Chữ Quốc Ngữ đã sang Mỹ hơn 2 thế kỷ trước bằng đường Hải Quân: Năm 1819

309

James Lập chuyển ngữ

Hai từ điển gốc được số hóa gần đây trong bộ sưu tập của Thư viện Phillips thuộc viện Bảo tàng *PEM (*Bang Massachusetts, Mỹ) một lần nữa khơi dậy đề tài thảo luận.

Năm 1819, John White, trung úy Hải quân Hoa Kỳ, nhận được 2 từ điển từ Lm Công giáo người Ý là Joseph Morrone ở Sài Gòn và cất giữ tại Hiệp hội Hàng hải Đông *Ấn ở Salem (*Bang Massachusetts, Mỹ). Các thành viên của Hiệp hội Hàng hải Đông *Ấn này là những người đã sáng lập viện Bảo tàng Peabody Essex (*PEM) ngày nay. Được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1838, hai từ điển này đã khơi dậy cuộc tranh luận xuyên Đại Tây Dương (*giữa Âu Mỹ) về bản chất của các ngôn ngữ Châu Á. Các giáo sĩ truyền đạo Công giáo, những người đối tác Việt Nam của họ, và những thủy quân lục chiến Salem đã tạo ra mối liên hệ ban đầu cho cuộc thảo luận học thuyết diễn ra trên các tạp chí *The North American Review, *The Foreign Quarterly Review và *The Canton Register.

Peter Stephen Du Ponceau, chủ tịch Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ ở TP Philadelphia (*Bang Pennsylvania, Mỹ), đã mượn các bản gốc từ Hiệp hội hàng hải Đông *Ấn này để xuất bản như phần phụ lục cho luận án của ông về bản chất và đặc điểm hệ thống chữ viết Trung Quốc. Giới thiệu về các quyển từ điển này, Du Ponceau viết: “Vì thế, Hoa Kỳ có vinh dự là nước đầu tiên xuất bản các tài liệu chính thức về ngôn ngữ Việt Đàng trong, và giới thiệu đặc ngữ gây sự hiếu kỳ này với thế giới văn học.” Việc số hóa các bản gốc cho phép chúng ta nhìn lại sự ước hẹn ban đầu của Hoa Kỳ với Việt Nam từ xa xưa ấy.

Việc số hóa 2 bản gốc này – được thực hiện với sự tài trợ của James T. Lập để tưởng nhớ mẹ ông là bà Annà Nguyễn Thị Diệc (1909-1958) – cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá lại những nguồn gốc quan trọng này và hoàn cảnh tạo ra chúng.

Khác với tài liệu do Du Ponceau xuất bản, các bản gốc lưu giữ chữ Nôm theo ký tự của người Việt, cũng như các dấu thanh do người sáng tạo và người sử dụng để lại. Du Ponceau đã xuất bản luận án của mình để bác bỏ truyền thuyết cho rằng tiếng Trung là ngôn ngữ phổ thông được viết bằng văn tự tượng hình. Ông lấy chữ Nôm làm thí dụ để nêu lên quan điểm chữ Hán không thể được sử dụng ‘phổ thông’ cho những người nói các ngôn ngữ khác. Ngược lại, các từ điển được dùng như công cụ học ngôn ngữ để hỗ trợ việc truyền đạo Công giáo. Các bản viết tay lưu giữ những chứng tích về sự giao tiếp giữa các nhà truyền giáo và những người Việt theo đạo Công giáo.

Trang bìa Luận án của Peter S. Du Ponceau năm 1838 lấy Chữ Nôm để chứng minh tiếng Trung không phải ‘tượng hình’ và không thể là tiếng ‘phổ thông’ được: 2 từ điển Nôm-QNgữ-Pháp và Việt-La. (*Các nhà truyền giáo đến Việt Nam cũng đã tiến rất xa với 6 thanh tiếng Việt từ thế kỷ XVII).

Trang bìa Luận án của Peter S. Du Ponceau năm 1838 lấy Chữ Nôm để chứng minh tiếng Trung không phải ‘tượng hình’ và không thể là tiếng ‘phổ thông’ được2 từ điển Nôm-QNgữ-Pháp và Việt-La. (*Các nhà truyền giáo đến Việt Nam cũng đã tiến rất xa với 6 thanh tiếng Việt từ thế kỷ XVII).

