giờ ra mà suy nghĩ. Suy cho người. Nghĩ cho riêng mình. Mà thôi.

Thế đó, còn là những sự rất “thật như đếm”. Tức, những sự thể mà đấng thánh nhân hiền ở trên cứ lặp đi lặp lại bằng cụm từ “nhưng kỳ thực” cũng rất thật.

Thế đó, còn là những sự được gửi đến với mỗi người và mọi người ở huyện nhà, rất hôm nay. Một sự thể không dễ bỏ bê nơi thương trường hoặc hiện trường vào mọi lúc. Một sự thể rất dễ nhớ để tôi và bạn, ta không thể viện cớ gì mà quên lãng, dù cho đó cò là một lãng quên không nhỏ, trong đời.

Thế đó, là những thứ và những sự được đấng thánh nhân-hiền dẫn-chứng bằng những câu  những chữ: “nhưng kỳ thực” đầy ý-lực của ngôn-ngữ rất con người. Ở đời.

Thế đó, còn là kinh nghiệm về sự thực ở đời được hiền-nhân-là-cổ-nhân ghi nhận một cách sâu sắc ngang qua những lời nhắn nhủ ngắn gọn nhưng sâu sắc, chỉ 9 thứ, như sau:

Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần ‘trong lạnh tặng lửa’ là đủ rồi. Gió nhẹ trời xanh thì một câu thăm hỏi, những khi sóng gió thì an ủi động viên, gặp lúc cô đơn thì bờ vai vỗ nhẹ… Cứ nhẹ nhàng, bình dị vậy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa.

9 sự thật tàn khốc “tát thẳng vào mặt” nhưng lại khiến bạn sống khôn hơn từng giờ, 2 việc tuyệt đối không thể đợi ở đời, đừng chần chừ kẻo hối không kịp:

  1. Cổ nhân thường nói: nơi đông giữ miệng, tránh họa vào thân; nơi loạn giữ tâm, tránh gặp sai lầm. Nơi thị phi giữ lời, tránh gặp phiền phức; ngẩng cao đầu làm người, cúi người làm việc.

Có một số người không nên đợi, có một số việc không nên tranh, nếu là của mình thì không đi đâu mất, nếu không phải của mình thì cố giữ cũng bằng không. Làm tốt việc của mình, sống cuộc sống của chính bản thân mình; tu tốt tâm mình, lập đức cho thân.

Đầu nghĩ việc phú quý, tâm giữ điều thanh tịnh. Để cuộc sống thực tại, để kiếp người thanh tao; để cho người hạnh phúc, để cho mình thêm vui.

  1. Sống ở đời, bạn dành cho người khác một lối thoát cũng chính là dành cho mình một lối đi, cho người khác cơ hội cũng chính là cho mình hy vọng. Trong thế giới tự nhiên, muôn loài đều phải nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn, chúng đồng sinh đồng diệt, một cá thể phát triển thì toàn thể phát triển, một cá thể bị tổn thương thì toàn thể bị tổn thương.

Cho đi, đó là một niềm vui. Bởi lúc bạn cho đi, nó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi, mà ngược lại, nó lại là sự thu hoạch. Cho đi, đó cũng là một loại hạnh phúc. Bởi khi bạn cho đi, chính là lúc bạn gieo mầm hạnh phúc cho tâm hồn mình.

  1. Đời người có 4 nỗi khổ:

Một là, nhìn không thấu, không thấy được sự yên vui gắn bó trong xã hội bon chen đấu đá.

Hai là, xả không được, không xả được chuyện vui đã qua. Hay nói cách khác, đó là không quên đi được những phút huy hoàng trong quá khứ.

Ba là, bước không qua, không vượt qua được những nỗi buồn trong tình cảm của quá khứ, đắm chìm trong cảm xúc đau buồn của ngày hôm qua.

Bốn là, buông không được. Có câu nói rằng, ‘đời người như một bản tình ca, có lúc trầm lúc bổng’. Làm người thì cần phải nhấc lên được thì cũng buông xuống được, nhưng có nhiều người nhấc lên được nhưng mãi chẳng thể buông, buông không được những việc, những người đã qua trong quá khứ.

  1. Thanh tỉnh, thản thành và thông minh trí huệ

Nhìn thấy cái sai của người khác đó là Thanh, nhìn thấy cái sai của mình đó là Tỉnh.

Có thể nhận mình sai đó là Thản (bộc lộ thẳng thắn), biết sai mà sửa đó là Thành.

Thấy được ưu điểm của mình, đó là Thông, nhìn thấy được ưu điểm người khác đó là Minh. Học tập được ưu điểm của người khác, đó là Trí, dùng được ưu điểm của người khác, đó là Huệ.

Thanh tỉnh, thản thành mà làm người, đó là cần; thông minh, trí huệ mà làm việc, đó là thiết.

