Đây là nguyên văn câu Chúa Giêsu hỏi anh lính thầy thượng tế đêm Thứ Năm Tuần Thánh khi anh tát Chúa “Nếu tôi nói sai, xin chứng minh điều sai, còn nếu tôi nói đúng sao anh lại đánh tôi?” Câu hỏi nầy xem chừng khác với giáo huấn của Chúa trước đây: “Nếu ai tát con má phải, hãy đưa luôn má trái!” như trong Phúc Âm Matthêu 5.39. Sao Chúa không đưa luôn má kia, mà con bắt bẻ “sao anh lại đánh tôi?” Sao không thấy Chúa “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” như Chúa dạy?
Nhưng nếu Chúa không vặn hỏi anh lính đánh Chúa, hoá ra Chúa chấp nhận bất công và dạy chúng ta im lặng chấp nhận bất công hay để bị hà hiếp chăng? Không! “Đưa luôn má kia!” có nghĩa là tương nhượng chứ không có nghĩa là chấp nhận bất công. Hay “Hãy học với ta vì ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng!” Hiền lành và khiêm nhượng là hiền hoà, không bon chen, không tranh chấp… chứ không có nghĩa là nín chịu bất công. Nín chịu là cam phận, là yếu nhược và khuyến khích bất công.
Không chắc lắm, tuy nhiên tôi thấy bài hát “Anh là ai?” của nhạc sĩ Việt Khang phản ảnh phần nào câu vặn hỏi của Chúa: Anh là ai, sao lại bắt tôi, tôi làm gì sai? Anh là ai, sao lại đánh tôi không một chút nương tay? … Bất công là đối xử không công bằng với người khác. Bất công đến từ dã tâm hay ác tâm nhằm triệt hạ người khác để thoả đáp cho tham vọng quyền lực cá nhân hay tập thể. Người ta thường khoát một chiếc áo đẹp cho những hành động bất công đầy ác ý nầy. Ngoài đời thì mặc chiếc áo đẹp mang tên: Vì an nình quốc gia hay vì quyền lợi nhân dân. Trong đạo thì là vì vinh quang Chúa, vì lợi ích cho Giáo Hội hay vì sự đoàn kết của một cộng đoàn Công giáo… nhưng cái cốt lỏi của bất công là ích kỷ và tham vọng.
Khoảng tháng 5.2016, tức sau gần một năm khi tôi đến thăm anh chị em trong nhóm gọi là Hội Ái Mộ Cha Diệp ở Nam Úc thì Đức Tổng Giám Mục của Adelaide, Đức Cha Philip Wilson đã biên thư cho Đức Cha Thiên ở Cần Thơ và cho Đức Cha Paul Terrio ở Canada…để tố cáo tên linh mục Peter Tran đã đến địa phận thành lập “Association of the lovers of Fr. Francis Xavier Truong buu Diep” without any reference to me” Tôi còn giữ thư nầy. Hậu quả rất tai hại cho bản thân tôi và cho anh chị em trong nhóm vận động tuyên thánh cho Cha Diệp ở Adelaide: Đức Cha Thiên đã lấy làm nghiêm trọng và trách tôi về việc vô phép nầy. Ngài đã khai trừ tôi khỏi tất cả những gì có liên quan đến Cha Diệp. Ngài không tiếp tôi, dù tôi đến tận Toà Giám Mục Cần Thơ xin gặp. Ngài không thèm chào hỏi khi tình cờ chạm mặt và Ngài đã nói rõ với một Cha trong địa phận là: “Gặp Ông Tuyên là tôi bực bội vô cùng!”
Đức Cha Paul Terrio địa phận của tôi ở Canada, đưa nguyên văn lá thư của Đức TGM Philip Wilson và trách rằng tôi đã coi thường Church authorities và Ngài hạn chế tôi trong việc đi vận động tuyên thánh cho Cha Diệp và bảo rằng: Chúng tôi không biết việc Cha làm.