Quyển từ điển Việt-La (*quyển sau trong sách) có tên là Lexicon Cochin-Sinese Latinum ad usum missionarium, như Du Ponceau nói với chúng ta, là một phiên bản của quyển từ điển lưu hành ở Việt Nam hơn 2 thế kỷ qua (*từ thế kỷ XVII). Những người châu Âu mới đến đều sao chép từ điển này để sử dụng riêng và ghi chú thích khi cần. Được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái trong 2 cột với các từ khóa tiếng Việt đã được Latinh hóa (*Quốc Ngữ). Quyển từ điển này có 139 trang. Giấy bìa cứng của bản thảo được làm bằng tờ tập viết thư pháp, có thể là của một giáo sĩ Châu Âu theo mô hình của thầy giáo Việt.

* Bìa sách có ký tự chữ Hán Nôm: Giấy vụn được sử dụng để đóng bìa quyển Lexicon Cochin-Sinese Latinum ad usum missionarium.

* Bìa sách có ký tự chữ Hán Nôm: Giấy vụn được sử dụng để đóng bìa quyển Lexicon Cochin-Sinese Latinum ad usum missionarium.

Tiếp đến có thể là trang thực tập của Lm Morrone chăng? Du Ponceau nghĩ rằng ông ấy có thể sử dụng cách đó. “Chữ viết của nhà truyền giáo này rất tệ; các nét chữ của ông ấy viết không tốt với tốc độ quá nhanh khiến chúng ta không thể giải mã được.” (*Thực ra, ai biết tiếng Việt đều đọc và hiểu được)

* Trang rời giải thích Kinh Lạy Cha bằng CQN được tìm thấy trong quyển Lexicon Cochin-Sinese Latinum ad usum missionarium: Đề cập ‘Đức chúa blời’ 5 lần.

* Trang rời giải thích Kinh Lạy Cha bằng chữ Quốc Ngữ được tìm thấy trong quyển Lexicon Cochin-Sinese Latinum ad usum missionarium: Đề cập ‘Đức chúa blời’ 5 lần.

Có lẽ đây là những ghi chú mà Linh mục (*Morrone) đã sử dụng khi giảng dạy bằng tiếng bản xứ. Người Việt chắc chắn đã sử dụng những từ điển như thế với mục đích riêng của họ. Điều này khai mở sự hiểu biết về các giáo lý Kitô giáo. John White và thủy thủ đoàn của ông đã kinh nghiệm và chứng kiến điều này tận mắt khi một quan chức chính phủ Việt Nam không tìm được ngôn ngữ nói chuyện có thể hiểu được nhau, đã viết ra “Quid interrogas?” (*ông hỏi gì?), để bắt đầu cuộc trò chuyện bằng tiếng Latinh với thủy thủ đoàn người Mỹ làm họ hết sức ngạc nhiên.

Quyển từ điển Nôm-Cochinchinois-Français (*quyển trước trong sách) có thể là quyển từ điển Việt-Pháp sớm nhất còn lưu lại. Điều đáng chú ý là nó chứa cả chữ Nôm với chữ Latinh hóa (*Quốc ngữ Đàng trong) và chữ Pháp. Việc sử dụng chữ Nôm chứng tỏ sự quyết tâm học tập để giảng dạy bằng tiếng Việt bản xứ của các nhà truyền giáo.

Trang đầu từ điển: Trời ở phần trên (Des Cieux) và Thời gian (Du temps) phần dưới. – Từ điển có 3 cột mỗi trang phân biệt rõ ràng: Nôm-QNgữ-Pháp – Đã viết rất rõ ‘Trời,’ ‘Đức Chúa Trời.’

Trang đầu từ điển: Trời ở phần trên (Des Cieux) và Thời gian (Du temps) phần dưới. – Từ điển có 3 cột mỗi trang phân biệt rõ ràng: Nôm – Quốc Ngữ – Pháp – Đã viết rất rõ ‘Trời,’ ‘Đức Chúa Trời.’

