Dụ ngôn người con trai hoang đàng: Tóm tắt ý nghĩa | Sổ tay Giáo Lý Viên

1862

Dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng: Tóm tắt ý nghĩa

Câu chuyện người con trai hoang đàng được kể trong Phúc Âm Luca chương 15 là một dụ ngôn đáng nhớ nhất trong Kinh Thánh. Trong dụ ngôn nầy, Chúa Giêsu dạy ý nghĩa đích thực của lòng thương xót và sự tha thứ. Đây là bản tóm tắt ngắn gọn về dụ ngôn Đứa Con Trai Hoang Đàng:

1. Một người cha có hai con trai. Người con thứ yêu cầu người Cha chia cho anh phần sản nghiệp thừa kế thuộc về mình.

2. Người con thứ, tức đứa con trai hoang đàng đã tiêu pha tất cả những gì Cha anh chia cho bằng một lối sống rất ích kỷ.

3. Người con trai thứ đã xuống tận cùng thảm hại của cuộc sống khi anh ta nhận ra rằng: Anh ta còn tệ hơn heo, không có thức ăn của heo. Người con trai hoàng đàng quyết tâm quay về nhà Cha mình với lòng khiêm tốn, không dám với tư cách của một người con, nhưng chỉ xin với thân phận của người làm công.

4. Người Cha của anh con trai hoang đàng đầy lòng trắc ẩn đã chạy đến với con trai mình bằng vòng tay rộng mở đón chào con mình về nhà.

5. Anh con trai lớn ganh tị với em trai mình khi thấy người Cha nhân hậu tha thứ cho người con trai hoang đàng.

Từ “hoang đàng” có nghĩa là phung phí bừa bãi.

Từ “hoang đàng” gốc tiếng Latinh, cũng có nghĩa là “xa hoa”, “giàu có” hoặc “sang trọng”.

Từ này cũng có thể ám chỉ một người bỏ nhà đi hoang và sống bất cần liều lĩnh giống như anh con trai hoang đàng trong dụ ngôn.

Dụ ngôn người con trai hoang đàng có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay?
Cách tốt nhất để đọc câu chuyện nầy là tưởng tượng và sống cảm giác của từng nhân vật trong câu chuyện.
Điều nầy giúp chúng ta thấu hiểu ý nghĩa của dụ ngôn áp dụng trong cuộc sống chúng ta hôm nay:

Nếu trong vai trò người con thứ: Tôi thực sự đã giống anh ta từ khi nào? Tội nào tôi thường phạm và tôi có chuẩn bị để phản ảnh lời của người con hoang đàng qua lời cầu nguyện: “Lạy Cha, con đã phạm tội với Trời và với Cha, con không còn xứng đáng là con trai / con gái Cha nữa!

Nếu trong vai trò người Cha:  Tôi giống người Cha này từ bao giờ? – Ai là người hoang đàng trong cuộc đời tôi? – Tôi có sẵn sàng mở rộng vòng tay tha thứ đón chào anh ấy/cô ấy quay lại không?

Nếu trong vai trò người con lớn: Có khi nào tôi giống như người con lớn, luôn trung thành với Cha nhưng không thể tha thứ cho em trai mình? – Tôi cần tha thứ cho ai trong cuộc đời mình? Lạy Cha, xin tha tội cho chúng con cũng như chúng con cũng tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến chúng con.

The Parable of the Prodigal Son: Summary and  Meaning

The story of the Prodigal Son in Luke 15 is one of the most memorable parables in the Bible. In it Jesus teaches the true meaning of mercy and forgiveness. Here is a brief summary of the parable of the Prodigal Son:

  1. A man had two sons. The younger son asked his Father to give him his share of his Father’s inheritance.
  2. The younger son (the prodigal son) spent all of what his Father gave to him on selfish ways of living.
  3. The son hit a low point in life when he realized even pigs had more to eat than him. He resolved to return in humility to his father, not as a son but as a hired worker.
  4. His father was filled with compassion and ran to his son with open arms to welcome him home.
  5. The older son was jealous of the younger son when the father forgave him. The word “prodigal” means spending money recklessly and wastefully. “Prodigal” comes from the original Latin word meaning “lavish,” as in “extravagant,” “rich,” or “luxurious.” The word can also refer to someone who leaves home and behaves recklessly just like the younger son in the story. What does the Parable of the Prodigal Son mean for us today? One of the best ways for us to read this story today is to imagine what it is like to be each one of the characters in the story.

This will help us understand the meaning of this parable for us today: Younger Son – When have you been like the younger son? – What sin have you committed and are you prepared to echo the words of the son in your own prayer: “Father, I have sinned against heaven and against you; I am no longer worthy to be called your [son/daughter].” Father – When have you been like the Father? – Who is the prodigal in your life? – Are you ready to welcome him/her back with open arms? Older Son – When have you been like the older son, who was always faithful to the Father yet unable to forgive his brother? – Who do you need to forgive in your life? Father, forgive us our trespasses as we forgive those who trespass against us!

Tuyên Trần

***
Xem bài khác trong Sổ Tay Giáo Lý Viên: