Huấn thị việc thực hiện điều tra cấp giáo phận trong các vụ án Phong Thánh

1449

Tiêu đề X
Thủ tục Yêu cầu thẩm tra

Chương I
Thẩm vấn các nhân chứng

Điều 114 – § 1. Nếu người làm chứng cư trú ở một giáo phận khác cần phải được thẩm vấn, và họ không thể đến giáo phận nơi diễn ra cuộc điều tra được, Đức Giám mục sở tại (a quo) gửi cho Đức Giám mục liên đới (ad quem) một bức thư trong đó ngài yêu cầu tiến hành thẩm tra. Trong lá thư này, Đức Giám mục ghi rõ tên và địa chỉ của các nhân chứng và đính kèm một bản sao khẩu cung do Biện lý‎ chuẩn bị.

  • 2. Đức Giám mục liên đới (ad quem) phải tiến hành theo Tông Huấn Normae servandaeHuấn thị này (158).
  • 3. Các nhân chứng phải được Đức Giám mục hoặc Đại diện của ngài thẩm tra, cùng với Biện lý và Lục sự, theo những quy định phù hợp với các vụ án phong thánh.

Điều 115 – § 1. Nếu cần thiết, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài, Biện lý và Lục sự của vụ án, có thể đi đến giáo phận liên đới (ad quem) để thẩm tra các nhân chứng tại nơi họ cư trú, sau khi đã nhận được văn bản cho phép của Đức Giám mục liên đới (ad quem) của giáo phận nơi cư trú của nhân chứng.

  • 2. Thư cho phép phải được kèm vào hồ sơ điều tra.

Chương II
Bảo tồn và chuyển gửi hồ sơ

Điều 116 – § 1. Các hồ sơ gốc (Archetype) trong cuộc thẩm tra, phải niêm phong và đóng dấu của Đức Giám mục hoặc Đại diện của ngài, được lưu giữ trong kho lưu trữ của giáo phận nơi tiến hành cuộc thẩm tra .

  • 2. Một bản sao các hồ sơ đó, được chuẩn bị theo quy định số 29-30 của Tông Huấn Normae servandae được gửi cho Đức Giám mục sở tại (a quo) trong một gói đóng kín và có dấu niêm phong (159).

PHẦN VI
KẾT THÚC ĐIỀU TRA

Tiêu đề I
“Tuyên bố  không có việc sùng kính”

Điều 117 – § 1. Theo những điều khoản trong Sắc luật của Đức Giáo Hoàng Urban VIII, việc sùng kính Tôi tớ Chúa công khai trong nhà thờ là bị cấm khi chưa được Tòa Thánh cho phép (160).

  • 2. Những điều khoản đó không cản trở, trong bất kỳ cách nào, lòng sùng kính riêng tư đối với Tôi tớ Chúa và sự lan truyền tự phát về danh tiếng thánh thiện hoặc tử vì đạo và sức mạnh cầu bầu của người.

Điều 118 – § 1. Tuân thủ những quy tắc nói trên, trước khi kết thúc điều tra, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài phải đảm bảo rằng Tôi tớ Chúa không phải là một đối tượng của việc sùng kính bất hợp pháp.

  • 2. Nhằm mục đích này, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài, Biện lý và Lục sự của vụ án, phải kiểm tra ngôi mộ của Tôi tớ Chúa, căn phòng nơi ngài đã sống và/hoặc đã chết, và những nơi khác có thể có dấu hiệu của việc sùng kính bất hợp pháp (161).
  • 3. Lục sự phải viết một bản phúc trình về kết quả của việc kiểm tra. Bản phúc trình đó phải được kèm vào hồ sơ điều tra (162).

Điều 119 – § 1. Nếu không phát hiện có sự lạm dụng việc sùng kính, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài sẽ tiến hành chuẩn bị bản “Tuyên bố không có việc sùng kính”, tức là, bản tuyên bố đó xác nhận sự kiện là Sắc luật của Đức Giáo Hoàng Urban VIII đã được tuân giữ ( 163).

  • 2. Bản tuyên bố phải được kèm vào hồ sơ điều tra.