Trong tiếng Việt, các chủ đề được sắp xếp theo thứ tự danh mục. Phần đầu là ‘Trời’ và 2 mục đầu tiên trong phần đầu là ‘Thiên đường’  ‘Người cai trị Thiên đường’ (tức là ông Trời hay Chúa). Phần ‘Trên con người’ đứng trước phần ‘Trên động vật’ và trong phần trước, tiết mục về ‘đàn ông’ đứng trước tiết mục về ‘phụ nữ.’ Du Ponceau đã sắp xếp lại các phần trong ấn bản của mình mà không có lời giải thích nào, có thể ông muốn nâng cao các phần về ‘Nhân loại’ và ‘Thế giới’ trên các phần về ‘đồ gia dụng’ và ‘quần áo.’  Đây là một trong nhiều điểm khác biệt giữa bản gốc vả bản sao đã được (*Du Ponceau) xuất bản. Lm Morrone dường như đã sao chép từ điển để tặng John White như một món quà vì ngài viết thư là kính biếu ‘ông xếp’ (*Thuyền Trưởng Hải quân Mỹ).


Thang âm nhạc biểu thị 6 thanh CQN Đàng trong-Pháp: Cochinchinois-Français

Thang âm nhạc biểu thị 6 thanh chữ Quốc Ngữ Đàng trong-Pháp: Cochinchinois-Français.

Lm Morrone khéo đặt câu tiếng Việt vào thang âm nhạc như cách thể hiện cao độ của 6 thanh (âm sắc) tiếng Việt (*Đàng trong): “Tôi ước ao chủ tàu trở về nhà mình cho khỏe mạnh. Đức Chúa Trời ở cùng ông, cũng ở cùng bạn hữu mình khắp mọi nơi hoài hoài. Nghỉ.” Chuyển dịch xuôi hơn là, “Tôi mong đội trưởng sẽ về nhà an mạnh. Xin Chúa nhân lành ở cùng ông và tất cả những người đồng hành với ông. Xin từ biệt.” Lm Morrone đã học tiếng Việt với những giáo dân Việt ẩn danh, có lẽ là những người theo đạo Công giáo. Ngài muốn chia sẻ kiến ​​thức của mình với John White để phổ biến cho những ai muốn biết thông tin về tiếng Việt đã được Latinh hóa (*Chữ Quốc Ngữ).

Cũng như Du Ponceau, lần đầu tiên tôi (*Kathlene Baldanza) biết đến từ điển này nhờ đọc quyển Lịch sử chuyến đi Biển Đông của thành viên Hiệp hội Hàng hải Đông *Ấn: John White’s History of a Voyage to the China Sea. Ông White đã tận tình thu thập các phẩm vật để giữ lại tại viện bảo tàng, gồm quần áo, giày dép, và thậm chí cả mảnh da 2 con hổ đã chết trong chuyến hành trình trở về. Cũng như Lm Morrone đã trình bày quyển từ điển thứ 2 như bức thư gửi cho Thuyền trưởng John White, Du Ponceau đã soạn luận án của mình như bức thư gửi cho ông John Vaughan là thương gia và thủ thư của Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ (*TP Philadelphia, Bang Pennsylvania, Mỹ). Từ điển theo dõi cuộc trò chuyện giữa các nhà truyền giáo, các thương gia và học giả. Sự quan tâm về từ điển đã đưa tôi đến với người phụ trách George Schwartz’s Collecting the Globe: The Salem East *India Marine Society Museum và đến với người quản thủ thư viện *Jennifer Hornsby của Thư viện Phillips. Những cuộc trò chuyện với họ đã hình thành sự hiểu biết của tôi về từ điển, những chuyến đi của họ, và về một thời kỳ bị lãng quên của người Mỹ đối với Việt Nam. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng sự ‘khám phá’ từ điển của tôi thực ra chỉ là khám phá lại,’ vì ấn phẩm này của Du Ponceau đã được phân phối và thảo luận rộng rãi vào thời điểm đó (*1838) ở cả 2 bên bờ Đại Tây Dương (*giữa Âu Mỹ). Các bản sao vẫn tiếp tục khiến nhiều người bàn luận. Khác với phiên bản đã được Du Ponceau xuất bản, các bản gốc này cho phép chúng ta nhìn xa hơn việc thu thập và trò chuyện của các nhà truyền giáo, các thương gia và các học giả Tây phương để thoáng hiểu về những người đối thoại ẩn danh Việt Nam đã dạy họ những gì họ cần biết (*để giao tiếp và giảng dạy).

