Chúa Giêsu Khải Hoàn Vào Thành Giêrusalem | Chúa Nhật Lễ Lá năm B | Vo Ha

1034

vo ha

Chúa Nhật nầy ngày 28.03.2021 Giáo Hội Công Giáo bước vào Tuần Thánh với Lễ Lá. Trong tuần lễ nầy, Kitô hữu dành ra, để lần mò lại những bước đi cuối cùng của Chúa Giêsu khi còn hữu hình tại trần thế gần 2000 năm trước, phần lớn tại Giêrusalem, Do Thái, Israel ngày nay.

Tuần Thánh chính là trung tâm của lịch phụng vụ, khi hiện tại hóa mầu nhiệm Chúa Giêsu đến trong uy quyền, mang sứ mệnh cứu chuộc nhân loại. Cũng trong thời gian nầy, người tín hữu cố gắng sống theo cách tri hành tích cực hơn về mầu nhiệm cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là nền tảng của đức tin Kitô giáo.

Cùng với những điều trên, tất cả lễ nghi phụng vụ Tuần Thánh, cũng giúp chúng con hiểu rõ thêm giá máu châu báu cứu chuộc của Chúa Giêsu, mà liên kết với Người, hầu cho đức tin thêm vững mạnh, để can đảm làm chứng về Chúa trong những xã hội có quá nhiều cỏ dại hôm nay. Vậy, ta cùng cầm cành lá lên, đi đón Chúa.

Rước Lá.  PHÚC ÂM: Mc 11, 1-10
“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.
https://www.acatholic.org/wp-content/uploads/Palm-Sunday-500x407.jpgTin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
“Khi các ngài đến gần Giêrusalem ngang qua Bêtania, gần núi Cây Dầu, thì Chúa Giêsu sai hai môn đệ đi và bảo rằng: “Các con hãy đến làng trước mặt kia, vừa vào làng, các con sẽ gặp ngay cột sẵn đó một lừa con chưa ai cỡi, các con hãy mở dây mà dẫn về. Và nếu có ai hỏi các con ‘Sao các ông làm thế?’, thì hãy nói rằng: ‘Chúa cần dùng, xong việc Ngài sẽ trả lại đây'”. Hai môn đệ ra đi và gặp lừa con cột trước cửa ngõ, nơi ngã tư đàng, hai ông liền mở dây. Vài người trong những kẻ đứng đó hỏi hai môn đệ rằng: “Các ông làm gì mà mở dây lừa con vậy?” Hai môn đệ đáp lại như lời Chúa Giêsu dạy bảo, và người ta để cho đem đi. Hai ông dắt lừa con về cho Chúa Giêsu, và trải áo lên mình lừa và Ngài lên cỡi. Nhiều người trải áo xuống đường, kẻ khác chặt nhành cây trải lối đi: Kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Chúc tụng nước Đavit tổ phụ chúng ta đã đến. Hoan hô trên các tầng trời!”

Vài ghi nhận và suy niệm

https://images.fineartamerica.com/images/artworkimages/mediumlarge/1/jesus-on-palm-sunday-brent-kastler.jpgMấy ngày cuối cùng tại thế, Chúa Giêsu đã tự sắp xếp cuộc khải hoàn vào Thủ đô Giêrusalem như một lãnh tụ quan trọng. Ngài muốn cho con người biết Ngài là Vị Vua cứu nhân độ thế, hiền hòa, khiêm tốn, thái bình, khi ngồi lưng lừa, mà không dùng ngựa chiến như những lãnh tụ trần thế.

Tại những nơi thuận tiện thời nay, trước khi vào Thánh Lễ, Vị chủ tế và giáo dân tụ họp lại đàng trước tiền đường nhà thờ, làm phép lá, thường dùng lá dừa non, rồi phân chia cho mỗi người. Kế tiếp, dân Chúa chân bước đi, miệng ca hát trên sân nhà thờ những bài thánh-ca tung hô Chúa khải hoàn vào Giêrusalem, trước khi bước vào bên trong thánh đường, dâng Người Tôi Tớ, là lễ vật chính, lên Chúa Cha.

Bài đọc I. Is 50, 4-7. Bài ca thứ ba về Người Tôi Tớ Chúa
“Tôi đã không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn”.
Bài trích sách Tiên tri Isaia.
“Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn”.

