Dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế
Chúa dùng dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế lên đền thờ cầu nguyện để dạy chúng ta một bài học rất quan trọng về lòng khiêm tốn và cầu nguyện. Dụ ngôn mô tả người Biệt Phái rất kiêu căng. Anh ta khoe khoang với Chúa về những việc anh ta làm để được nhìn nhận là anh ta rất thánh thiện.
Đàng khác dụ ngôn diễn tả lòng khiêm tốn của người thu thuế. Anh ta cầu nguyện đúng cách. Người thu thuế khiêm tốn tự hạ nhìn nhận tội lỗi mình và tìm kiếm tình thương tha thứ của Chúa.
Chúng ta tốt hay thánh thiện, không thành vấn đề! Vấn đề là đừng bao giờ đánh mất việc nhìn nhận tội lỗi mình. Tất cả chúng ta đều là tội nhân.
Lời cầu nguyện của người thu thuế rất hữu ích cho chúng ta: “Xin thương xót con, kẻ tội lỗi!” Lời cầu nguyện nầy là một phần của lời cầu nguyện nổi tiếng và lâu đời của kinh nguyện Kitô giáo được biết như là lời kinh của Chúa Giêsu.
Hãy khiêm nhường, đừng kiêu căng. Chúa Giêsu đã nói: “Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Luca 18,14)
Vài hình ảnh về dụ ngôn nầy qua mô tả của các họa sĩ xưa và nay
Tuyên Trần diễn dịch
***
Xem bài khác trong Sổ Tay Giáo Lý Viên:
- Dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế
- Ý nghĩa của “Chuỗi Môi Côi” và “Hạt chuỗi Môi Côi”
- Ý nghĩa của Tông đồ và Môn đệ
- Ý nghĩa của từ Amen
- Ý nghĩa của từ Alleluia
- Ý nghĩa tôn giáo của Hoa Huệ Pháp
- Ý nghĩa biểu tượng Chim Bồ Nông trong Kitô giáo
- Ý nghĩa biểu tượng Mỏ Neo trong Kitô giáo
- Ý nghĩa chữ lồng IHS trong các nhà thờ Công Giáo
- Ý nghĩa dụ ngôn về người Samaria nhân hậu
- Ý nghĩa của Manna trong Kinh Thánh
- Hòm Bia Giao Ước là gì? (và chứa đựng gì bên trong?)
- Ý nghĩa Lễ Hiện Xuống
- Chúa Giêsu lên trời mang ý nghĩa gì?
- Hoa 3 cánh, biểu tượng Kitô giáo
- Suy niệm trên dụ ngôn những tá điền
- Dẫn giải dụ ngôn đại tiệc hay tiệc hoàng gia
- Những Đại Tiên Tri và Tiểu Tiên Tri trong Cựu Ước
- Tại sao Easter được gọi là Easter? Easter được gọi là Phục Sinh
- Tại sao người Công Giáo kiêng thịt trong tất cả Thứ Sáu suốt Mùa Chay?
- Tại sao thánh giá và ảnh tượng được che trong Mùa Chay?
- Ý nghĩa Phụng Vụ trong Giáo Hội Công Giáo
- Dụ ngôn người con trai hoang đàng
- Những gì được gọi là Phụ tích hay Á bí tích
- Chúc lành trên cổ: Ý nghĩa và kinh nguyện
- Ý nghĩa “Nhà Tạm” nơi Nhà Thờ Công giáo…
- Ý nghĩa của từ “Mass”, “Missa”, “Thánh Lễ”
- Ý nghĩa của chữ Emmanuel
- Ý nghĩa chữ INRI
- Ý nghĩa biểu tượng của chữ lồng IX
- Biểu tượng Alpha và Omega trong Kinh Thánh
- Ý nghĩa của biểu tượng Con Cá
- Ý nghĩa của biểu tượng Chi Rho