Phó Gs Ts Kathlene Baldanza, ĐH Bang Pennsylvania, Mỹ
Ngày 04.02.2022

* Nhấn vào đây để xem Tự điển gốc Việt-La.

* Nhấn chỗ này để xem Tự điển gốc Nôm-Quốc Ngữ-Pháp.

_________________________________________________

* Ts Kathlene Baldanza là tác giả quyển Ming China and Vietnam: Negotiating Borders in Early Modern Asia, nhà xuất bản ĐH Cambridge, Anh, 2016. Bà là Phó Gs Lịch sử và nhà Nghiên cứu Châu Á tại ĐH Bang Pennsylvania, Mỹ. Bà giảng dạy các lớp lịch sử và văn hóa Đông Á và Đông Nam Á. Trong quyển này, Gs Ts Kathlene Baldanza khám phá những trao đổi ngoại giao phức tạp giữa Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ XIII-XVII. Dựa trên số tài liệu khổng lồ của cả 2 nguồn chính ở Trung Quốc và Việt Nam, Ts Baldanza thách thức các truyền thống tập trung vào sự xâm lược của Trung Quốc và sự phản kháng của Việt Nam. Trái lại, Bà nhấn mạnh việc Việt Nam sử dụng văn hóa cổ điển Đông Á như một mối đe dọa ý thức hệ đối với Trung Quốc. Như thế, quan hệ Trung-Việt qua 7 tài liệu liên quan được đề cập là một quá trình đàm phán và thỏa hiệp song phương.

* ‘Ấn’ là ‘Ấn Mỹ’ không phải ‘Ấn độ’. Chuyện xứ ‘Huê Kỳ’ đấy! Từ thế kỷ XV (1492) ông Kha-Luân-Bố (Cristoforo Colombo) người Ý sang Tây BN tình nguyện đi khám phá thế giới mới cho vương quốc này. Thế giới lúc ấy được chia làm 2: phía Đông thuộc Bồ nên họ sang Châu Á rồi đến Việt Nam truyền giáo thế kỷ XVI (1516). Phía Tây tức phía Châu Mỹ thuộc Tây BN. Colombo đã biết trái đất tròn đi mãi sẽ đến Ấn độ. Sau 2 tháng (8-10) lênh đênh trên Đại Tây Dương rồi gặp đất liền ông cho là ‘Ấn độ’ nên gọi những người thổ dân là ‘Indians’ (dân ‘Ấn’ theo ông nghĩ). Đã 6 thế kỷ qua không ai biết cách nào sửa vì các sách lịch sử đều viết thế cả. Điều đáng buồn là hàng năm đến lễ Colombo ở Mỹ (thứ hai tuần thứ 2 tháng 10): Nước Mỹ ăn mừng trong khi thổ dân da đỏ (‘Indians’) biểu tình chống đối vì Colombo bắt đầu chiếm Châu Mỹ dần dần đẩy họ vào khu cách biệt ‘reservations.’

Lm Joseph Morrone là người Ý sang Đàng trong Việt Nam (Cochin-China) truyền giáo nên phải học tiếng Pháp với các nhà Truyền giáo Nước ngoài Ba lê – MEP và Quốc Ngữ lẫn chữ Nôm. Người Ý có căn bản âm nhạc rất tốt. Đây là lần duy nhất trong lịch sử CQN một người Châu Âu viết nhạc trình bày cả câu tiếng Việt gồm đủ 6 thanh giọng Đàng trong. Trước kia các nhà truyền giáo Bồ (TK XVI) đã diễn tả tiếng Việt qua nốt nhạc nhưng chỉ từng thanh từng chữ riêng chứ không phải cả câu. Tiếng Việt trong câu nói mới nghe các thanh lên xuống như âm nhạc.

