Chuyện Phiếm đọc sau ngày Lễ Mình Máu Chúa năm C 23/6/2019
“Từ giã hoàng hôn trong mắt em”
“Tôi đi tìm những phố không đèn
Gió mùa thu sớm bao dư vị
Của chút ân tình vương tóc quen.”
(Nhạc: Nguyễn Hiền/Thơ: Đinh Hùng – Mái Tóc Dạ Hương)
(Mc 1: 32)
Mái tóc nói ở đây, phải chăng luôn phảng phất mùi hương về đêm, tức “dạ hương”? Hoặc giả, là mái tóc của người yêu hoặc người bạn của tác giả Nguyễn Hiền? Hỏi thế, làm sao bầy tôi đây biết đường mà trả lời. Có chăng, cũng lại mời bạn và mời tôi, ta nghe tiếp những vần thơ cũ mà, đoán biết, mỗi thế thôi.
Những vần thơ là những câu thơ rất vần như bên dưới:
“Từng bước lần theo trăng viễn khơi
Trong đêm còn mơ dáng ai cười
Tiếng cười như cõi thiên thu lại
Tiền kiếp xưa nào em hé môi
Rồi đây trên những lối đi này
Ta sẽ cùng ai tay nắm tay
Nhịp chân lưu luyến mãi cung đàn
Buông lắng chìm tâm tư đắm say
Dĩ vãng nào xanh hơn mắt em?
Chao ôi! màu suối tóc buông mềm
Nét buồn khuê các hoen sương phủ
Nhạt ánh sao mờ bên dáng xiêm.”
(Nguyễn Hiền – bđd)
Quả có thế. Tác giả đây, nói về thứ “Dĩ vãng” của mình hay của người, những là quá khứ buồn, có đủ mọi “dư vị” của “hoen sương phủ” lẫn “buồn khuê các” với cả “dáng xiêm”. Thôi, cũng đành chịu. Bởi, ông đâu còn sống đến ngày hôm nay để ta hỏi. Giả như ông sống ở quê hương nào đó, cũng đành chào thua.
Thôi thì, hôm nay, tôi mời bạn và mời cả chính tôi ta đi vào vùng trời văn-chương, nghệ-thuật đủ loại để thưởng thức thứ “dư vị” của âm nhạc Việt, rồi từ đó thoát ra ngoài bằng giòng chảy tư-tưởng rất tinh-hoa, tinh-túy và tinh-tường.
Trước hết, ta hãy cùng nhau đi vào giòng chảy tâm tình của nhà Đạo mình qua những câu tự-sự của đấng bậc từng “giải-mã” nhiều thắc mắc như câu hỏi/đáp ở bên dưới:
“Hỏi rằng:
Thưa Cha,
Con dư biết là nhiều trường Công giáo ở Sydney này đang có khuynh hướng mô-tả Thiên-Chúa bằng các tự-vựng không giới-tính, chứ không còn sử-dụng giống đực như cha con ta lâu nay vẫn làm. Duy có một điều là hỏi rằng: tại sao lại như thế? Xin Cha dành cho con một giải thích, để con còn nói lại với bạn bè người thân, về chuyện ấy. Thành thật cảm ơn Cha.”
Vâng. Con dân đi Đạo có cảm ơn, cảm tạ hay cảm kích tấm lòng đền đáp hay sao đó, cũng chẳng thành vấn đề. Chỉ một vấn-đề là làm sao đấng bậc diễn-giải cho trôi chảy vấn-đề trên cho thông-thoáng, để rồi mọi người sẽ lại tìm thấy ánh sáng lộ rõ ở cuối đường hầm đức tin và đức mến, thế thôi. Vậy thì, đề-nghị bà con ta để tâm theo dõi câu trả đáp của đấng bậc, như sau:
“Về chuyện này, bản thân tôi cũng thấy khó hiểu và khó trả lời câu hỏi của chị. Hãy lấy thêm một thí dụ khác, bảo rằng: giới Công giáo, cũng từng chỉnh sửa tính chính trị nằm trong ngôn-ngữ đến kỳ cùng, khởi đầu bằng mục tiêu quí-phái/sang trọng cốt không muốn cho mình bị gộp vào câu chuyện này, sau đó lại cũng không muốn có chuyện kỳ thị phụ nữ trong ngôn-ngữ. Tuy nhiên, thật tình mà nói, thông thường các phụ nữ như chị và phần đông phụ nữ giống như chị đều thấy không có vấn-đề gì cả khi coi và gọi Chúa bằng “Ông” Trời.