  1. Người mà càng giống như một câu chuyện thì càng trầm tĩnh giản đơn, còn càng nông cạn thì cuộc sống lại các bập bõm bất an. Điều mà con người thành thục trước tiên không phải là cơ thể, mà là khí chất và trí huệ, cử chỉ và lời nói. Con người già trước tiên không phải là dung mạo, mà là dũng khí.

Chấp nhận gánh vác một việc vượt trên khả năng của mình, qua một khoảng thời gian bạn sẽ phát hiện rằng, mình giỏi hơn những gì mình đã nghĩ. Người thành công không chỉ là bởi họ tài hoa hơn người, mà là họ có ý chí kiên cường, ôn hòa, khiêm nhường, thành thật, tín nhiệm, và có khí chất.

  1. Quy tắc ứng xử giữa người với người

Một là, không nên hiển thị bản thân khôn hơn người khác. Hai là, để người khác làm chủ, bản thân mình tự nguyện làm phó. Ba là, nếu sống mà xem thường người khác, trong mắt không có ai, thì sau cùng thân bại danh liệt. Bốn là, nếu thường xuyên tranh luận đúng sai với người khác, vĩnh viễn khó mà thắng. Năm là, kính người chính là kính mình.

  1. Tám điều tâm đắc của người thành công, trí huệ

– Thắng nhỏ dùng lực, thắng vừa dùng trí, thắng lớn dùng đức, toàn thắng dùng đạo. Đạo là sự dung hòa của lực, trí, đức.

– Chạy đua đường trường thì thường những người chạy đầu khi mới xuất phát lại là những người không thể về nhất. Cũng giống như vậy, sai lầm thường phát sinh trên đường đời khi ta vội vàng.

– Chiến thắng kẻ thù là anh hùng, chiến thắng chính mình là thánh nhân; anh hùng chiến thắng kẻ địch, còn thánh nhân không có kẻ địch.

– Người thượng đẳng lặng lẽ làm việc, cuối cùng thành công; người trung đẳng bận rộn làm việc, cuối cùng cũng làm thành công; còn người hạ đẳng rầm rầm rộ rộ (chỉ coi trọng hình thức) làm việc, cuối cùng việc bất thành.

– Người nhất đẳng tại vị vẫn có thể minh bạch mọi chuyện, người nhị đẳng thoái vị mới minh bạch mọi việc, người tam đẳng đến chết vẫn không thể minh bạch.

– Người nhất đẳng có bản sự, không nóng giận; người nhị đẳng có bản sự, có nóng nảy; người tam đẳng vừa nóng nảy lại không có bản sự. Người thực sự có uy thì không oán không giận, biết lấy cái sai của người khác để nghiêm khắc với bản thân mình.

– Muốn bản thân tồn tại thì trước tiên hãy cho người khác tồn tại, cây chặt hết rồi thì rìu còn cũng vô ích.

– Chính trị là tạm thời, kinh tế là lâu dài, và văn hóa là vĩnh hằng.

  1. Sống ở trên đời này, giữa người với người, tất cả cũng chỉ bởi chữ duyên, chữ tình, chữ tâm, chữ chân. Chạm vai nhau rồi bước qua, đó là người qua đường; không rời không bỏ, đó là người nhà; thường xuyên bên mình đó là bạn bè; sống chết bên mình, đó là người thân; nhìn nhau mà hiểu, đó là người yêu.

Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần ‘trong lạnh tặng lửa’ là đủ rồi. Gió nhẹ trời xanh thì một câu thăm hỏi, những khi sóng gió thì an ủi động viên, gặp lúc cô đơn thì bờ vai vỗ nhẹ… Cứ nhẹ nhàng, bình dị vậy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa.

  1. Biết người biết mặt nhưng không biết lòng

Vậy nên, làm người chừa lại cho người ba phần, lưu khẩu đức cho mình; Trách người không nên trách tận, chừa lại cho người ba phần, lưu lại cho mình chút độ lượng; Thành công không nên kiêu ngạo, chừa lại cho người ba phần, lưu lại cho mình một chút khiêm nhường.

Tâm hẹp thì việc nhỏ hóa thành lớn, tâm rộng mở thì việc lớn hoá nhỏ. Tâm bình, luận việc trời đất, tâm định, thuận theo trời đất mà biến. Việc lớn, việc khó xem trách nhiệm; nghịch cảnh, thuận cảnh xem tâm trí. Có xả có đắc nhìn trí huệ, việc thành hay bại thấy kiên trì. Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.” (Qui tắc thu thập từ mạng vi tính).

Trần Ngọc Mười Hai
Và những sự cũng rất thật ở đời
Luôn hối thúc mọi người
Sống nhanh, sống mạnh, sống rất vững
vào mọi thời.