Tiêu đề II
Công bố các hồ sơ

Điều 120 – § 1. Một khi tất cả các chứng cứ tài liệu và lời khai của nhân chứng đã được thu thập, các Đức Giám mục hay Đại diện của ngài phải tiến hành, bằng một sắc chỉ, công bố các hồ sơ điều tra (164).

  • 2. Trong sắc chỉ công bố, được ghi chép lại và kèm vào hồ sơ điều tra, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài tuyên bố quyết định kết thúc hẳn cuộc điều tra.

Điều 121 – § 1. Trong các vụ án phong thánh, việc công bố các hồ sơ gốc của cuộc điều tra (Archetype) gồm cả việc chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ để Biện lý có quyền và nghĩa vụ xem xét.

  • 2. Nếu xét thấy cần thiết và thích đáng, Biện lý sẽ yêu cầu điều tra thêm (165).

Điều 122 – § 1. Trong sắc chỉ công bố, cáo thỉnh viên và/hoặc phó cáo thỉnh viên cũng được quyền xem xét các hồ sơ. Họ phải tuyệt đối cẩn trọng về nội dung hồ sơ vì thủ tục tố tụng phải được bảo mật (166).

  • 2. Cáo thỉnh viên và/hoặc phó cáo thỉnh viên có thể đề nghị Đức Giám mục hay Đại diện của ngài, tìm thêm chứng cứ bằng cách thẩm vấn những nhân chứng mới và/hoặc thu thập các tài liệu khác (167).

Điều 123 – Việc xem xét hồ sơ của Biện lý và cáo thỉnh viên và/hoặc phó cáo thỉnh viên phải được ghi lại bằng văn bản và tài liệu đó phải được kèm vào hồ sơ điều tra.

Tiêu đề III
Phiên dịch các hồ sơ

Điều 124 – § 1. Bất cứ khi nào có nhu cầu về một bản dịch các hồ sơ điều tra, nghĩa là, lời khai của các nhân chứng và các tài liệu được dịch sang một ngôn ngữ được Thánh Bộ chấp nhận, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài bổ nhiệm một người làm nhiệm vụ phiên dịch đó bằng một sắc chỉ (168).

  • 2. Người phiên dịch phải tuyên thệ trung thực hoàn thành nhiệm vụ và giữ bí mật nhiệm vụ của mình.
  • 3. Lời tuyên thệ phải được ghi chép lại và kèm vào hồ sơ điều tra.

Điều 125 – § 1. Nếu thấy thích đáng, Đức Giám Mục hay Đại diện của ngài có thể cho phép công việc phiên dịch được thực hiện trong tiến trình vụ án.

  • 2. Bản dịch phải được Đức Giám mục, hay Đại diện của ngài và Biện lý tuyên bố là đúng y hồ sơ gốc (169).
  • 3. Bản dịch phải được sao thêm hai bản.
  • 4. Hai bản sao phải được đối chiếu và so sánh với nhau (170).

Điều 126 – § 1. Một bản sao của bản dịch các hồ sơ điều tra được cất giữ tại văn phòng chưởng ấn của giáo phận cùng với các hồ sơ bằng ngôn ngữ gốc (Archetype).

  • 2. Hai bản sao của bản dịch hồ sơ điều tra sẽ được gửi cho Thánh Bộ (171).

Điều 127 – Các ngôn ngữ được Thánh Bộ chấp nhận để nghiên cứu việc phong thánh là: La tinh, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Tiêu đề IV
Bản sao hồ sơ gốc

Điều 128 – Tất cả hồ sơ ban đầu của cuộc điều tra cấp giáo phận tạo thành bộ hồ sơ gốc (nguyên bản : Archetype).

Điều 129 – § 1. Một khi tiến trình điều tra  hoàn tất, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài truyền lệnh sao chụp lại một bản các hồ sơ gốc, trừ khi vì lý do chính đáng, ngài đã cho làm việc này trong quá trình tiến hành vụ án (172).

  • 2. Bản sao các hồ sơ gốc này gọi là Transumptum.

Điều 130 – § 1. Để chuẩn bị Transumptum, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài sẽ đề cử một người sao chép (le Copiste).

  • 2. Người sao chép phải tuyên thệ trung thực hoàn thành nhiệm vụ và giữ bí mật nhiệm vụ của mình (173).
  • 3. Lời tuyên thệ phải được ghi chép lại và kèm vào hồ sơ điều tra.