Anh chị em trong nhóm Ái mộ Cha Trương Bửu Diệp lại càng khốn khổ hơn: Đức Ông Tâm, quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo đã viết một bài khá dài “Việc vận động tuyên thánh Cha Diệp thế nào?” Trong đó, Đức Ông đã bộc bạch khá rõ dã tâm hay ác tâm muốn triệt hạ nhóm nầy và tôi, khi thắc mắc về sự thiếu sót tiếng nói chính thức của Đức Cha Thiên, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong việc nầy. Đức Ông cũng nêu đích danh linh mục Trần Thế Tuyên đã đến đây, bất cần Giáo quyền địa phương và liên kết với nhóm “Ái mộ Cha Trương Bửu Diệp” để gây chia rẽ trong cộng đoàn. Tội nghiệp anh chị em trong nhóm nầy: Họ rất thắc mắc và không hiểu tại sao, Đức Ông Tâm lại ghét họ và muốn triệt hạ họ? Họ không có chỗ để cầu nguyện cho việc vận động tuyên Cha Diệp. Họ phải sang một nhà thờ người Ba Lan, nhà thờ Maximilian Kolbe. Lúc đầu, họ còn mời được một vài Cha Việt Nam đến dâng lễ hàng tháng… Dần dà.. chính quí Cha nầy cũng bị cấm chế để đến dâng lễ cho họ.
Đức Ông Tâm! Ông là ai? Sao lại đánh chúng tôi không chút nương tay? Đức Ông Tâm ơi! Ông là ai? Sao lại cấm chúng tôi làm chuyện tốt lành nầy? Đức Ông Tâm ơi! Ông là ai? Sao lại ác tâm viết bài đăng trên Vietcatholic để nói xấu chúng tôi và đã nói sai sự thật, đã xuyên tạc rằng: Linh mục Tuyên ngang nhiên đến Nam Úc vận động tuyên thánh mà không thông báo với Giáo Quyền đia phương. Đức Ông Tâm ơi, Ông là ai, mà sao nỡ xuyện tạc sự thật, thuyết phục Đức TGM Philip Wilson để biên thư tố cáo linh mục Tuyên với Đức Cha Thiên và Đức Cha Paul Terrio, để linh mục Tuyên phải bị khai trừ?
Tôi đoan quyết rằng: Đức Ông Tâm đã làm việc nầy với ác tâm và rất bất công với tôi, linh mục Tuyên và với anh chị em trong nhóm vận động tuyên thánh Cha Diệp: (1) Nếu có chút bác ái và có ý xây dựng hay vì sự hiệp nhất trong giáo xứ, bài viết “Vận động tuyên Cha Diệp như thế nào?” không thể được đăng trên Vietcatholic. Đây là một tố cáo công khai và đầy bất công. Mình được mở miệng nói thế nầy thế nọ. Người khác phải câm miệng chấp nhận? Rất bất công. (2) Đức Ông Tâm xuyên tạc sự thật đầy dụng ý: Trước khi đến Adelaide, từ Rôma, tôi đã biên thư cho Đức Tổng Giám Mục và cho Đức Ông Tâm để xin phép thăm các ngài và xin phép cho tôi tiếp xúc với anh chị em nhóm Vận động tuyên thánh. Nhưng tất cả đã từ chối. Đức Ông Tâm không tiếp. Anh Nguyễn Trung Thành làm chứng cho việc từ chối nầy. Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson thì bị quản chế không thể tiếp tôi. Lúc đầu tôi không rõ lý do Ngài bị hạn chế tiếp khách… sau nầy tôi mới rõ là Ngài đang bị điều tra vì việc bao che cho một linh mục phạm tội ấu dâm. Tuy nhiên, khi tôi có mặt ở Nam Úc, anh em đã cố gắng liên lạc với Đức Tổng Gíám Mục để tôi đến chào thăm. Anh em đã nhờ Cha Tòng trực tiếp tiếp xúc. Toà Giám Mục bảo: Không tiện.
Cha Tòng đã hướng dẫn tôi đến thăm Cha Tổng Đại Diện, Cha Philip Marshall. Cha Marshall đã rất vui vẻ tiếp tôi, xin hình Cha Diệp và xin tôi ban phép lành. Và tôi đã ra hội trường người Việt nói chuyện về án tuyên thánh… chỉ có vậy!
