Thử Thách Đức Tin | Lm. Peter Trần Thế Tuyên JCD

791

Năm 2014, có dịp sang học ở Roma, có lần đi ngang Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, tôi thấy có một nhóm người mệnh danh là LGBT đang lớn tiếng yêu cầu đại diện Tòa Thánh tiếp xúc và chấp nhận kiến nghị của họ. Tôi tìm hiểu thêm về nhóm LGBT nầy. LGBT là Lesbian – Đồng tính Nữ; Gay – Đồng tính Nam; Bisexual – lưỡng tính; Transgender – chuyển đổi giới tính. Kiến nghị hay nguyện vọng của nhóm LGBT là: Yêu cầu Giáo Hội  Công Giáo phải nhìn nhận giá trị luân lý của những người có cùng giới tính nầy và chúc lành hay nhìn nhận hôn nhân của họ là bình thường, là thành sự như những đôi hôn nhân một nam một nữ khác.

Hôn nhân đồng tinh: Người đồng tính lạm dụng từ hôn nhân với kỳ vọng được xã hội nhìn nhận hôn nhân đồng tính có gí trị luân lý và hợp pháp như hôn nhân bình thường. Hiện tại có tất cả 29 quốc gia trên thế giới nhìn nhận hai người đồng phái sống chung là hôn nhân như hôn nhân nguyên thủy một nam một nữ. Sớm nhất, có Hòa Lan, hôn nhân đồng tính được nhìn nhận hợp pháp năm 2000 và mới gần đây Costa Rica năm 2020. Phần nhiều những nước Hồi Giáo không chấp nhận mà còn kết án hôn nhân đồng tính.

Về phía tôn giáo: Trừ Giáo Hội Công Giáo, bao gồm 23 giáo phái trong đó có Công Giáo Rôma và những Giáo Hội Công Giáo tùng phục Giáo Hoàng La Mã, đều không nhìn nhận đồng tính sống chung là hôn nhân và tuyệt đối không chúc lành hay làm phép hôn phối cho những cặp đồng tính. Ở đây tôi xin nêu ra những ý nghĩa khác biệt trong từ ngữ gây hiểu lầm. Marriage blessing – xin Chúa chúc phúc hay chúc lành hôn nhân;  Marriage officiating – chứng hôn hợp luật. Người ta có khuynh hướng coi nhẹ chuyện blessing hay chúc lành. Chỉ cần linh mục rảy nước thánh ban phép lành là xong. Nhưng điều nầy chỉ có thể xảy ra trong những dịp kỷ niệm 5 năm, 10 năm, 15 năm hay 25 năm thành hôn… Tức những hôn nhân nầy đã là hôn nhân và đã được chứng hôn hợp luật. Nên Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận marriage blessing cho những đồng phái tính sống chung – hay  homosexual marriage. Khi nói thế không có nghĩa là nên hay được phép chúc lành cho những cặp sống Common Law không có marriage officiating. Common law – đồng ý sống chung không là hôn nhân thành sự, vì không xảy ra trước mặt Chúa và thừa tác viên của Giáo Hội. Vả lại Common Law tức nam nữ tự đồng ý sống chung… điều đó hiểu là họ có thể tự động không đồng ý sống chung nữa khi họ muốn. Nó không phù hợp với đặc tính nhất phu nhất phụ cho đến mãn đời của Hôn Nhân Công Giáo.

https://content.gallup.com/origin/gallupinc/GallupSpaces/Production/Cms/POLL/qubg13u_okwvmwiqwmvj9a.jpg

Hàng trăm các giáo phái Tin Lành đều nhìn nhận đồng tính sống chung là hôn nhân và cũng không có gì trở ngại trong việc chúc lành hay chứng hôn cho những hôn nhân đồng tính nầy. Bên cạnh đó, chúng ta chưa nói đến vấn đề homosexual union giữa các giáo sĩ trong những Giáo Hội Tin Lành nầy. Nguyên nhân? Đối với Tin Lành hôn nhân không là sự kết hợp bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ do Thiên Chúa thiết lập. Hôn nhân hay sự sống chung nam nữ hay sự sống chung giữa người đồng phái chỉ là giải quyết vấn đề “ở một mình thì không tốt!” Điều nầy không giống với  Giáo Lý Công Giáo về hôn nhân: Hôn nhân là sự tác hợp của Thiên Chúa cho một người nam và một người nữ sống chung để yêu thương nâng đỡ nhau và để sinh sôi nầy nở cho đầy mặt đất theo như Phúc Âm Matthêu 19,3-6 và Sáng Thế Ký 1,28 khẳng định.