* Chữ ‘Đức chúa blời’ 5 lần trong bài ‘giải thích kinh Lạy Cha’ như trong từ điển Việt-Bồ-La của Cố Đắc Lộ (1651). Mãi đến từ điển Việt-Latinh (1772-1773) của Gm Bá Đa Lộc (Behaine) và từ điển Taberd (1838) mới viết thành ‘Đức Chúa Trởi’ vì người Việt bình dân đã thay đổi cách nói ‘bl/ml Đức chúa mlời/blời’) thành ‘Tr Đức Chúa Trời.’ Lm Morrone viết rất rõ ‘Đức Chúa Trời.’ Điểm thứ 2 nếu để ý chúng ta thấy trong ‘Đức chúa mlời/blời’ chỉ có chữ ‘Chúa’ viết hoa, nhưng đến ‘Đức Chúa Trời’ thì cả 3 chữ đều viết hoa chứng tỏ 2 điều: mọi người đã ý thức khi nói về Chúa phải cung kính viết hoa tất cả và 2 tài liệu này phải cách nhau rất xa.

* Bảo tàng viện Hiệp hội Hàng hải Đông Ấn ở Salem – The Salem East *India Marine Society Museum, Bang Massachusetts, Mỹ. Thư viện Phillips thuộc viện bảo tàng PEM (Peabody Essex Museum).

* The North American Review (NAR) là tạp chí văn học đầu tiên ở Mỹ được thành lập tại TP Boston Bang Massachusetts, Mỹ năm 1815 do nhà báo Nathan Hale và những người khác. Được xuất bản liên tục đến năm 1940 thì ngưng hoạt động cho đến khi được phục hồi tại ĐH Cornell Iowa, Bang Iowa, Mỹ dưới thời Robert Dana năm 1964.

* The Foreign Quarterly Review in tập I tháng 7 & 11 năm 1827 ở Luân đôn, Anh. 

* Peter Stephen Du Ponceau trong quyển A Dissertation on the Nature and Character of the Chinese Writing System đã in lại một số từ trong từ điển của Lm Joseph Morrone nhưng tách rời Chữ Nôm ra trang riêng trong khi bản gốc Lm Morrone viết 3 cột mỗi trang: Nôm-QNgữ-Pháp. Riêng CQN Du Ponceau lại bỏ đi tất cả các dấu thanh vì không biết/tin/hiểu CQN có nhiều thanh như Lm Joseph Morrone trình bày qua bài nhạc ngắn gọn xuất sắc duy nhất trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt.

* Chúng ta nghe/thấy chữ Hán Thiên là Trời. Đó là ‘Thiên’ (bầu trời) đối với ‘Địa’ (trái đất), chưa phải Ông Trời. Người Việt nắm bắt chính xác. Chữ ? (trời) mới là chữ Nôm: Trên là  (thiên: bầu/vòm trời), dưới là  (thượngý nói ‘Đấng ở trên bầu trời’ mới là ‘Ông Trời.’ Cũng thế, ‘Con người’ trong chữ Nôm có 2 phần ‘Thiên’ và ‘Hạ’ nhưng viết rời ra như ta thường nghe/nói ‘thiên hạ 天下  (dưới bầu trời) là con người.

* Nhạc Tây phương có 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Tiếng Việt có 6 thanh, 3 thanh hỏi, nặng và ngã nói/nghe chính xác phải ít nhất 2 nốt. Lm Morrone diễn tả 3 thanh này thành 4 nốt. Theo người Châu Âu, giọng Đàng ngoài chuẩn về 6 thanh, còn giọng Đàng trong nghe như âm nhạc.

* Điểm son của Du Ponceau là dùng chữ Nôm để chứng minh chữ Trung không phải ‘tượng hình’ và tiếng Trung không phải ‘phổ thông’ mà cũng chỉ là ráp/ghép các nét theo bộ như chúng ta ráp/ghép chữ cái mẫu tự Latinh để viết CQN. Tiếng Trung có đến 214 bộ còn CQN chỉ cần 29 chữ cái thôi.