Xin hỏi Đức Ông Tâm: Ông là ai? Ông làm gì? Mà sao nói dối để tố cáo chúng tôi một cách không tiếc sót? Đức Ông Tâm, ông là ai? Có bao giờ xét mình để nhận ra những thảm hại mà mình đã gây ra cho người khác vì muốn bênh vực cho vị trí, cho quyền hành của mình? Nhiều lần tôi đã phải than thở rằng: Lạy Chúa, không lẽ vận động tuyên thánh cho Cha Diệp là tội lỗi? Không lẽ dâng lễ cầu nguyện, để khấn nguyện xin ơn là chuyện bị Giáo Hội cấm? Gần hai năm qua, chúng tôi đã phải âm thầm chấp nhận là nạn nhân của những vu khống đầy ác tâm nầy: Tôi bị khai trừ, anh chị em nhóm vận động cũng bị bứng khỏi sinh hoạt cộng đồng… Bất công! Ác Tâm và dã Tâm!
Kèm theo đây là tin tức về việc Đức TGM Wilson nhận tội là bao che cho tội ấu dâm của linh mục và đang chờ lãnh án tù. Đối với dân luật: Bao che là đồng loã. Chúng tôi không vui về sự việc nầy. Tuy nhiên xin trưng dẫn để thấy lý do tại sao tôi không thể gặp Đức TGM tháng sáu năm 2015. Đúng lý ra, Đức Giám Mục không nên biên thư tố cáo tôi là không thèm gặp Ngài để xin phép vì lúc đó Ngài bị quản chế để điều tra. Tại sao Ngài lại làm điều nầy nều không vì ác Tâm của người không có tâm.
Xin một lần được tỏ bày bất công quá lớn nầy: Nếu chúng tôi làm gì sai, xin chứng minh! Còn nếu chúng tôi không làm gì sai, sao lại triệt hạ và khai trừ chúng tôi và bêu xấu chúng tôi cách công khai? Nếu còn chút lương tâm, xin trả lời!
Lm. Phêrô Trần Thế Tuyên,
Nạn nhân của bất công
Australian Archbishop Philip Wilson Guilty of Sexual Abuse Cover-Up
By Adam Baidawi / May 21, 2018
MELBOURNE, Australia — An Australian archbishop was convicted on Tuesday of covering up a claim of sexual abuse dating back decades, and now faces a prison sentence of up to two years.
Philip Wilson, the archbishop of Adelaide, is the highest-ranking Catholic official in the world to be convicted of concealing such crimes.
The decision comes in the midst of a global reckoning for the Roman Catholic Church, as it grapples with a history of child sexual abuse and cover-ups. Cardinal George Pell, also an Australian and the Vatican’s de facto finance chief, was ordered last month to stand trial on charges of “historical sexual abuse.” Archbishop Wilson, 67, was accused of covering up abuse by a priest, Jim Fletcher, in the state of New South Wales in the 1970s.
The case against the archbishop was especially surprising, given his reputation for acknowledging and apologizing to the victims of pedophile priests. As the bishop of Wollongong, a town about 50 miles south of Sydney, he issued a formal apology to the diocese’s victims. Archbishop Wilson came under scrutiny in 2010 on accusations of covering up two old cases of sexual abuse against children. In 2015, police formally charged him with concealing a serious offense regarding child sexual abuse.
Peter Creigh, a former altar boy, testified that he told archbishop, then a parish priest, in 1976 that Father Fletcher made him strip and kneel as the priest masturbated in front of him.
Mr. Creigh was 10 years old at the time. Prosecutors said the archbishop was repeatedly told of sexual misconduct by Father Fletcher, but failed each time to turn over to the authorities “information that might be of material assistance.” The archbishop, who was recently diagnosed with Alzheimer’s disease, testified that he had no memory of the conversation with Mr. Creigh. Father Fletcher died in 2006, just a year after being sentenced for the rape of a 13-year-old boy in the late 1980s. Archbishop Wilson, who vehemently denied the accusations against him and made four attempts to have the charges dismissed, faces a maximum sentence of two years. The outcome was closely watched by survivors of sexual abuse, who said the decision should spur the church to take further action. “This conviction in an Australian court signals that it’s time for the Vatican to show it is serious about acting on child sexual abuse, and accept Wilson’s resignation,” said Chris, MacIsaac, a spokeswoman for Broken Rites, a victims’ advocacy group.
EDITORS’ PICKS