Môi Côi – Mân Côi (phần 1) | Từ vựng Công giáo | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

354

Bài viết của Cha Stêphanô Huỳnh Trụ có sự đóng góp ý kiến và sửa lỗi của anh Tâm Thành và bà Bernadette Pauline Ngọc Tuyết.
______________

Một số từ ngữ tôn giáo đôi khi chưa được sử dụng, đúng hoặc bị dùng sai âm. Vì vậy những gì tôi viết hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ pháp, chỉ mong muốn từ ngữ tôn giáo được sử dụng chính xác hơn, mà không có tính cách dạy đời, cũng không mang tính tranh luận.

Vấn đề căn bản là: Tiếng Hán Việt phải phát âm cách nào mới đúng? Căn cứ vào đâu?

Tiếng Hán Việt bắt nguồn từ chữ Hoa (chữ Hán), thì phải căn cứ theo chữ Hoa. Chữ Hoa đã có mấy ngàn năm nay, là lối chữ biểu ý, không có phiên âm, vậy làm sao phát âm? Thời xưa người Trung Quốc nhiều khi hiểu ý của chữ mà đọc âm chữ chưa đúng. Vì thế, vua Khang Hy, nhà Thanh, mới cho triệu tập tất cả các văn sĩ tài ba trong cả nước biên soạn một cuốn tự điển, ghi rõ cách phát âm của chữ Hoa, và được xuất bản vào năm thứ 55 triều Khang Hy (tức năm 1716) có tên là KHANG HY TỰ ĐIỂN. Từ đó, cách phát âm của chữ Hoa đều căn cứ vào phương pháp phiên thiết của KHANG HY TỰ ĐIỂN, sau này có thêm THUYẾT VĂN GIẢI TỰ, TỪ HẢI TỪ ĐIỂN và TỪ NGUYÊN TỪ ĐIỂN.

Xin lược dẫn cách phiên âm của PHIÊN THIẾT như sau:

Muốn ghi âm phải dùng hai chữ (tiếng) mà “nói lái” theo lối PHIÊN THIẾT. Lấy âm khởi đầu của chữ TRƯỚC với vận của chữ SAU, đọc nối liền lại; tiếng chữ trước định BỰC, có hai BỰC: thanh và trọc (theo tứ thinh: bình, thượng, khứ, nhậpthanh bình là dấu ngangthanh thượng là dấu hỏithanh khứ là dấu sắcthanh nhập là dấu sắc). TRỌC (trọc bình là dấu huyềntrọc thượng là dấu ngãtrọc khứ là dấu nặngtrọc nhập là dấu nặng). Chữ sau dùng làm vận và định loại THINH của tiếng, nghĩa là tiếng đầu là THANH âm, thì tiếng đó phải là THANH THINH, tức là chữ ấy phải là âm có dấu ngang, dấu hỏi, dấu sắc hay dấu sắc; ngược lại là TRỌC THINH, mang dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng hay dấu nặng.

Để dễ nhìn, xin xem phần trình bày dưới đây:

 Bực âm

Loại thinh

BìnhThượngKhứNhập (*)

 Thanh

Dấu ngangDấu hỏiDấu sắcDấu sắc

 Trọc

Dấu huyềnDấu ngãDấu nặngDấu nặng

(*) Thinh nhập là thinh kết thúc bằng vần p, t, k.

Tháng 10 là tháng Môi Côi, chữ Hán viết là 玫 瑰.

Phiên thiết chữ 玫 [môi: ngọc đỏ, hoa hồng] là 謨 mô + 杯 bôi, chữ cùng âm là 枚 [môi: gốc cây, quả] (tiếng Hán Việt lại đọc là “mai”, không cùng âm với chữ môi 玫).

Chữ mô (謨) cho âm khởi đầu m + vận của chữ sau bôi (杯) là ôi thành môi. Chữ môi phải dấu ngang, vì chữ mô (謨) dấu ngang, thuộc BỰC thanh bình, nên THINH của chữ đó phải là dấu ngang). Riêng nếu trong âm Trung Quốc có chữ nào đồng âm với chữ đó, thì có ghi lấy âm của chữ đó. Như chữ 玫 [môi] cùng âm với chữ 枚 [môi] trong âm Trung Quốc, để tiện cho người tra cứu, vì đa số người Trung Quốc không biết rành cách phiên thiết. Do đó, chữ 玫 [môi] đọc là MÔI thì đúng theo phiên thiết, còn đọc MAI thì đúng theo âm tiếng Hán Việt của chữ 枚 [môi].

Cũng vậy, chữ 瑰 [côi: quý hiếm] được phiên thiết là 公 công + 回 hồi, chữ cùng âm là 傀 [côi: to lớn, lạ lùng] (tiếng Hán Việt đọc là “khôi”, không cùng âm với chữ côi 瑰).

Lấy âm khởi đầu của chữ công (公) là c + vận của chữ sau hồi (回) là ôi thành côi, dựa theo cách định THINH trên đây, ta sẽ hiểu tại sao công + hồi, đọc là côi, không đọc cồi.

玫 瑰 môi côi là bông hồng (rosa).

Chữ 玫 (môi) có người đọc thành mân hay văn là vì nhầm lẫn chữ 玫 (môi) với chữ 玟 (mân). Hai chữ cùng là bộ ngọc (玉), nhưng chữ 玫 (môi) bên phải đi với bộ phốc (攵), còn chữ 玟 (mân) bên phải đi với bộ 文 (văn).

Phiên thiết chữ 玟 (mân) là 眉 mi +貧 bần, đọc là mân, hoặc 無 vô + 分 phân, chữ cùng âm là 文 (文 Hán Việt là văn), theo phiên thiết:  + phân đọc là vân. Nhưng dù MÂN, VÂN hay VĂN đều đọc sai chữ thôi.

Do đó, chúng ta nên dựa trên phiên thiết của KHANG HY TỰ ĐIỂN đọc là MÔI CÔI mới đúng.

Trên đây chỉ là trích phần liên quan phiên thiết cho hai chữ Môi Côi 玫 瑰.

Tôi muốn thử dựa trên cơ sở căn bản của KHANG HY TỰ ĐIỂN, trình bày về vấn đề đọc của tiếng Hán Việt thế nào mới đúng, để chúng ta có thể giải quyết mọi thắc mắc sau này.

(còn tiếp)