Tân nghệ thuật, phong cách định hình kiến trúc đầu thế kỷ 20

653

Art Nouveau là một trường phái quốc tế, một phong cách nghệ thuật, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng phổ biến vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nghĩa của Art nouveau trong tiếng Pháp là nghệ thuật mới.

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-1.jpg

Đầu thế kỷ 20, một phong trào kiến ​​trúc mới đã tràn qua châu Âu, sản sinh ra rất nhiều sản phẩm kiến trúc xuất sắc của lịch sử. Từ khoảng năm 1890 đến khi bắt đầu Thế chiến thứ nhất, kiến ​​trúc Tân nghệ thuật đã lan rộng khắp lục địa, nghệ sĩ Art Nouveau áp dụng công nghệ mới để tạo ra một phong cách trang trí tinh xảo, công phu.

Hội họa của Gustav Klimt hoặc Alfonse Mucha phản ánh rõ nhất tính thẩm mỹ của Art Nouveau. Đó là một phong cách chịu ảnh hưởng của tự nhiên, nơi các hình thức cách điệu kết hợp với nhau để tạo nên kiến ​​trúc táo bạo, công phu. Vậy điểm nổi bật của kiến ​​trúc Art Nouveau là gì? Bên cạnh những đường nét và hình dạng uốn lượn lấy cảm hứng từ tự nhiên, việc sử dụng kính và sắt rèn mang đến các yếu tố điêu khắc cho kiến trúc Tân nghệ thuật. Trên thực tế, các kiến ​​trúc sư thời đó cũng tận dụng thành tựu mà Cách mạng Công nghiệp mang lại.

Không chỉ tập trung vào ngoại thất, Art Nouveau là một phong cách hoàn chỉnh bao gồm các vật dụng và nội thất bên trong. Từ đồ bạc đến giấy dán tường, các nghệ sĩ đã tận tâm để tạo ra một trải nghiệm hoàn chỉnh. Nhưng cái tên Art Nouveau (‘Tân nghệ thuật’) đến từ đâu? Câu trả lời chính là bởi người Pháp – họ đã đặt tên cho phong cách này theo tên một phòng trưng bày có tên Maison de l’Art Nouveau. Nó còn được gọi là Belle Epoque, Modernisme, Juosystemtil và Liberty Style, tùy thuộc vào từng quốc gia.

Hãy cùng tham quan khắp Châu Âu để xem một số tác phẩm kiến ​​trúc Art Nouveau nổi bật

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-3.jpg

Ở Vienna, một nhóm nghệ sĩ nổi loạn đã tách ra để thành lập nhóm Ly khai, một nhánh của Art Nouveau. Tòa nhà được xây dựng từ năm 1897 bên dưới chính là bản tuyên ngôn về niềm tin và tư tưởng nghệ thuật của họ. Gustav Klimt đã tạo ra một bức phù điêu cho các công trình kiến ​​trúc Ly khai hiện nay, với khẩu hiệu của nhóm, “Nghệ thuật của mọi thời đại, nghệ thuật là tự do,” được khắc trước cửa.

CASA BATTLÓ. BARCELONA, TÂY BAN NHA.

Còn được gọi là House of Bones, Casa Battló được kiến ​​trúc sư nổi tiếng Antoni Gaudí tu sửa vào năm 1904 . Nó được coi là một ví dụ tiêu biểu về kiến ​​trúc Tân nghệ thuật (trong tiếng Tây Ban Nha là Modernisme) theo nghĩa rộng, với mặt tiền uốn lượn và sử dụng kính và đồ sắt.

art nouveau -3
Ảnh: Bozhena Melnyk / Shutterstock
art nouveau -4
(Ảnh: Luciano Mortula – LGM / Shutterstock)

NHÀ MÈO. RIGA, LATVIA.

Riga là một nơi đặc biệt dành cho những người yêu thích trường phái Tân nghệ thuật, vì người ta ước tính rằng một phần ba các tòa nhà của thành phố được xây dựng theo phong cách này. Được xây dựng vào năm 1909, Cat House lấy tên từ hai tác phẩm điêu khắc mèo làm duyên trên mái nhà.

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-6.jpg
Ảnh: Anna Lurye / Shutterstock
http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-7.jpg
Ảnh: Zabotnova Inna / Shutterstock
http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-8(1).jpg
Ảnh: Wikipedia
http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-9.jpg
Ảnh: Wikipedia

HÔTEL TASSEL. BRUSSELS, BỈ.

Tòa nhà phố tại Bỉ này được xây dựng từ năm 1893 đến năm 1894 dành cho các nhà khoa học và giáo sư Emile Tassel. Việc sử dụng vật liệu xây dựng bằng kính và sắt của kiến ​​trúc sư Victor Horta đã khiến Hôtel Tassel vinh dự trở thành tác phẩm kiến ​​trúc theo trường phái Tân nghệ thuật đầu tiên. Các lan can và giấy dán tường bên trong được thiết kế phức tạp với hoa văn theo trường phái Tân nghệ thuật thể hiện sự đồng nhất trong phong cách của tòa nhà.

