Tiếng Tây Ban Nha trong đời sống Mỹ | Michael Nguyen

606

Trên đất Mỹ, người ta nghe quen tai những câu “Cái thằng Mễ đó nói tiếng Anh giỏi lắm! Cái con nhỏ đó nói tiếng Mễ không à!...” Kỳ thực nó có phải thằng Mễ đâu! Nó đến từ Columbia. Và con nhỏ đó cũng đâu có nói tiếng Mễ, nó nói tiếng Tây Ban Nha (Spanish). Vì Mexico là láng giềng của Mỹ, nên mọi chuyện người ta đổ tội cho… Mễ ráo trọi!!!

https://www.chatterbox.io/spanish-a1/blog-post-title-one-esf97

Tại sao người ta gọi là tiếng MỄ?

Người Mexico (Mễ Tây Cơ) nói tiếng TBN (Tây Ban Nha), người Columbia, Nicaragua, và hầu như cả vùng Nam Mỹ dưới đó nói tiếng Spanish! Tất cả những sắc dân này được gọi chung là HISPANIC. Tiếng Mễ là một từ “làm biếng” của ngưòi Việt nói về tiếng TBN.

Riêng ở Mỹ, con số người nói tiếng TBN rất đông, có thể trên 40 triệu. Và những người chỉ nói TBN mà thôi cũng gần phân nửa con số trên!!! Tiếng TBN có tầm ảnh hưởng rất lớn trong đời sống Mỹ.

Hiện nay tại những nơi công cộng như trường học, bệnh viện… người ta đều dán những thông báo, thông cáo bằng tiếng Anh và TBN. Các đơn từ, hầu như mọi loại, cũng được in bằng 2 ngôn ngữ.

1. VỚI NGÀNH XÃ HỘI.

Những người nói TBN xuất phát từ Nam Mỹ là nơi Công Giáo hầu như toàn tòng. Họ nghe lệnh Tòa Thánh như chúng ta giữ luật… Mười Điều Răn! Nên vấn đề Pro Life [Duy Trì Sự Sống] là chủ trương của họ, họ không theo Pro Choice theo kiểu Clinton. Thêm một lẽ nữa, là họ rất… lãng mạn yêu đương. Nếu bạn không tin tôi, bạn thử hát Besame Mucho mà xem! Vì 2 lẽ ấy, dân số của họ tăng nhanh hơn hẳn các chủng tộc khác giới hạn… yêu đương, và Pro Choice! Và đa số những người chỉ nói được tiếng TBN sống tùy thuộc vào trợ cấp xã hội (Nghèo). Dân nghèo bao giờ cũng… đẻ nhiều ((=:  ((=: Đó là lý do họ rất quan trọng với ngành Xã Hội.

2. NHÂN VIÊN XÃ HỘI.

Khi tuyển nhân viên XH, người ta thường ưu tiên cho những người nói được 2 ngôn ngữ [Bilingual] Anh và TBN (Anh và Việt cũng được ưu ái tương tự). Những nhân viên Bilingual thường được trả lương thêm từ 5-10% tùy theo cơ quan. Vì thế một số người không phải là Hispanic nhưng vẫn học tiếng TBN để thăng tiến trong ngành Xã Hội. Mỗi khi gọi phone và nghe đầu dây bên kia BUENO thay vì Hello là biết đích thị rồi đấy.

3. TIẾNG TBN TRONG TƯƠNG LAI.

Tiếng TBN rất giống Latin như hai anh em song sinh vậy. Đặc biệt là cách chia động từ với chủ từ ẩn trong động từ. Thí dụ Latin nói: Amamus: Chúng tôi yêu => TBN nói: Amamos: Chúng tôi yêu. Và còn nhiều trường hợp giống nhau đến…nổi da gà! Vì thế nếu bạn có căn bản Latin, bạn đi vào tiếng TBN rất dễ dàng. Và khi bạn học tiếng TBN, hai ngôn ngữ Latin và TBN sẽ tương trợ nhau để bạn phát triển cả hai phía.

