Ý nghĩa của thuật ngữ Tông Đồ (Apostles) và Môn Đệ (Disciples)
Các sách Phúc Âm gọi những người theo Chúa Giêsu Kitô đôi khi là môn đệ, đôi khi là tông đồ.
Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này là gì?
Từ “môn đệ” có nghĩa là “học sinh.” Môn đệ (môn đồ) hay môn sinh dùng để chỉ bất kỳ ai theo Chúa Giêsu Kitô trong các sách Phúc Âm.
Còn “tông đồ” có nghĩa là “người được sai đi.” Vậy tông đồ là mười hai người được Chúa Giêsu chọn trong số nhiều môn đệ hay nhiều người theo Chúa.
Dưới đây là tên của 12 tông đồ ban đầu theo Phúc Âm Marcô: “Vì vậy, Chúa chọn 12 người: Simon (người mà Chúa đặt tên là Phêrô); Giacôbê (con trai của Zêbêđê); Gioan (em của Giacôbê) người mà Chúa đặt tên là Boanerghê, có nghĩa là con của thiên lôi); rồi Anrê, Philipphê, Batôlômêô, Matthêô, Tôma, Giacôbê (con của Alphê), Tađêô, và Simon Nhiệt Thành và Giuđa Iscariot, kẻ phản bội. ” (Marcô 3:16-19).
Tông đồ Phêrô
Tông đồ Giacôbê Tiền (con ông Zêbêđê)
Tông đồ Gioan (em ông Giacôbê)
Tông đồ Anrê
Tông đồ Philipphê
Tông đồ Batôlômêô
Tông đồ Matthêu (người thu thuế)
Tông đồ Tôma
Tông đồ Giacôbê Hậu (con ông Anphê)
Tông đồ Tađêô
Tông đồ Simon (Nhóm Quá Khích)
Tông đồ Giuđa Iscariot (kẻ phản bội)
Tại sao lại là mười hai? Dân Do Thái có 12 chi tộc. Chúa Giêsu Kitô đã chọn 12 tông đồ như thủ lãnh cho dân mới trong Tân Ước, tức Giáo Hội.
Vai trò của tông đồ được truyền qua việc đặt tay và ban Bí tích Truyền Chức Thánh. Ngày nay Các Giám Mục là những người kế vị 12 tông đồ. Các Giám mục có quyền bổ nhiệm linh mục và phó tế để lãnh đạo và phục vụ dân Chúa.
Phúc Âm Matthêô câu 28 nói rằng: Chúa Giêsu sai các tông đồ đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng, làm Phép Rửa và truyền giữ những điều Chúa dạy.
Ghi chú bên lề (không có trong video): Như vậy Thánh Phaolô là tông đồ hay môn đệ? Thánh Phaolô đã tuyên bố một cách đúng đắn rằng: Ngài là một trong số các tông đồ. Mặc dù không phải là một trong mười hai tông đồ theo Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời của mình, nhưng Thánh Phaolô là một nhà lãnh đạo của Giáo hội và là người đặt nền cho các cộng đoàn Kitô giáo ở nhiều thành phố trên khắp vùng Địa Trung Hải. Chúa Giêsu trực tiếp hiện ra kêu gọi Phaolô và chọn Ngài làm tông đồ dân ngoại.
Tông đồ Phaolô – Tông đồ Dân Ngoại
Phụ chú: Mátthia (từ tiếng Hebrew מַתִּתְיָהוּ Mattiṯyāhū; mất khoảng 80 sau Công Nguyên) theo Sách Công vụ Tông đồ (viết khoảng 80–90 sau Công Nguyên) là người được chọn để thay thế Giuđa Iscariot. Việc gọi ông là tông đồ là độc nhất vô nhị vì nó không được đích thân Chúa Giêsu chọn và cũng được thực hiện trước lễ Ngũ Tuần, như tường thuật trong sách Công vụ Tông đồ: 23 Họ đã đề cử hai người: Giuse, gọi là Barsabba, biệt danh là Giustô, và Matthia, 24 Rồi họ cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, là Ðấng thấu suốt lòng dạ mọi người, xin tỏ ra: trong hai người này, ai là kẻ Chúa chọn, 25 để kế chỗ trong công việc phục vụ và sứ mạng tông đồ này, mà Giuđa đã sa đọa bỏ trống, để đi vào chỗ dành riêng cho nó!” 26 Họ đã bỏ thăm, và thăm đã nhằm Matthia, và ông đã được liệt hàng với Mười một Tông đồ. (Cv 1,23)
Tông đồ Matthia
Tuyên Trần diễn dịch
***
Xem bài khác trong Sổ Tay Giáo Lý Viên:
- Ý nghĩa của Tông đồ và Môn đệ
- Ý nghĩa của từ Amen
- Ý nghĩa của từ Alleluia
- Ý nghĩa tôn giáo của Hoa Huệ Pháp
- Ý nghĩa biểu tượng Chim Bồ Nông trong Kitô giáo
- Ý nghĩa biểu tượng Mỏ Neo trong Kitô giáo
- Ý nghĩa chữ lồng IHS trong các nhà thờ Công Giáo
- Ý nghĩa dụ ngôn về người Samaria nhân hậu
- Ý nghĩa của Manna trong Kinh Thánh
- Hòm Bia Giao Ước là gì? (và chứa đựng gì bên trong?)
- Ý nghĩa Lễ Hiện Xuống
- Chúa Giêsu lên trời mang ý nghĩa gì?
- Hoa 3 cánh, biểu tượng Kitô giáo
- Suy niệm trên dụ ngôn những tá điền
- Dẫn giải dụ ngôn đại tiệc hay tiệc hoàng gia
- Những Đại Tiên Tri và Tiểu Tiên Tri trong Cựu Ước
- Tại sao Easter được gọi là Easter? Easter được gọi là Phục Sinh
- Tại sao người Công Giáo kiêng thịt trong tất cả Thứ Sáu suốt Mùa Chay?
- Tại sao thánh giá và ảnh tượng được che trong Mùa Chay?
- Ý nghĩa Phụng Vụ trong Giáo Hội Công Giáo
- Dụ ngôn người con trai hoang đàng
- Những gì được gọi là Phụ tích hay Á bí tích
- Chúc lành trên cổ: Ý nghĩa và kinh nguyện
- Ý nghĩa “Nhà Tạm” nơi Nhà Thờ Công giáo…
- Ý nghĩa của từ “Mass”, “Missa”, “Thánh Lễ”
- Ý nghĩa của chữ Emmanuel
- Ý nghĩa chữ INRI
- Ý nghĩa biểu tượng của chữ lồng IX
- Biểu tượng Alpha và Omega trong Kinh Thánh
- Ý nghĩa của biểu tượng Con Cá
- Ý nghĩa của biểu tượng Chi Rho