Thế nhưng, vấn đề này dấy lên ở nơi nào thế? Mới đây, có phát-ngôn-viên trường nữ trung học Công giáo nọ ở Úc đã tuyên-bố với báo chí bảo rằng:” Chúng tôi tin Chúa không có giới-tính nào hết, tức: Ngài chẳng là nam-nhân cũng không thuộc nữ-giới, thế nên trong lời cầu nguyện, chúng tôi sử-dụng giới-tính theo cách trung-dung. Nói khác đi, Thiên Chúa không là “Ông” Trời gì hết.
Các trường đạo ở thị-trấn trên, ít nhất một trường nam trung-học nọ cũng làm thế, tức: cũng sử-dụng từ-vựng như “Đức Chúa” thay vì “Ông” Trời. Đến nỗi có vị hiệu trưởng nọ lại nói với báo chí chúng tôi rằng: nhà Trường quyết sử-dụng ngôn-ngữ theo cách trống không. Đặc biệt trong lời cầu nguyện được sử dụng ở trường không muốn định-vị Thiên-Chúa theo giới-tính nam hoặc nữ bao giờ nữa. Nhiều trường hợp cho thấy ngôn-ngữ sử dụng trong Đạo có lẽ không chính-xác cả khi nói đến nhân vật nào đó trong Kinh Sách hoặc thánh kinh cũng vậy.
Vậy thì, ta nói sao về vấn-đề này? Để trả lời, có lẽ ta chỉ nên đề cập những chuyện hoàn toàn về tinh-thần mà thôi, thì Thiên Chúa dĩ nhiên không là nam-nhân cũng chẳng là phụ-nữ bao giờ hết theo nghĩa của con người. Ngài đơn giản là Chúa, Đấng nâng cao mọi tầng lớp nam/nữ nơi con người. Cũng thế, khi dựng nên loài người nam cũng như nữ theo hình ảnh của Ngài, giống Ngài mà thôi (X. sách Sáng Thế 1: 26). Thiên-Chúa, theo cách nào đó xem ra Ngài cũng muốn bảo rằng: là nam hay nữ, ta cũng phản-ánh sự tràn đầy nơi bản-thể của Ngài, thôi.
Theo sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, lâu nay vẫn đề-cập các đề-tài đều diễn tả “Thiên-Chúa-là-Cha”, Đấng dựng nên trời đất. Hơn nữa, gọi Ngài là Cha do bởi Giao-ước Ngài ban cho nhân-loại coi như tặng-phẩm về luật-pháp dành cho dân Do-thái, Người Con Trai Duy Nhất của Ngài. Đồng thời, Ngài được gọi là Cha của mọi đức vua của Do thái. Đặc biệt hơn cả, sách Giáo lý còn định-vị Ngài là “Cha đẻ của người nghèo”, của mọi kẻ mồ côi cũng như các vị góa bụa, đều được Ngài thương-yêu bao bọc.” (X. Sách GLHTCG đoạn 238)
Nói tóm lại, ta càng không thể coi Ngài như vô-tính hoặc không thể không gọi Ngài là “Cha” được, bởi nếu không, Ngài sẽ trở nên như đồ vật. Và khi đó, ta gọi Ngài là “Nó” như đồ dung vô-tri, vô-giác sao? Không. Ta không thể hạ giá trị Thiên-Chúa xuống ngang hàn đồ vật qua việc xưng hô như thế được.
Thiên Chúa phải là “Cha”, như Đức Giêsu từng dạy ta cầu nguyện với Ngài qua lời cầu: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” Vì thế nên, với tư cách là “Cha” như Ngài vẫn là và sẽ mãi mãi là như thế. Và, rồi ta kết thúc lời nguyện cầu bằng tiếng “Amen”, tức có nghĩa: Chớ gì được như vậy”. (Lm John Flader, A gender neutral God? The Catholic Weekly 16/6/2019, tr. 21)
Để minh họa cho vấn đề giới tính nói ở đây, không gì bằng đi vào vùng trời truyện kể có những chi-tiết nam/nữ rất đề huề. Truyện kể hôm nay, được viết theo dạng thư từ gửi người con mà tác giả gọi là “Con trai của Ba”. Tại sao lại là “Con trai” chứ không phải “Con gái” của ba? Điều này, xin mời bạn đọc cứ tha hồ mà suy-tư hoặc bàn thảo cho đến cùng, bần đạo bầy tôi đây cũng chả dám xen vào chuyện riêng của mỗi người và mọi người. Thôi thì, ta thử đi thẳng vào câu truyện, rồi sẽ biết:
“Con trai của ba,
Mới ngày nào con còn bé tí ti, nay con đã lớn và sắp thành người đờn ông trụ cột gia đình. Ba có vài lời gửi cho con. Hy vọng sau này con sẽ coi đây như kim chỉ nam mà phấn đấu.