Điều 131 – § 1. Nếu các hồ sơ điều tra gốc (Archetype) được sao chép bằng tay hoặc bằng máy đánh chữ, người sao chép (Le Copiste) phải làm việc đó (Transumptum).

  • 2. Nếu máy vi tính đã được sử dụng trong quá trình điều tra, chỉ phải in ra một bản (Archetype). Người sao chép sẽ sao chụp lại bản đó (photocopy) (174).

Điều 132 – § 1. Một khi Transumptum đã được chuẩn bị thành phiên bản cuối cùng, Người sao chép sẽ trình lên cho Đức Giám mục hoặc Đại diện của ngài.

  • 2. Người sao chép phải thề đã trung thực hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • 3. Lời tuyên thệ phải được ghi chép lại và kèm vào hồ sơ của phiên họp được tiến hành đặc biệt để bàn giao các bản sao (transumptum).

Điều 133 – Khẳng định chung, xác nhận việc cần mẫn làm việc của người sao chép để  hoàn thành nhiệm vụ của mình là không đủ.

Tiêu đề V
Đối chiếu và so sánh các hồ sơ
(“Collatio et Auscultatio”)

Điều 134 – § 1. Sau khi Transumptum đã được trao cho Đức Giám mục hay Đại diện của ngài, nó phải được xác nhận rằng tất cả các trang của nguyên bản (Archetype) và bản sao (transumptum) được đánh số một cách chính xác theo cùng một thứ tự (“Collatio”)

  • 2. Đồng thời, Bản sao phải được so sánh với nguyên bản để xác nhận rằng nội dung của bản sao là hoàn toàn giống y nguyên bảnAuscultatio)
  • 3. Người sao chép phải kiểm tra cẩn thận việc đối chiếu và so sánh giữa bản saobản gốc có sự hiện diện của Đức Giám mục hoặc Đại diện của ngài, của Biện lý và Lục sự.

Điều 135 – § 1. Lục sự phải chứng thực rằng bản saobản gốc giống hệt nhau (175).

  • 2. Lục sự hoặc phó Lục sự phải đóng dấu và ký‎ tên ở cuối mỗi trang của bản gốcbản sao như là một bảo đảm cho tiến trình thường xuyên của các hoạt động này (176).
  • 3. Các phiên họp riêng sẽ được tổ chức đặc biệt để đối chiếu và so sánh, và được ghi vào biên bản.

Điều 136 – Khẳng định chung bởi Đức Giám mục hoặc Đại diện của ngài, xác nhận việc đối chiếu và so sánh các hồ sơ điều tra là không đủ.

Điều 137 – § 1. Sau khi đối chiếu và so sánh giữa bản sao với bản gốc, người sao chép phải chuẩn bị một bản sao khác giống với bản gốc gọi là Bản sao công khai(177).

  • 2. Để tạo ra bản sao công khai, Lục sự cần phải ký‎ tên và đóng dấu ở mỗi trang được sao chụp (178).

Tiêu đề VI
Thư tín viên

Điều 138 – § 1. Đức Giám mục hay Đại diện của ngài phải bổ nhiệm thư tín viên bằng sắc chỉ, đó là, viên chức chịu trách nhiệm chuyển giao cho Bộ Phong Thánh các hồ sơ điều tra cấp giáo phận.

  • 2. Các hồ sơ điều tra được gửi cho Thánh Bộ gồm: Bản sao (Transcript), Bản sao công khai (Public Copy), một bản sao của các bài viết đã được công bố của Tôi tớ Chúa mà những người kiểm duyệt thần học đã xem xét và ý kiến ​​nhận xét bằng văn bản của họ (179).
  • 3. Nếu bản dịch các hồ sơ điều tra đã hoàn thành, hai bản sao các hồ sơ dịch đó cũng phải gửi cho Thánh Bộ (180).
  • 4. Các bài viết của Tôi tớ Chúa và các tài liệu được thu thập bởi các chuyên gia về vấn đề lịch sử và các vấn đề liên quan đến hồ sơ lưu trữ có thể được gửi đến Thánh Bộ bằng ngôn ngữ gốc (181).
  • 5. Ý kiến ​​của những người kiểm duyệt thần học phải được dịch sang một ngôn ngữ được Thánh Bộ chấp nhận (182).