Như chúng ta bàn ở trên, dân số chủng tộc Hispanic tăng nhanh hơn hẳn các sắc dân khác. Hiện nay số người nói tiếng TBN trên toàn thế giới vào khoảng 400 – 500 triệu. Nếu đem so với những người nói tiếng Anh thì TBN còn thua xa, vì tầm ảnh hưởng của tiếng Anh đang bao trùm những lãnh vực rât quan trọng như Internet. Nhưng xét về lâu về dài, như trên đã phân tích, thì số người xài tiếng TBN sẽ ngang ngửa với tiếng Anh không còn xa! Và nếu với cái đà Pro Life + Cực Kỳ Lãng Mạn => Họ sẽ qua mặt các sắc dân khác như chơi.

4. SONG NGỮ & ĐỊNH LUẬT JOB.

Những ưu đãi của Thế Giới ngày càng trở nên thu gọn. Năm 1975, những anh chị Việt Nam đến Mỹ chỉ cần nói tiếng Anh rất giới hạn là có thể được xem như Bilingual, để có cơ hội kiếm được cái job với ưu đãi hơn người chỉ nói 1 ngôn ngữ, và từ từ vừa làm vừa học để leo lên. Thời 1994, khi tôi bước chân vào lãnh vực Xã Hội, tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy một vài anh chị người Việt có khả năng Anh ngữ rất giới hạn mà vẫn được nhận! Nhưng chẳng bao lâu sau đó định luật JOB đã đưa họ đến nơi…phù hợp hơn!!! Bây giờ thì sự đòi hỏi gay gắt hơn. Đó là định luật JOB. Con cháu chúng ta sẽ phải liên tục đương đầu với những định luật JOB càng ngày càng gay hơn để tồn tại và vươn lên. Đấy cũng là định luật SỐNG.

Xưa nay nếu bạn không sinh ra tại Mỹ, và xử dụng lưu loát Anh ngữ nói viết, bạn được xem là BILINGUAL [Bilingual in Vietnamese, Bilingual in French…]. Và cái cơ hội kiếm Job của bạn cao hơn những người chỉ nói được tiếng Anh. Nhưng trong tương lai những ưu đãi JOBS sẽ thu nhỏ lại, và sự đòi hỏi tài năng gay gắt hơn. Người ta sẽ thấy tiếng TBN ngang tầm với tiếng Anh, thì cả 2 ngôn ngữ này có thể trở nên một đòi hỏi (Requirement) trong một lãnh vực nào đó, ngành Xã Hội chẳng hạn. Và đến lúc ấy thì Tri-lingual [Nói 3 ngôn ngữ] mới có ưu đãi về Jobs như Bilingual bây giờ.

Từ internet

Có lẽ một số bạn sẽ cười khẩy và nói “Ôi mai mốt người ta chế ra máy thông dịch! Cần gì học ngoại ngữ!” Máy thông dịch hiện đang có rồi! Nhưng sự “Hữu Hạn” của nó giống như bạn nhờ một đứa trẻ 5t [nói được 2 thứ tiếng] thông dịch cho bạn về… Vũ Trụ Học vậy!!!!

Thời trước 1975, giáo sư Kim Định phác họa một đường lối giáo dục đặc sắc, trong đó ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng. GS Kim Định cũng nhấn mạnh đến thực hành nói và nghe ngoại ngữ [Hơn là chỉ…viết và đọc!]. Khi sống và làm việc ở nước ngoài, chúng ta mới thấy đề nghị ấy là một sáng kiến giáo dục. Tiếc thay, những thay đổi sau đó đã làm cho hướng giáo dục của ông đi vào quên lãng. Ngày nay tại Quê Nhà đang có một số trung tâm ngoại ngữ ứng dụng phương pháp này. Muộn vẫn hơn… không bao giờ [Tarder vaut mieux que jamais].

Trở lại với tiếng Tây Ban Nha, qua vài phân tích trên, chúng ta thấy ngôn ngữ này đang trên đà bành trướng cả về dân số cũng như văn hóa. Có lẽ không bao lâu, người ta sẽ nghe thường xuyên những câu chào “Buenos Dias” Hoặc “Como Esta?” thay cho Good morning hoặc How are you…? Bạn có thích chuẩn bị tư tưởng cho … đám nhóc không?

Michael Nguyen.