– Thứ nhất: Tuyệt đối không tin bất cứ bố con thằng nào trên đời. Vì đến tao còn chưa tin mày là con tao. Giờ thì mày hiểu tại sao chỉ có Bà mẹ VN anh hùng mà không có ông bố rồi chứ ?
– Thứ hai: Phụ nữ đẹp là phần thưởng cho sự thành công của người đàn ông chứ không phải là mục tiêu phấn đấu. Bởi vậy khi trong tay chưa có gì thì tốt nhất là ở nhà … quay tay lành mạnh … để tránh tối đa con mày không phải cháu tao (mà có đúng con của mày thì chắc gì là cháu của tao, cháu của má mày thì chắc chắn rồi đó).
– Thứ ba: Người bạn đời thì già cũng được, trẻ cũng được, xấu cũng được, đẹp cũng được, miễn không phải cú có gai là được. Trong cái thời buổi thật giả lẫn lộn này, cái mình ăn trong miệng còn chưa chắc là cơm nữa là.
– Thứ tư: Cuộc sống này vốn dĩ không công bằng, vì vậy hãy tập làm quen với nó. Bố mày nghèo, đó không phải là lỗi của mày. Nhưng bố vợ của mày cũng nghèo nốt thì đó chắc chắn là lỗi của mày.
– Thứ năm: Cái quan trọng nhất của thằng đàn ông không phải dài ngắn hay to nhỏ mà là nằm ở kỹ năng. Ý tao đang nói đến ngoại hình không liên quan đến cái đầu. Mà cái này cũng đúng với cái mày mới vừa nghĩ đến.
– Thứ sáu: Dù sau này có khó khăn thế nào cũng không được để vợ mày phải khổ. Ít ra là khi nó ở trên giường.
– Thứ bảy: Đàn ông mà bù khú là chuyện khó tránh. Nhưng khi đã cởi quần áo của một người con gái ra thì phải xác định mặc vào cho cô ấy bộ váy cô dâu… và… . . . tìm cho cô ấy một chú rể thật tốt.
– Thứ tám: Đến cái bóng của mày cũng rời bỏ mày khi đi vào bóng tối. Bởi vậy làm cái gì mờ ám thì kiếm chỗ tối mà làm.
– Cuối cùng: Người khen mày mà khen đúng là bạn của mày. Người chê mày, mà chê đúng hay sai gì cũng tát vêu mồm nó ra cái tội chõ mõm vào chuyện người khác. Bí quyết để giữ một hàm răng đẹp là đừng chõ mõm vào chuyện của người khác.
Lời bàn của Mao Tôn…cương ẩu tả …:
“Khoa học” …thời nay đã chứng minh rằng :
– Thầy còn cao hơn Cha 1 bực.
Cho nên con phải nghe lời Cha tuyệt đối, là phải Ghi Nhớ Nằm Lòng 9 điều ở trên. Và phải cúi đầu Lạy Sư Phụ dạy cho con 1 bài học là: Kẻ nào nghe lời Cha và Thầy như bài này thì không thành công cũng thành … thân..
Trở về với lời vàng từ bậc hiển thánh, lại thấy có đoạn thư những bàn về “buổi chiều”, như sau:
“Chiều đến, khi mặt trời đã lặn,
người ta đem mọi kẻ ốm đau
và những ai bị quỷ ám đến cho Ngài.
Cả thành xúm lại trước cửa.
Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật,
và trừ nhiều quỷ,
nhưng không cho quỷ nói,
vì chúng biết Ngài là ai.”
(Mc 1; 32)
Chuyện lạ Chúa làm, thường xảy ra “vào buổi chiều”, tức: vào lúc mọi người chỉ nghĩ đến việc “ngủ nghê”, thôi. Ngủ nghê, hay ngủ vùi, cũng là chuyện là rất thường tình ở đời người. Của bạn và tôi, và của con người, mà thôi.