Bisexual – lưỡng tính

Bisexuality - Life As A Unicorn — The One Woman ProjectLà người Công Giáo, chúng ta có thể thắc mắc: Tại sao Giáo Hội không sống theo kiểu “nắng phía nào che phía ấy” cho dễ được chấp nhận hơn là độc hành trong giáo huấn hôn nhân: Hôn nhân là ý muốn của Thiên Chúa ngay từ đầu khi tạo dựng con người có nam có nữ và Chúa chúc phúc cho việc chung sống của họ để họ yêu thương nâng đỡ nhau và để truyền sinh nhân loại? Xin trình bày giáo huấn của Giáo Hội Công giáo về hôn nhân đồng tính trích từ Giáo Lý Công Giáo:

2357: Ðồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hay nữ cảm thấy bị lôi cuốn tính dục với người đồng phái nhiều hơn với người khác phái. Ðồng tính luyến ái xuất hiện trong nhiều thời đại và văn hóa, với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân tâm thần của hiện tượng này. Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng (x. St 19,1-29; Rm 1,24-27; 1 Cr 6,10; 1Tm 1,10), truyền thống Hội Thánh luôn tuyên bố: “Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn” (x. Bộ Giáo lý đức tin, Tuyên ngôn “Persona humana” 8). Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào.

Không chấp nhận hôn nhân đồng tính, nhưng Giáo Hội Công Giáo không loại trừ hay ruồng bỏ họ, nhưng có phương pháp mục vụ “ lòng thương xót Chúa” để giúp họ sống hy sinh khiết tịnh.

2359: Những người đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống khiết tịnh. Họ có thể và phải cương quyết tiến dần đến sự toàn thiện Kitô giáo nhờ kinh nguyện và ân sủng bí tích, nhờ biết tự chủ để củng cố tự do nội tâm và nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi.

Báo Người Việt ở Mỹ loan tin ngày 15 tháng 3, 2021: Tòa Thánh Vatican cấm ban phước cho đám cưới đồng tính. ROME, Ý (AP) – Tòa Thánh Vatican hôm Thứ Hai, 15 Tháng Ba, đưa ra quyết định rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ không ban phước cho các đám cưới đồng tính vì Chúa Giêsu “không chúc lành cho tội lỗi.”

Cơ quan đặc trách về giáo lý của Vatican, Bộ Giáo Lý Đức Tin (Congregation for the Doctrine of the Faith), đưa câu trả lời chính thức cho một câu hỏi là liệu các linh mục có thể ban phước cho các đám cưới đồng tính hay không? Câu trả lời, được đưa ra trong văn bản dài 2 trang, dịch ra 7 thứ tiếng và được Đức Giáo Hoàng Francis chấp thuận, cho biết là “KHÔNG.” Tòa Thánh Vatican khẳng định rằng người đồng tính phải được tôn trọng, nhưng cũng nói rằng quan hệ tình dục giữa người đồng tính “về bản chất là điều sai trái.” Giáo lý Công Giáo dạy rằng hôn nhân là sự kết hợp trọn đời giữa một người nam và một người nữ, là một phần của thánh ý Chúa, và cũng nhằm mục đích tạo ra những mầm sống mới. Văn kiện của Bộ Giáo Lý Đức Tin Vatican nói rằng do các cuộc kết hợp của người đồng tính không nằm trong thánh ý đó, Giáo Hội Công Giáo không thể ban phước cho điều này.

Head of German bishops, self-described conservative, calls for change - Catholic San Francisco - San Francisco, CATuy nhiên Giáo Hội Công Giáo không được yên thân trong giáo huấn của mình. Có những chủ trương chống đối xảy ra ngay trong nội bộ Giáo Hội. Như Đức Cha George Batzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã gây ra khủng hoảng trầm trọng với Vatican về những chủ trương mà được Giáo Hội Công Giáo Đức và nhiều nước Âu Châu đồng thuận. Đó là:

    1. Truyền chức linh mục cho nữ giới. GM Đức chủ trương: Vấn đề chưa kết thúc dứt khoát như John Paul II chủ trương.
    2. Chúc lành cho những cặp hôn nhân đồng tính. Giáo lý Công Giáo phải thay đổi để nhìn nhận họ.
    3. Đời sống độc thân linh mục Công Giáo không còn phù hợp với xã hội.
    4. Cho những người Tin Lành rước Mình Thánh Chúa bên Công Giáo. Đã cho áp dụng trong địa phận.

Trước đó, chúng ta không quên. Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Pan-Amazon diễn ra ở Roma ngày 6.10. 2019 với những chủ trương cởi mở: Phong chức phó tế vĩnh viễn cho phụ nữ cũng như phong chức linh mục cho những đàn ông đang có gia đình. Thoạt nhìn chúng ta không nhận ra một liên quan gì với việc chúc lành cho đồng tính luyến ái. Không trực tiếp liên quan nhưng là những bước khởi đầu đầy cởi mở cho sự sống chung đồng tính. Không dám vạch áo cho người xem lưng, nhưng trong số 40.000 linh mục Công Giáo ở Mỹ, không thiếu những linh mục GAY, tức bệnh đồng tính nam. Ấu dâm hay Child sexual abuse là một bộc lộ rõ nét của khuynh hướng đồng tính hay cũng gọi là Homosexual tendency. Khi đã có “Cô Sáu vĩnh viễn” hay “Bà Cha” thì có trời mà biết chuyện gì xảy ra trong nhà xứ giữa giáo sĩ khác phái nầy?  Luật độc thân linh mục nên tìm chỗ ở thùng rác.

