Tỉnh Thức và Chờ Đợi | Chúa Nhật I Mùa Vọng, năm B | Vô Hạ

815

vo ha

Thời Tiết xoay vòng tại xứ nhiệt đới tạo ra hai mùa mưa nắng hoặc nóng và lạnh. Tại xứ Ôn Đới, Trời làm ra bốn mùa rõ rệt, bắt đầu Xuân rồi Hạ trước Thu và Đông sau hết.

Season of Hope

Trong lãnh vực tinh thần cũng có mùa lễ lạc của từng tôn giáo. Riêng Kitô Giáo, bốn Chúa Nhật đầu tháng 12 DL, trước Lễ Chúa Giáng Sinh, bắt đầu Năm Phụng Vụ Mới, theo Sách Mục Lục cũ,  gọi là “Mùa Áp”: “Bước tới gần” (Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh). Ý nghĩa nầy cũng tương tự như trong tiếng Tây phương, gọi là mùa Adventus đến gần, hướng tới, trong Latin và Advent trong Anh và Pháp ngữ. Ngày nay thế giới nói tiếng Anh gọi là Season of Hope: Mùa của Niềm Hi Vọng, gọi tắt là Mùa Vọng.

December 1, 2019- Advent: A Season of Hope — First Alliance Church ToccoaBốn tuần lễ của mùa nầy tượng trưng 4.000 năm theo truyền thống giải thích, dựa vào Thánh Kinh, để dạy bài học về tôn giáo, mà không phải thiên văn địa lý của NASA. Đây là thời gian chờ đợi Chúa tới cứu chuộc kể từ khi tội của Nguyên Tổ Adam và Eva xuất hiện trên thế gian.

Niềm hi vọng trông chờ Chúa đến đã được ghi lại ít nhất 291 lần trong Thánh Kinh, xin Chúa đến, xin ngự xuống qua các tầng trời như trong bài đọc I của Ngôn Sứ Isaia, tiếp theo bài Phúc Âm “Tỉnh Thức” và Bài Đọc II cũng trông chờ Chúa Kitô tỏ mình ra, bên dưới.

BÀI ĐỌC I: “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”.

Bài trích sách Tiên tri Isaia.   63, 16b-17; 64, 1. 3b-8
Lạy Chúa, Chúa là Cha và là Ðấng Cứu Chuộc chúng con: danh Chúa đã có từ muôn đời. Lạy Chúa, tại sao Chúa để chúng con đi lạc xa đường Chúa, và làm cho tâm hồn chúng con trở nên chai đá, không còn biết kính sợ Chúa nữa? Vì các tôi tớ Chúa, các chi tộc thừa hưởng gia nghiệp Chúa, xin hãy đoái nhìn lại. Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống: các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Chúa đã ngự xuống và các núi đồi rung chuyển trước tôn nhan Chúa. Ðó là việc từ xưa đến nay chưa từng có ai nghe thấy; lạy Chúa, không tai nào nghe thấy không mắt nào nhìn thấy một chúa nào khác ngoài Chúa đã dành những hồng ân cho những ai trông đợi Chúa. Chúa đã đón tiếp kẻ hân hoan thi hành công lý, và nhớ đến Chúa khi đi trong đường lối Chúa.

Này Chúa thịnh nộ, vì chúng con đã phạm tội. Chúng con đã luôn luôn ở trong tình trạng tội lỗi, thì làm sao sẽ được cứu rỗi? Tất cả chúng con đều đầy vết nhơ, và công nghiệp chúng con đều như chiếc áo dơ bẩn. Và không còn ai kêu cầu thánh danh Chúa, không còn ai tỉnh thức để bám lấy Chúa. Chúa đã ẩn nấp không cho chúng con nhìn thấy nữa, và Chúa đã phó mặc chúng con cho quyền lực tội lỗi. Tuy nhiên, lạy Chúa, Chúa là Cha chúng con, chúng con là đất sét, còn Chúa là người thợ gốm, tất cả chúng con đều do tay Chúa làm nên.

BÀI ĐỌC II: “Chúng ta mong chờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra”. 

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô, 1: 3-9
Anh em thân mến, chúc cho anh em đầy ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Ðức Giêsu Kitô.

Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vì chưng, trong Ngài, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ và ơn hiểu biết, đúng như Chúa Kitô đã minh chứng nơi anh em, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra. Cũng chính Ngài sẽ ban cho anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến. Thiên Chúa là Ðấng Trung Tín, đã kêu mời anh em hiệp nhất với Con của Người, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Gospel of Mark 13:33-37 - Articles, Commentaries, Homilies, Clipart, Coloring pages, Puzzles, Children's StoriesPHÚC ÂM:“Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô 13: 33-37
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang ngủ. Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”

Đôi dòng ghi chú và tâm tình.

Trước nhất, khi vào nhà thờ Chúa nhật nầy, nhìn lên, quí đạo hữu sẽ trông thấy 4 cây nến/đèn cầy được trưng bày trên một chiếc bàn tại gian cung thánh. Cảnh tượng nầy mới xuất hiện chừng ba bốn chục năm nay. Bốn cây nến tượng trưng cụ thể cho 4.000 năm trông đợi Chúa như nói trên.

Advent Wreath Archives - Religious HolidaysLúc đầu, cả bốn cây nến đều màu trắng và được thấp sáng ngay Chúa nhật I Mùa Vọng. Chúa Nhật kế tiếp chỉ còn 3 cây cháy sáng và cứ bớt một ánh lửa sau mỗi Chúa Nhật Mùa Áp. Nhưng thời gian chừng chục năm nay, cảnh quang trên được trình bày ngược lại.

Ngày nay, trên “Bàn Hi Vọng” trưng bày 3 cây nến màu tím buồn giúp ăn năn sám hối gia tăng nhờ ánh lửa nóng hơn mỗi tuần, khi đốt thêm một ngọn nữa. Và cây nến trắng Chúa nhật thứ 4, khi  cháy, gợi ý củng cố thêm niềm tin và hi vọng như được ghi trong sách Ngôn Sứ Isaia, cả chương 60: “Đứng lên, bừng sáng lên, vì ánh sáng ngươi (nước Chúa, dân Chúa) đến rồi. Vinh quang của Chúa như bình minh chiếu tỏa trên nguơi …”.

Bốn cây nến Mùa Vọng nầy, theo Cố linh Mục Tiến Sĩ Tâm Lý Học Vũ Hùng Tôn (1928-2014, lớp đầu tiên Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt) không có nguồn gốc trong Thánh Kinh, mà có lẽ do thương buôn muốn bán thêm nến. Nhưng rồi đã trở thành một hình thái văn hóa tôn giáo, giúp đỡ nhiều ít cho những ai biết nhờ đó mà thêm ích lợi tâm linh cho chính mình. Điều nầy cũng tốt.

https://www.catholicweekly.com.au/wp-content/uploads/2018/11/Advent-Calendar-2.jpg

Trở lại bài đọc I. Chương 63 của Ngôn Sứ Isaia, thuộc phần 3 (Ch. 56-66) được sưu tập trong thời gian 530-450 TCN, tố cáo tội lỗi và than khóc, đồng thời cũng loan báo ơn cứu độ của Chúa là nguồn an ủi và niềm vui cho muôn dân.

Đoạn trên, có phần giống như bố cục của một số thánh vịnh. Mở đầu là rào đón khoanh vòng để Chúa không thể thoát, bằng cách đề cao Chúa vượt quá trời xanh: Chúa là Đấng Cứu chuộc, danh ngài muôn đời… Liền sau đó là bực bội, giận hờn, trách cứ, chất vấn: Tại sao Chúa để chúng con lạc đường, tâm hồn chai đá, không biết sợ Chúa?

Nhưng rồi lại vỗ về, vuốt nhẹ, dịu ngọt với Chúa: Vì chúng con tội lỗi đầy vết nhơ nên Chúa thịnh nộ phó mặc chúng con cho quyền lực tội lỗi … Xin băng qua các tầng trời ngự xuống, tiếp đón chúng con trở về thi hành công lý và đi trong đường lối của Chúa. Chúng con như đất sét trong tay thợ gốm, tùy ý Chúa phân định. Điều nầy nhắc nhớ Chúa đã nặn ra Ađam từ bụi đất trong trật tự tốt đẹp thuở ban đầu (Sách Sáng Thế  2:7).

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f7/Stmark.jpg/170px-Stmark.jpgQua Bài Phúc Âm. Thánh Marcô, theo truyền thuyết, là đệ tử của Thánh Phêrô, nên ghi lại nhiều bài Thầy mình rao giảng về Chúa Giêsu.

Ý chính của bài Tin Mừng hôm nay, Chúa dặn dò “tỉnh thức” qua dụ ngôn người đầy tớ luôn sẳn sàng chờ đợi và mở cổng cho ông chủ đi phương xa trở về bất cứ giờ nào, ngày cũng như đêm.