Để minh họa cho những chuyện “tưởng chừng như quan trọng”, nhưng theo người kể thì cũng chỉ như sau:
1.
Hồi nhỏ ở dưới quê, nhà mình ở gần gia đình một ông người Bắc di cư tên là Mười. Chẳng biết tên thật là gì, nhưng vì ông chạy xe lam, nên lũ nhỏ trong xóm gọi ông bằng cái tên chú “Mười Xe Lam.”
Thím Mười là người miền Nam, ít nói, hiền lành, đẻ liền tù tì cho ông một dây 4 thằng con trai đặt tên đầy “chất thơ” lần lượt là Chung, Thủy, Muôn, Ðời.
Trong 4 đứa con chú Mười, Chung và Thủy lớn hơn hẳn, thằng Muôn bằng tuổi mình, còn thằng Ðời kém 2 tuổi. Cả 4 đứa khỏe như trâu nhưng ngặt một nỗi đều học dốt, nhất là thằng Muôn. Nó chuyên môn copy bài của mình kèm theo lời dụ khị “tao sẽ nói bố cho mày đi 1 cuốc xe lam miễn phí.”
Thời ấy, sau 1975 ít năm, mọi người nghèo lắm, mà nhà chú Mười có 1 chiếc xe lam thì oai vô cùng. Mà ông oai thật, ít nhất là chửi con. Ðiều đặc biệt mỗi lần chửi ông hay nhắc tới chữ “vợ”.
Học dốt, bị điểm kém, ông chửi “lớn lên đi chợ cho vợ”. Nặng hơn, ông chửi “giặt quần cho vợ”. Tham ăn, không nhường em, keo kiệt bủn xỉn, ông chửi“lớn lên sẽ phát tiền chợ cho vợ”.
Mỗi lần chửi thằng Muôn ông hay cài tên mình vào so sánh, “sao cái thằng K. con bác H. nó học giỏi như thế, còn mày… như thế.” Lúc nghe câu ấy dù rất thương Muôn, nhưng trong lòng mình cũng hơi khoai khoái.
2.
Khi ấy, bảy tám tuổi đầu, mình chẳng biết cái việc “đi chợ cho vợ” nó “nặng” đến cỡ nào nhưng được đi chợ với mẹ thì sướng vô cùng.. Dù chỉ có nhiệm vụ trông xe đạp, nhưng vì nhà đông anh em, nên sướng nhất là được mẹ thưởng bằng cách cho chọn quà trước tiên.
Lớn lên một chút, tuổi 14, 15, mỗi khi mẹ sai ra cái chợ nhỏ gần nhà mua bó rau, bịch dầu hay mấy thứ lặt vặt thì bắt đầu biết ngượng với lũ con gái. Ngại chữ “chợ” từ đó.
Ðể rồi, trong suốt thời sinh viên tuổi trẻ ở Sài Gòn, ngủ nhà thuê, ăn cơm bụi, và ngay cả sau khi lấy vợ, hiếm khi nào mình đặt chân vào chợ.
Và rồi mọi chuyện đổi thay 180 độ khi đặt chân đến Mỹ.
3.
Ban đầu thì việc rất nhỏ: “Anh đi làm về tạt ngang mua cho con bình sữa.” Vài lần sau thì sữa kèm theo tã. Rồi thì giấy, baby food, bánh mì, trái cây…
Thấy êm êm, vợ bắt đầu lấn tới: “Nhỏ bạn em nói chợ đó bán cá ngon, anh đi mua vài ‘pao’ rồi mua cho em ít đồ em ghi cái ‘list’ đây này.”
Ít lâu sau thì giọng của vợ như “ra lệnh”: “Anh đi chợ cho em. Em ghi cái ‘list’ sẵn, cứ thế mà mua, đừng mua linh tinh, về ăn không được, bỏ phí lắm.”
Và cứ thế, “tay nghề” đi chợ của mình khá lên và trở thành chuyên nghiệp hồi nào chẳng hay, sau 10 năm ở Mỹ.
4.
Thú thật, ban đầu đi chợ Mỹ thì “chẳng có vấn đề gì” vì đàn ông Mỹ đi chợ ầm ầm. Nhưng chợ Việt Nam thì hơi oải, nhất là khi gặp vài nàng xinh xinh hay người quen nhìn mình bằng con mắt có vẻ nửa “xót thương” nửa “cảm phục.”