Người Tôi Tớ của Thiên Chúa luôn sẵn sàng chấp nhận đau thương vì sứ mệnh cao cả, là yêu thương loài người mà Chúa đã tạo nên.

Từ ngữ “người tôi tớ” hay The Poors “người nghèo, bần nhân” của Đức Giavê Thiên Chúa, thường được dùng chỉ cho các ngôn sứ và những Envoy “Đặc Ủy” mà Chúa gởi tới. Và vị Ngôn Sứ cao trọng nhất xưa nay là Đức Giêsu Kitô.

Suy niệm tới đây, làm ta nhớ tới lời răn dạy xa xưa của ông bà tổ tiên Việt Năm rằng “càng cao danh vọng, càng dầy gian nan”. Câu nầy áp dụng cho trường hợp Chúa Giêsu, lại rất đúng. Chính Chúa Con chấp nhận gian nan đau thương khi đến cõi trần, chỉ vì yêu thương loài người chúng con. Cùng với ý nầy, dẫn ta qua bài đọc 2.

BÀI ĐỌC II: Pl 2, 6-11
“Người đã tự hạ mình; vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người”.
Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
“Chúa Giêsu Kitô, tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người hủy bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang”.

Thánh Phaolô viết cho giáo dân Philipphê rằng sự khiêm cung tự hạ và tự coi mình như không của Chúa Giêsu đã được Thiên Chúa vinh danh và tôn phong lên bậc cao trọng nhất.

Dựa theo sách Thánh và thử hiểu câu ca dao bên trên từ sau lên trước: Càng dầy gian nan, Chúa Con được Cha ban cho càng cao danh vọng đích thực hơn hết mọi loài thọ tạo.

Theo gương nầy, bao thánh tử đạo đã tự hủy mình khi coi cái chết nhẹ hơn chiếc lông hồng, để minh chứng về Chúa. Một trong những vị đó là Cha Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, Cà mau, năm 1946. Cũng biết thêm rằng đã có rất nhiều Kitô hữu khắp nơi, dám hi sinh tính mệnh khi phục vụ Chúa nơi con người trong rất nhiều lãnh vực: Khoa học kỷ thuật, y tế, xã hội, xây dựng hòa bình, … xưa nay.

Xin giúp chúng con hiểu được sự hi sinh của Chúa và từng bước ít nhiều theo Ngài vào bài thương Khó.

BÀI THƯƠNG KHÓ: Mc 14,1 – 15,47 (xin đọc trong Thánh Kinh)
“Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.
Bài Phúc Âm, Thánh Máccô ghi lại cuộc đau thương chịu nạn chiụ chết của Chúa Giêsu. Cũng nên biết thêm vài nét riêng biệt khác qua quyển “Đức Kitô Trong Lịch Sử” của một tác giả gốc Do Thái (không nhớ tên). Sau khi tin nhận Chúa Giêsu, ông nghiên cứu sách sử và tác phẩm của ông nổi tiếng thế giới ngay sau xuất bản.

https://www.relevantmagazine.com/wp-content/uploads/2019/02/a86fac92-passionofthechrist_15years.jpg

Quyển sách trên được dịch ra Việt ngữ thập niên 1960, có đọc trong giờ cơm trưa và chiều của học trò 1964. Trong đó ghi rằng tử hình thập ác là hình phạt kinh khủng đã có lâu đời tại vùng Trung Đông. Khi bị án chết, tử tội chỉ vác thanh ngang của thánh giá. Tới pháp trường, bị lột trần trụi. Bị đóng đinh hai cườm tay vào thanh ngang trước, rồi bị kéo lên qua 1 khung cây có dây ròng rọc. Rồi lý hình thêm trồng cái lổ có sẳn tại giữa thanh ngang lên đầu thanh dọc. Sau đó, đóng đinh hai bàn chân. Còn bản gổ INRI thì phơi bày trước ngực tử tội qua cọng dây trồng quanh cổ.