Điều 139 – Cáo thỉnh viên và/hoặc phó cáo thỉnh viên cũng có thể làm thư tín viên, miễn là họ được bổ nhiệm hợp lệ cho nhiệm vụ đó.

Điều 140 – Các hồ sơ điều tra phải được gửi đến Thánh Bộ bằng một phương tiện an toàn (ví dụ bằng tay, thông qua các túi ngoại giao của Tòa Thánh, vv) (183).

Tiêu đề VII
Phiên họp cuối cùng hay phiên họp kết thúc điều tra

Chương I
Phiên họp cuối cùng nói chung

Điều 141 – Trước khi kết thúc hẳn cuộc điều tra, Giám mục giáo phận có thể tiến hành việc công nhận theo giáo luật những di tích của  Tôi tớ Chúa, được đề cập ở các điều 1 – 5 phần Phụ lục của Huấn thị này.

Điều 142 – Một khi tiến trình điều tra đã hoàn tất, những hồ sơ gốc đã được ghi chép (nguyên bản), và hai bản sao từ nguyên bản (TranscriptPublic Copy) đã được chuẩn bị xong, cuộc điều tra phải khép lại hoàn toàn với việc tổ chức phiên họp cuối cùng.

Điều 143 – § 1. Đức Giám mục giáo phận  chủ toạ phiên họp cuối cùng này.

  • 2. Vì những lý do chính đáng, ngài có thể cử một linh mục thay thế ngài bằng một sắc chỉ (184
  • 3. Các tín hữu có thể tham dự phiên họp cuối cùng này (185).
  • 4. Điều cực kỳ quan trọng là luôn luôn tránh bất kỳ hành vi nào có thể gây hiểu lầm cho các tín hữu rằng kết thúc điều tra tất yếu sẽ phong chân phước và phong thánh cho Tôi tớ Chúa (186).

Chương II
Hồ sơ của phiên họp cuối cùng

Điều 144 – § 1. Trong phiên họp cuối kết thúc điều tra:

  1. Đức Giám mục phải tuyên bố, bằng một sắc chỉ được kèm vào hồ sơ phiên họp cuối cùng này, rằng cuộc điều tra đã hoàn toàn kết thúc ;
  2. Thư tín viên phải thề đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách trung thực (187);
  3. Đức Giám mục, Đại diện Đức Giám mục, Biện lý, Lục sự, cáo thỉnh viên và/hoặc phó cáo thỉnh viên của vụ án, từng vị phải thề rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách trung thực và sẽ giữ bí mật nhiệm vụ đó.
  • 2. Lời tuyên thệ phải được ghi vào biên bản và các tài liệu liên quan kèm vào hồ sơ của phiên họp cuối cùng này.

Điều 145 – § 1. Trước khi đóng các gói đựng  nguyên bản, bản sao chép và bản sao công khai, Đức Giám mục ban lệnh cho biên bản phiên họp cuối cùng này bỏ kèm vào trong các gói đó.

  • 2. Đức Giám mục ban lệnh đóng các gói đựng nguyên bản, niêm phong và cất giữ ở một nơi an toàn trong kho lưu trữ của giáo phận.
  • 3. Nếu có thể, một khu vực trong kho lưu trữ của giáo phận được dành riêng cho các hồ sơ gốc của tất cả những cuộc điều tra trong các vụ án phong thánh.
  • 4. Sau cùng, ngài ban lệnh đóng các gói đựng Bản sao chép và Bản sao công khai, niêm phong và gửi cho Bộ Phong Thánh (188).

Tiêu đề VIII
Hoạt động cuối cùng

Chương I
Ghi chú bên ngoài

Điều 146 – § 1. Các gói có chứa bản sao chép (Transcript) và bản sao công khai (Public Copy) phải dán lại và đóng dấu niêm phong của Giám mục giáo phận. Bằng cách này, việc đóng gói được bảo đảm và chắc chắn hồ sơ không thể bị giả mạo.

  • 2. Trên mỗi gói, Đức Giám mục hay Đại diện của ngài phải dán hoặc ghi dòng chữ bên ngoài kê khai nội dung bên trong và xác nhận đã đóng gói đầy đủ và an toàn.
  • 3. Đức Giám mục hoặc Đại diện của ngài và Lục sự của cuộc điều tra là những người đóng dấu niêm phong phải ký tên vào tờ kê khai.