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-10.jpg
Ảnh: Four Seasons Budapest

CUNG ĐIỆN GRESHAM. BUDAPEST, HUNGARY.

Cung điện Gresham ở Budapest mà ngày nay là khách sạn Four Seasons, trước đây là một tòa nhà chung cư hành chính được hoàn thành vào năm 1906. Điều thú vị là không gian này đã được Hồng quân sử dụng làm doanh trại quân đội trong Thế chiến II. Một sự kiện thay đổi khá thú vị cho một tòa nhà có nội thất xa hoa như vậy!

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-11(1).jpg
Ảnh: Lefteris Papaulakis / Shutterstock

MUNICIPAL HOUSE. PRAGUE, CỘNG HÒA SÉC.

Tòa nhà dân sự này được xây dựng trên khu đất thuộc Cung điện Hoàng gia trước đây, và được mở cửa cho công chúng vào năm 1912. Với rất nhiều chi tiết ngụ ngôn tôn vinh thành phố, tòa nhà được trang hoàng lộng lẫy. Một số nét vẽ thậm chí còn được lấy cảm hứng từ những nền văn hóa được coi là “kỳ lạ” vào thời điểm đó, chẳng hạn như Ai Cập. Bên trong tòa nhà có một phòng hòa nhạc, quán cà phê, phòng khiêu vũ và các văn phòng, tất cả đều vẫn hoạt động cho đến ngày nay.

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-12(1).jpg
Ảnh: SvetlanaSF / Shutterstock

TÒA NHÀ OLD ENGLAND. BRUSSELS, BỈ.

Bảo tàng Nhạc cụ của Brussels mà trước đây từng là cửa hàng bách hóa được xây dựng vào năm 1899. Được làm từ thép và kính có gờ, ví dụ điển hình về kiến ​​trúc Art Nouveau này chứng minh cách những công nghệ mới từ Cách mạng Công nghiệp đã được áp dụng và nâng tầm kiến trúc Tân nghệ thuật mới như thế nào.

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-13(1).jpg
Ảnh: Kiev.Victor / Shutterstock

LỐI VÀO METRO. PARIS, PHÁP

Từ năm 1900 đến 1912, 141 lối vào tàu điện ngầm theo trường phái Tân nghệ thuật đã được lắp đặt ở Paris, Pháp. Được thiết kế kết hợp hai phong cách bởi kiến ​​trúc sư Hector Guimard, 86 lối vào vẫn còn cho đến ngày nay. Có hai loại có và không có mái kính, một số sử dụng các tấm ốp với họa tiết hoa văn. Các lối vào đã trở thành một biểu tượng được yêu thích của Paris, với bản sao của một lối vào có mái được dựng lên vào năm 2000 tại trạm dừng Châtelet.

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-16.jpg
Ảnh: Wikicommons

Sự khác biệt giữa Art Nouveau và Art Deco là gì?

Và đừng quên Art Deco. Dù thường bị nhầm lẫn với Art Nouveau, hai loại kiến ​​trúc đều có những đặc điểm riêng biệt. Trên thực tế, phong cách Art Deco xuất hiện khoảng giữa Thế chiến. Là một trong những phong cách kiến cách kiến trúc chính thống đầu tiên trên toàn thế giới, có thể được tìm thấy từ New York đến New Zealand.

Kiến trúc Art Deco được sắp xếp hợp lý hơn so với người tiền nhiệm của nó, nhưng với các hình dạng hình học táo bạo. Hãy nghĩ về Gatsby vĩ đại. Những tòa nhà chọc trời vĩ đại ở New York từ những năm 1930 đều là ví dụ của Art Deco. Sử dụng lớp mạ crom và thép không gỉ, các tòa nhà không có các chi tiết trang trí cầu kỳ đặc trưng cho trường phái Tân nghệ thuật. Phong cách này phát triển mạnh mẽ vào những năm 1920 và 1930, kết hợp các yếu tố thiết kế từ kiến ​​trúc Ai Cập, Châu Á và Tiền Colombia.

Những ví dụ về kiến ​​trúc Art Deco này chứng minh nó là một phong cách quốc tế thực sự.

http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-2(1).jpg
Khách sạn Fairmont Peace. Thượng Hải, Trung Quốc. 1956. (Ảnh: GuoZhongHua / Shutterstock)
http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-3(1).jpg
Nhà hát Eden. Lisbon, Bồ Đào Nha. 1931. (Ảnh: StockPhotosArt / Shutterstock)
http://media.designs.vn/public/media/media/picture/14-11-2020/art%20nouveau-4(2).jpg
Khách sạn Colony. Miami, Florida. 1935. (Ảnh: travelview / Shutterstock)