Câu chuyện nầy cũng cùng ý nghĩa như dụ ngôn mười trinh nữ thắp đèn đi đón chàng rễ giữa đêm khuya trong Phúc Âm của Thánh Matthêu 25 :1-13.

Chúa đã đến lần thứ I trong lịch sử, khi làm người để cứu chuộc trần gian hơn 2.000 năm trước. Chúa cũng cho biết, sẽ đến lần thứ 2, là ngày tận thế. Còn xa chăng? Nhưng  biết đâu, rất gần, vì không rõ lúc nào.

Cụ thể nhất cho chính mình là mỗi người phải sẳn sàng cho giờ phút sau cùng tại thế giới nầy. Mỗi người mỗi phận, sắp sẳn ra đi không phân biệt nam nữ trẽ già. Trong khi chờ đợi thì ráng mà làm xong bổn phận trong đấng bậc của mình, được bao nhiêu quí bấy nhiêu, là làm sinh thêm đồng lời ít nhiều mà trình lên Chúa khi gặp Ngài.

Trở lại bài đọc II. Thánh Phaolô nhắc nhở cho giáo hữu Côrintô ngày xưa, cũng như khắp nơi hôm nay đang trong tình trạng chia rẽ, phân hóa, kiện tụng, luân lý lôi thôi… hãy nhìn lên những ơn phúc mà Chúa ban cho mỗi người. Những ân phúc đó được bên trời Á Đông gọi là “lục căn thanh tịnh, tam nghiệp thuần hoàn”.

Tịnh hoá tam nghiệp nghĩa là tu sửa, thanh lọc thân, khẩu, ý bất thiện dần dần trở nên thuần thiện, an lạc. Ảnh minh họaLục căn là ngũ quan và tâm ý đầy đủ, tốt lành. Tam nghiệp, cũng trong lục căn, nhưng nhấn mạnh đến thân-khẩu-ý, được hoàn hảo, nhờ không thiếu ơn phước nào của Chúa. Vậy nên dùng những ơn ích nầy mà làm lợi cho nhau và cũng cho chính mình nữa. Những ơn phúc đó là số nén bạc khả năng Chúa trao (Mt 25:14-30) để không bị khiển trách khi Chúa đến.

Gom lại. Mùa Vọng năm nay quá ảm đạm, Chúa ơi, do ảnh hưởng không ít giữa thế lực bóng tối trên ánh sáng. Nên chúng con biết đặt niềm hi vọng và tin tưởng nơi đâu, ngoài Chúa. Xin hãy đến để giúp chúng con đang cô đơn yếu thế như dân Do Thái bên Babylon.

Trời cao hãy đổ sương xuống
Và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc tội
Trời cao hãy đổ sương xuống
Và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời.

Trong thế giới Anh ngữ, một bài hát nổi tiếng từ 1861, mà ngày nay có thể vừa thưởng thức vừa cùng thêm cầu nguyện trên mạng điện tử dễ dàng.

The (Hidden) Theology and History of O Come O Come Emmanuel - Daniel Im
O come, O come, Emmanuel,

O come, O come, Emmanuel,        
And ransom captive Israel,           
That mourns in lonely exile here    
Until the Son of God appear.          
Rejoice! Rejoice! Emmanuel          
Shall come to thee, O Israel. 

Xin hãy đến Đấng Emmanuel
Và chuộc lại dân Israel bị giam cầm  
Than khóc trong lưu đày cô quạnh nơi đây
Đến khi Con Thiên Chúa xuất hiện 
Vui lên Đức-Chúa-ở-cùng-chúng-con  
Ngài sẽ đến với ngươi, Hỡi Israel 

Xin dâng lời nguyện.

Xin cho mọi thành phần trong Hội thánh thực sự tỉnh thức trong việc phục vụ Chúa và mọi  người.

Xin cho các bậc vua chúa quan quyền tỉnh thức, biết tôn trọng sự thật, để lo cho dân cho nước được thái bình, bằng an và hòa thuận.

Xin cho  giáo xứ chúng con tỉnh thức trong việc sửa chữa thói hư tật xấu cá nhân và sẵn sàng đón tiếp Chúa.

Xin giúp những người mê lầm trong bóng tối biết tỉnh thức, trở về với đường nẻo chân chính của Chúa. 

Xin Chúa giúp chúng con tỉnh thức với những bổn phận mà Chúa đã trao và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Amen. 

When is Advent & Why is it Celebrated?