Chương II
Văn thư của các nhân viên điều tra

Điều 147 – § 1. Người đã chủ trì cuộc điều tra (Đức Giám mục hay Đại diện của ngài) chuyển giao cho Thư tín viên, cùng với các gói trên, một phong bì dán kín và có niêm phong bức thư gửi đến Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh.

  • 2. Trong thư, ngài phải bày tỏ ý kiến ​​về độ tin cậy của các nhân chứng và tính hợp pháp của các hồ sơ điều tra (189).
  • 3. Ngài phải diễn đạt rõ ràng những nhận xét và đánh giá những gì được xem là hữu ích cho việc nghiên cứu vụ án trong giai đoạn ở Rôma.

Điều 148 – Sẽ là hữu ích cho việc nghiên cứu vụ án trong giai đoạn ở Rôma nếu Biện lý cũng gửi cho ngài Tổng Trưởng một lá thư trong đó ông diễn đạt những nhận xét riêng của mình. Lá thư này nên được gắn với lá thư của Đức Giám mục hoặc Đại diện của ngài (190).

Điều 149 – Trong trường hợp điều tra một phép lạ chữa lành, chuyên gia y tế nên chuẩn bị một bản phúc trình riêng của mình về quá trình thẩm vấn các nhân chứng y tế trong vụ án. Lá thư này cũng được gắn với những lá thư trên (191).

Chương III
Văn thư kết thúc

Điều 150 – Văn thư kết thúc là một bản tuyên bố của Đức Giám mục, trong đó ngài xác nhận nội dung của các gói trên và tuyên bố rằng chúng đã được niêm phong. Văn thư đó cũng được đưa vào phong bì chung với các lá thư trên.

PHỤ LỤC
Công nhận theo giáo luật hài cốt của Tôi tớ Chúa

Tiêu đề I
Tính xác thực

Điều 1 – § 1. Theo truyền thống từ xưa của Giáo Hội, di tích của các Thánh và Đấng Thánh là đối tượng của việc sùng kính, ngôi mộ của các ngài là địa điểm hành hương.

  • 2. Bộ Phong Thánh có thẩm quyền quyết định tất cả mọi thứ liên quan đến tính xác thực và việc bảo quản di tích (192).
  • 3. Thánh Bộ Phụng Tự và Bí tích có thẩm quyền liên quan đến việc sùng kính các di tích thánh (193).

Điều 2 – § 1. Cần thiết phải xác nhận rằng  hài cốt của Tôi tớ Chúa mà vụ án đang tiến hành là xác thực.

  • 2. Đức Giám mục giáo phận nơi hài cốt được chôn cất có thẩm quyền công nhận theo giáo luật hài cốt của Tôi tớ Chúa, tức là, công nhận tính xác thực của nó.

Điều 3 – Có một thực tế lâu đời là Đức Giám mục có thẩm quyền công nhận theo giáo luật hài cốt của Tôi tớ Chúa trước khi kết thúc cuộc điều tra (194).

Điều 4 – § 1. Để tiến hành việc công nhận theo giáo luật, Đức Giám mục đương quyền có thể xin chỉ thị của Bộ Phong Thánh.

  • 2. Trong bức thư, ngài nêu rõ địa điểm chính xác nơi hài cốt của Tôi tớ Chúa được cất giữ (thành phố, tên nhà thờ, nhà nguyện, nghĩa trang công cộng hay tư nhân, vv).
  • 3. Nếu hài cốt phải bị di dời, ngài cũng nêu rõ kế hoạch nơi chôn cất mới của Tôi tớ Chúa.

Điều 5 – Trước khi làm bất cứ điều gì liên quan đến hài cốt của Tôi tớ Chúa, các đấng thẩm quyền của giáo phận phải có giấy phép của chính quyền địa phương.

Tiêu đề II
Bảo quản

Điều 6 – § 1. Để đảm bảo cho việc bảo quản tốt nhất di tích của một Vị Thánh hoặc của Đấng Thánh, cần thiết phải tiến hành xử lý‎ đặc biệt đối với các di tích đó.