Chi tiết cái chết của Chúa Giêsu, Thánh Maccô ghi lại khá dài. Xin dựa vào Kinh Hồng Ân trong sách Mục Lục, tóm gọn phần nào những nét chính, hầu giúp cho ngàn sau liên kết với ngàn xưa. Đọc tới đâu, hợp lòng mình với Chúa tới đó, mà xin ơn thống hối và cải hóa:

“Chúng con lạy ơn Đức Chúa Giêsu ra đời chuộc tội cho thiên hạ, cùng chịu phép cắt bì, cùng chịu quân Giudêu cãi những lẽ trái, cùng chịu Giu-dà bán, cùng chịu trói như con chiên đem đi giết, cùng chịu phú mình cho A-nát, Caipha, Philatồ, cùng Herode nữa. Cùng chịu kẻ dữ cáo nài, cùng chịu đòn đánh, cùng chịu xấu hổ, cùng chịu đội mũ gai, cùng chịu giổ (vổ) chịu vả, cùng chịu đóng đinh giăng tay trên cây thánh giá ở giữa hai người kẻ trộm, cùng chịu uống dấm chua mật dắng, cùng chịu đâm cạnh nương long”. Sau hết, cùng chịu chết trần tuồng như tử tội nô lệ, và cùng táng xác chôn trong mộ đá vay mượn của đệ tử từng bước âm thầm.

Một từ ngữ khác đáng chú ý đặc biệt trong Tuần Thánh là Lễ Passover “Vượt Qua”. Theo Thánh Kinh, Sách Xuất Hành, đó là biến cố vĩ đại Thiên Chúa can thiệp trực tiếp, giải phóng dân Do Thái ra khỏi Ai Cập sau chừng hơn 500 bị tai ách nô lệ. Người Do Thái từ đó tới nay vẫn tạ ơn Chúa mỗi năm vào mùa lễ nầy, dựa theo lịch sử dân tộc hòa chung với tâm tình tôn giáo (Xh. Ch 1-17).

Passover | Story, Meaning, Traditions, & Facts | Britannica

Cũng tương tự như Vượt Qua, Nền Minh Triết Á Đông từ ngàn xưa, cũng đã đề cao phương pháp tu luyện giác ngộ “đáo bỉ ngạn” qua ngữ âm Pali là “Balamật”: Sang bờ bên kia, của Đức Cồ Đàm (624-654 TCN). Ráng vượt qua bờ sinh tử của vô thường, do ác xấu bủa vay nhiều hơn thiện ích, mà tới Cội Nguồn Chân Thật, theo Kitô Giáo là “Đấng Vạn Hữu Chân Nguyên”.

Trở lại Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đã chết vào mùa lễ nầy, như con chiên hiến tế trong đêm mà cha ông Do Thái xưa kia, rời bỏ Ai Cập. Nhờ sự hi sinh của Ngài mà nợ nần tiền khiên của tội Nguyên Tổ, và tội cá nhân được tha thứ. Nhờ Chúa mà loài người Vượt Qua kiếp nạn nô lệ tôi lỗi và được sống trong ơn nghĩa của Ngài.

Chúng con chân thành cám đội ơn Chúa.

Xin dâng lời cầu.

Chúa đã can đảm vào Giêrusalem giữa không khí thù nghịch của lãnh đạo đền thờ Do Thái, nhưng lại đầy tiếng reo hò của dân chúng, để rồi chấp nhận đau thương mọi mặt. Chúa được tung hô hôm trước, rồi bị phản bội hôm sau.

Xin cho những thẩm quyền thế tục biết nhận rõ quyền năng là do Chúa ban, không phải để lạm dụng hưởng thụ, mà để phục vụ mọi người theo gương tốt lành của Chúa. 

Xin cho những vị lãnh đạo tinh thần trong Hội Thánh hiểu thêm bài học Chúa rửa chân cho môn đệ, mà tận tình phục vụ dân Chúa trong khiêm hạ và tình thương.

Xin cho những tâm hồn thiện chí, đang chịu đau thương vì công lý, được thêm can đảm nhờ sức mạnh từ thập giá và cái chết tạo nên sự sống mới của Chúa.

Xin giúp mọi người trong họ đạo chúng con, biết vui lòng vác thánh giá nhỏ mọn của mình mà liên kết mọi đau thương vào thập giá lớn lao của Chúa, để đền đáp phần nào công ơn cức chuộc.

Xin giúp chúng con cùng toàn thể Hội Thánh, sống tuần thánh nầy thêm sốt sáng, hầu gia tăng ơn ích đặc biệt, nhờ thập giá của Chúa tạo nên. Amen.