Một Paris rất lạ.

1048

Không có ánh hào quang hoa lệ, người vô gia cư sống vạ vật, lây lất trên những con phố bẩn thỉu ngập ngụa rác.

Nhắc tới Paris, bạn thường nghĩ ngay tới điều gì? Tháp Eiffel? Những biển hiệu sáng choang với cửa kính và các món hàng sang chảnh?

Hay những người Paris thanh lịch với điệu bộ cử chỉ tao nhã như quý tộc?

Những hình ảnh chân thực và gai góc dưới đây được Nhiếp ảnh gia David Tesinsky, tới từ Prague chụp lại trong một chuyến thăm kinh đô ánh sáng của thế giới, và chắc chắn những gì được anh ghi lại sẽ khiến bạn phải giật mình, khi biết rằng:  Paris chẳng đẹp như bạn tưởng tượng đâu !.

Hay ít nhất, là không đẹp theo cái cách mà bạn nghĩ.

Khung cảnh hoang sơ, bẩn thỉu với những chiếc giường và đệm vứt đi mà người vô gia cư trưng dụng làm chỗ ngủ. Bạn có tin rằng đây là kinh đô ánh sáng không?

Ở góc hình này, nhiều người sẽ cho rằng đây là một đô thị tối tăm và phức tạp như New York hay thậm chí, Gotham. Paris ư? Không đời nào chứ?

Một người phụ nữ vô gia cư nằm nép mình trên hè phố, dưới những tấm chăn gom nhặt đủ loại.

Sau khi đóng cửa trại di cư Calais, nhiều người tị nạn tới Paris nghiễm nhiên trở thành dân vô gia cư.

Trên thực tế, khi một người tị nạn tới Pháp, họ được phép sống  tại 1 trung tâm d’Accueil de Demandeurs d’Asile cho tới khi trường hợp được cứu xét.

Tuy nhiên, quy trình làm việc này khó mà đáp ứng được lại số lượng người vô gia cư quá lớn, nhiều người vẫn tiếp tục phải ra đường ngủ mỗi đêm.

Một người đàn ông mệt mỏi, có lẽ đã nhiều ngày không tắm giặt, cạo râu. Đôi giày dường như là thứ tài sản quý giá khiến anh phải cởi ra và đặt ngay bên cạnh trong lúc ngủ.

Một góc đường được người vô gia cư sử dụng làm chỗ ở tạm.

Chẳng có tháp Eiffel, chẳng có những đại lộ ngập tràn ánh sáng. Paris có thể đẹp, nhưng chỉ đẹp với người giàu mà thôi.

Hai người lang thang ngủ trên những tấm nệm đặt tại một khoảng sân ngập rác.

Vào năm 2012, số liệu thống kể INSEE cho thấy có tới 141.500 người không có nhà ở Pháp, tăng 44% kể từ năm 2011.

Gần một nửa số người vô gia cư ở quốc gia này nằm trong độ tuổi 30-49; phụ nữ chiếm 38% và có tới 30.000 trẻ em phải lớn lên trên đường phố mỗi ngày.

Một gia đình người vô gia cư với cả bố, mẹ và con. Khoảng không gian sinh hoạt của họ là một tấm nệm con và một chiếc chăn cả nhà cùng đắp. Đứa trẻ vẫn nở nụ cười hạnh phúc, còn cha mẹ của em thì chẳng tươi tỉnh được như vậy.

Ở Paris, vẫn có những kẻ chỉ mang một chiếc giày.

Khung hình sống động, đẹp và buồn tới não lòng. Một ông bác vô gia cư râu tóc bạc phơ ngồi lặng thinh bên khoảng trời xám xịt, kế bên là chiếc motor ai đó dựng tạm một góc.

Chẳng tới mức được coi là “tương phản xã hội”, thế nhưng ai nhìn qua chắc cũng có chút nghĩ suy.

Vào năm 2017, một câu chuyện hy hữu đã xảy ra tại Paris khi hàng trăm người vô gia cư bỗng trở thành hàng xóm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Vào đợt lạnh kỷ lục ở thành phố này vào ngày 3/12, nhiều người vô gia cư đã bất đắc dĩ phải tự tiện “đánh chiếm” một Phòng tập thể dục thể thao chỉ cách Điện Elysée chừng hơn một trăm mét.

Những người này nói rằng: Đó là chuyện bất đắc dĩ, nhưng khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới mức 4-5 độ C thì thực sự họ không thể lang thang trên hè phố được nữa.

May mắn là tình người ở thành phố còn nhiều góc tối này vẫn xứng với danh xưng kinh đô ánh sáng….

Phó Thị trưởng Paris Ian Brossat đã tới thăm và tuyên bố thông cảm chân thành với hành động đường đột này của những người vô gia cư.

Ông cam kết sẽ không cưỡng bức họ rời khỏi Phòng thể thao cho tới khi thời tiết có chuyển biến tốt, hay tới khi nhà nước tìm được cách giải quyết thỏa đáng những khó khăn của họ.

 

Màu ảnh tăm tối lột trần một góc chẳng hề rực ánh hào quang của đô thị đẹp và văn minh bậc nhất thế giới.

Một góc sinh hoạt trên đường phố của những kẻ lang thang”: xoong chảo trống không, sạch bóng trong khi cốc uống nước thì bẩn két lại.

Không có việc làm, những người vô gia cư dù khỏe mạnh cũng chỉ biết nằm dài đọc báo đợi qua ngày và qua cơn đói.

   “Tôi đói” – lời kêu cứu của một gã vô gia cư ngồi chờ đợi lòng tốt của người qua đường.

(Nguồn: Bored Panda).