Những loại rau ăn hàng ngày dưới đây nếu được trồng không đảm bảo có nguy cơ chứa nhiều chất độc, thuốc tăng trưởng, trừ sâu… , vì thế trước khi nấu bạn nên chần qua để bảo vệ sức khỏe của mình.
Súp lơ
Súp lơ là món mà nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vấn đề khiến các chị em cảm thấy khó khăn nhất chính là rửa sạch nó bởi vì súp lơ có thể chứa nhiều bụi bẩn, thuốc bảo vệ thực vật và có thể có chứa những con bọ nhỏ. Việc chần qua nước sôi vừa giúp loại bỏ chất bẩn, vừa giúp súp lơ chín nhanh hơn, giòn hơn, không bị quắt và giữ được màu xanh tự nhiên sau khi xào.
Mầm hương thung
Hương thung không chỉ ngon mà theo y học phương Đông, nó có tác dụng chữa bệnh nhất định như giải nhiệt, tiêu độc, cải thiện đường tiêu hóa, giúp mắt sáng, lưu thông khí huyết.
Mầm hương thung rất dễ hấp thụ nitrat trong đất và chuyển hóa thành nitrite. Thông thường, hàm lượng nitrite trong rau khá thấp, cơ bản không vượt quá 1mg/kg. Tuy nhiên, trong hương thung có hàm lượng nitrite khá cao, có lúc tính bằng đơn vị g/kg.
Hàm lượng nitrat và nitrite trong hương thung ở các thời kỳ là khác nhau, ở giai đoạn nảy mầm là thấp nhất và sẽ tăng dần theo thời gian. Nitrite có thể kết hợp với hemoglobin trong cơ thể gây trúng độc.
Thông qua chần nước sôi, có thể thấy rằng nitrite trong hương thung giảm đáng kể trong vòng 15 đến 45 giây mà vẫn giữ được vitamin C và polyphenols. Đương nhiên, sau khi chần, hương thung vẫn không có vị đắng, màu đỏ của rau nhạt bớt làm nổi bật hơn màu xanh, giúp món ăn trông hấp dẫn hơn.
Các loại măng
Món măng được rất nhiều người yêu thích bởi chúng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể nấu măng vịt, măng xào, măng lược, măng ngâm dấm… Tuy nhiên, đây là loại rau nhất định phải chần trước khi nấu. Dù là măng tươi hay măng ngâm chua, thì bạn cũng nên chần với nước sôi từ 15-20 phút ở nhiệt độ cao.
Khoai tây
Cũng giống như các loại măng, trong khoai tây mọc mầm hay cà chua xanh thường có chứa chất độc tố. Nếu như bạn không chần qua nước sôi thì nguy cơ dễ bị ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong.
Rau chân vịt
Món rau bina hay rau chân vịt là một loại rau có chứa rất nhiều nguồn dinh dưỡng quý giá. Trong rau bina có chứa nhiều sắt, canxi, vitamin, chất xơ… vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn chế biến món rau bina này để đảm bảo sức khỏe bạn nên chần qua nước sôi để loại bỏ mọi độc tố.
Nguyên nhân là trong quá trình trồng rau thường được nuôi thuốc kích thích, trừ sâu nên chứa nhiều độc tố. Chính vì vậy, bạn không nên sử dụng rau bina trực tiếp mà cần chần qua nước sôi để mọi độc tố mất đi hết, đảm bảo sức khỏe cho bạn.
Rau dền, mướp đắng
Là những loại rau có hàm lượng acid oxalic cao cần chần qua nước sôi trước khi nấu để làm loãng hàm lượng acid axalic. Bởi nếu uống quá nhiều nước có chứa chất này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các khoáng chất như canxi, kẽm và tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể vì acid oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, khiến cơ thể bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.
Đậu cô-ve và đậu lăng
Trong thành phần dinh dưỡng của đậu cove có nhiều chất sắt, canxi và nhiều khoáng chất khác. Nhưng đây cũng là loại rau quả dễ bị vi khuẩn xâm nhập, và chúng còn chứa thành phần độc tố như saponin làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con người. Nếu bị ngộ độc có thể dẫn tới tiêu chảy, buồn nôn, nôn, suy hô hấp… Chính vì vậy, việc chần qua đậu cove, đậu lăng là phương pháp hiệu quả an toàn giúp loại sạch mọi độc tố.
Mẹo chần rau
Nếu chần rau thì nên bỏ thêm chút muối, cho vài giọt dầu ăn để rau trở nên xanh, bóng hơn. Nước chần rau đun với lửa lớn. Trong quá trình chần không được đậy nắp kín, nên đổ nước ngập rau.
Vớt ra ngay khi rau vừa chín rồi xả sơ qua nước lạnh để giảm nhiệt độ, tránh trường hợp ngâm rau trong nồi lâu sẽ khiến rau bị chín quá.