  • 2. Để tiến hành xử lý các di tích đó, Đức Giám mục đương quyền phải xin phép Thánh Bộ.
  • 3. Trong thư, ngài phải xác định địa điểm chính xác, nơi các di tích hoặc hài cốt được cất giữ, lý do để xử lý và tính chất của công việc được thực hiện.

Tiêu đề III
Xử  lý di tích

Điều 7 – § 1. Khi việc phong chân phước hoặc phong thánh đến gần, Đức Giám mục,  người có ý định xử lý di tích từ hài cốt của Đấng Đáng kính hay Đấng Thánh, phải được sự cho phép của Thánh Bộ.

  • 2. Vì khi Đức Giáo Hoàng ban tước vị Đấng Đáng kính không bao hàm bất kỳ việc sùng kính nào, Đức Giám mục phải lo liệu, trước khi được phong chân phước, tất cả các việc sùng kính công khai trong nhà thờ phải cẩn thận tránh.

Điều 8 – Cáo thỉnh viên của vụ án có trách nhiệm phải xử lý các di tích đó và chứng nhận tính xác thực của nó.

Tiêu đề IV
Di dời hài cốt

Điều 9 – § 1. Để dân Chúa dễ đến sùng kính di tích của Đấng Thánh hoặc hài cốt của Tôi tớ Chúa, có thể di dời dứt khoát từ nơi này đến nơi khác (ví dụ, di dời từ nghĩa trang đến nhà thờ hay nhà nguyện).

  • 2. Đức Giám mục giáo phận là người có thẩm quyền di dời di tích / hài cốt phải xin phép Thánh Bộ mới được tiến hành.

Điều 10 – § 1. Trong thư gửi cho Tổng Trưởng Thánh Bộ ngài phải chỉ định địa điểm chính xác nơi hài cốt / di tích được tìm thấy và địa điểm được lựa chọn để di dời đến.

  • 2. Dự án cho địa điểm chôn cất mới của Tôi tớ Chúa hoặc Đấng Thánh cũng được ghép vào trong lá thư đó.

Điều 11 – Trước khi xin phép Thánh Bộ, các đấng thẩm quyền của giáo phận cũng phải có phép chính quyền địa phương theo luật định.

Điều 12 – § 1. Nếu việc di dời từ một giáo phận này đến một giáo phận khác, Đức Giám mục có ý định nhận di tích của Đấng Thánh hay hài cốt của Tôi tớ Chúa (Đức Giám mục sở đắc “ad quem”) phải có sự đồng ý của Giám Mục giáo phận nơi có hài cốt của Đấng Thánh hay Tôi tớ Chúa (Đức Giám mục sở tại “a quo”).

  • 2. Trong bức thư gửi cho Thánh Bộ, Đức Giám mục sở đắc “ad quem” phải đính kèm một bản sao bức thư đồng ý của Đức Giám mục sở tại “a quo”.

Điều 13 – Khi tiến hành việc di dời, Đức Giám mục phải cẩn trọng tránh mọi dấu hiệu tôn kính bất hợp pháp đối với Tôi tớ Chúa  chưa được phong chân phước.

Điều 14 – Các quy định của giáo luật phải được tuân giữ trong mọi việc liên quan đến việc chuyển nhượng và di dời vĩnh viễn  (in perpetuo) di tích các Thánh mang ý nghĩa  lớn lao (195).

Điều 15 – Trong tất cả các trường hợp nêu trên, Thánh Bộ sẽ gửi cho các Giám mục liên quan sắc lệnh cấp giấy phép và một Hướng dẫn cụ thể chỉ rõ các thủ tục phải theo.

Huấn thị này đã được đệ trình cho các Đức Hồng Y và Giám mục thành viên của Thánh Bộ này để xem xét, và các ngài đã gặp nhau trong phiên họp toàn thể từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 04 năm 2006. Vào ngày 22 tháng 02 năm 2007, Lễ kính Tông Tòa Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã phê chuẩn  và ban hành.

Ban tại Rôma, từ văn phòng của Bộ Phong Thánh,
vào ngày lễ Chúa Thăng Thiên, ngày 17 tháng 05 năm 2007.

Hồng y Saraiva Martins
Tổng trưởng

Michele di Ruberto
Tước hiệu Tổng Giám mục Biccari
Thư ký