Đức tin Công Giáo thực sự bị chao đảo do LGBT. Chính quyền dân sự ở các quốc gia càng ngày càng nhượng bộ chấp nhận hay hợp thức hóa cho những hôn nhân không phù hợp với thiên định nầy. Người ta nại vào nhân quyền, tức quyền làm người: Khuynh hướng đống tính bẩm sinh quá mạnh mẽ… Tại sao người ta không được sống theo khuynh hướng trời cho? Người ta vận dụng vào quyền bình đẵng: Những bậc giáo sĩ lãnh đạo tôn giáo cũng chỉ là con người, họ không có quyền khống chế hay không nhìn nhận điều mà họ nhìn nhận nơi những người khác – Giáo Hội chúc lành và chứng hôn cho những đôi nam nữ mà lại không chúc lành hay nhìn nhận hôn nhân của hai người cùng phái tính? Phi lý! Hoàn toàn phi lý!

Suy nghĩ cá nhân: Chính tôi là một linh mục Công Giáo cũng bị thử thách không ít trong vấn đề chúc lành hay nhìn nhận hôn nhân đồng tính nầy. Giáo Hội Công Giáo có nhiều thay đổi: 60 năm trước không ai biết Toà Án Hôn Phối là gì và cũng không ai nghĩ đến chuyện xin tuyên bố một hôn nhân Công Giáo là bất thành? Đại đa số Công Giáo Việt Nam đều cố gắng có hôn nhân cùng đạo hơn là hôn nhân khác đạo như ngày nay… Bây giờ 50% hôn nhân là dị giáo… đôi nam nữ không quan tâm đến chuyện có đạo hay không có đạo…. Nhiều giáo dân Công Giáo của tôi khi chết thì “không cần đến tôi!” – They don’t want to bother you! Nhưng lại được chôn cất bởi một giáo phái và mục sư Tin Lành… Những giáo dân còn sống khuyến khích tôi: Don’t worry Father, you just pray for them! It is good enough! Ở Việt Nam mình: Người Công Giáo chết mà không làm phép xác hay không chôn đất thánh là một hình phạt… Bên nầy là  nhân quyền… Giáo Hội địa phương coi đó là chuyện bình thường. Từ những dữ kiện. lịch sử nầy… làm sao chúng ta không nghĩ đến một tương lai mà Giáo Hội Công Giáo “đáo giang tuỳ khúc” sao cho phù hợp với trào lưu xã hội… Thí dụ: Hôn nhân là sự sống chung của hai người … không quan tâm đến phái tính. Rồi cũng có những cởi mở khác như “Phong chức linh mục cho người đã chịu phép rửa tội” không còn là “chỉ phong chức linh mục cho đàn ông đã chịu phép rửa tội!”

Nhiều thay đổi có thể xảy ra từ những áp lực của trào lưu coi nhẹ luân lý của xã hội và từ những não trạng thích thay đổi xảy ra trong lòng Giáo Hội. Tuy nhiên tôi có suy nghĩ nầy: Người ta hay đổ thừa cho Chúa là có những luật định khe khắc, nên mới sinh ra tội và những bất công trên trần đời. Tôi không nghĩ vậy! Xã hội loài người trong quá khứ, sống dưới ảnh hưởng luật lệ của Kitô Giáo thì lại bình an và ổn định hơn bây giờ nhiều. Ngày nay người ta nhân danh nhân quyền, công lý bình đẵng để đòi nhìn nhận đồng tính, chuyển đổi giới tính hay quyền phá thai… Càng ngày lại càng có nhiều bạo loạn, chém giết và khai thác nhau cho quyền lợi cá nhân ích kỷ của mình. Nên con người vừa là tác nhân và cũng vừa là nạn nhân của những tội ác trên. Chúng ta phải đấm ngực mà xưng thú rằng: We are self- troublemakers, O Lord! Lạy Chúa, chúng con chính là những kẻ gây rắc rối cho chính mình! Những sát hại, bắn giết nhau là kết quả của chuyện đi ngược đầu xuống đất. Chúa dựng nên chúng ta là NHÂN, đầu đội trời, chân đạp đất. Ham mê vật chất, quyền lực, tham vọng ích kỷ vô nhân đã chối từ cách xếp đặt của Thiên Chúa, con người thích chỏng ngược đầu xuống đất và giơ chân đạp TRỜI, chối từ Thiên Chúa. Khi không có Chúa thì cũng không còn là anh chị em với nhau. Tại sao không buôn ma túy, buôn người… để có nhiều tiền? Tại sao không dùng tên da đen nầy để khai thác việc kỳ thị màu da gây xáo trộn cho xã hội và mang phiếu về cho đảng phái mình? Tôi xin quả quyết rằng: Bao lâu đầu không hướng về TRỜI, không có đức tin, không tôn giáo thì không bao giờ hết bắn giết, chiến tranh hay sát hại nhau. Xin cho cho chúng ta biết là NHÂN đúng nghĩa khi được sáng tạo.

Lm. Peter Trần Thế Tuyên JCD.