Nhưng “lâu dần đời người cũng qua! Như người ta nói phải tìm niềm vui trong công việc. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy đi chợ là một việc rất thú vị. Chợ giống như một xã hội thu nhỏ, cũng hỉ nộ, ái ố, ì xèo.
“À, cái cô cashier này mặt lạnh lắm nha, không bao giờ cười khi tính tiền cho khách. Còn ông nhân viên quày rau lười muốn chết, ớt hiểm để chần dần ngay đó mà hỏi, chả nói ‘hổng biết’… Ui, cái cô tre trẻ đi trước cái ông ngoài sáu mươi, lâu lâu ngoái lại hỏi “anh muốn mua gì hôn”, đích thị là nàng vừa được ổng rước từ Việt Nam sang. ‘Thằng cha bán cá này dữ thật, bà cụ mới thò tay vào mấy khứa cá mà hắn giãy lên như đỉa phải vôi…’’
Ðó là những “hình ảnh thân thương” mà bạn thường gặp. Chẳng thế mà nhiều ông coi việc đi chợ cho vợ là cái “thú đau thương” và đôi khi là “nỗi ám ảnh khôn nguôi” như anh bạn cùng sở với mình.
Tám giờ rưỡi tối, trước khi xô ghế ra về, anh bạn bầm phone, “Em hả, hôm nay đi chợ mua gì?” Ðầu dây bên kia tiếng vợ (hơi gắt) vang lên: “Ai nói anh hôm nay đi chợ? Không mua gì hết, về đi cả nhà đợi cơm đây nè!” Anh bạn hơi ngượng, nhỏ nhẹ “vậy mà anh cứ tưởng…”
5.
Năm ngoái về thăm nhà, ngồi chưa ấm chỗ, ba đã giục “con sang nhà chú Mười thắp cho chú cây nhang, chú mất 6 tháng rồi.”
Mình sang ngay. Căn nhà cũ giờ khang trang, đủ tiện nghi như ở thành phố. Nghe nói 4 thằng con chú giờ đều có vợ con, theo nghề cha, khá giả, mỗi thằng làm chủ 1 chiếc xe đò liên tỉnh. Thằng Muôn giờ giữ căn nhà từ đường. Ở tuổi 40 nó trông oai vệ còn hơn cả chú Mười ngày xưa.
Sau màn chào hỏi, Muôn sai vợ: “Ði chợ mua ít đồ nhậu về làm đãi anh K. coi.” Vợ nó cung cúc làm ngay tắp lự, chưa tới nửa tiếng sau đã thấy tiếng xào nấu ì xèo dưới bếp.
Mình bảo, tao thắp cho ông già cây nhang? Thằng Muôn nhìn mình cảm động. Xong, nó hỏi, “Mày khấn gì thế?” Mình ậm ừ, “Không có gì, không có gì.”
Thực ra là mình giấu. Không lẽ kể với Muôn lời khấn này: “Chú Mười ơi, ngày xưa chú chửi sai rồi. Ðáng lý chú phải chửi là, “Học giỏi cho lắm, bôn ba cho lắm, cũng đi chợ cho vợ mà thôi!”
Kể thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cùng hát lên câu ca “rất chiều tà” ở trên làm đoạn kết cho những giòng phiếm khá lai rai, vài ba sợi, mà thôi. Hát rằng:
“Từ giã hoàng hôn trong mắt em”
“Tôi đi tìm những phố không đèn
Gió mùa thu sớm bao dư vị
Của chút ân tình vương tóc quen.
“Từng bước lần theo trăng viễn khơi
Trong đêm còn mơ dáng ai cười
Tiếng cười như cõi thiên thu lại
Tiền kiếp xưa nào em hé môi
Rồi đây trên những lối đi này
Ta sẽ cùng ai tay nắm tay
Nhịp chân lưu luyến mãi cung đàn
Buông lắng chìm tâm tư đắm say
Dĩ vãng nào xanh hơn mắt em?
Chao ôi! màu suối tóc buông mềm
Nét buồn khuê các hoen sương phủ
Nhạt ánh sao mờ bên dáng xi”
(Nguyễn Hiền – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Và những lời vàng từ bậc hiển thánh
cùng với lời hát từ một nhạc bản
cũng về một buổi chiều, rất lan man.