Từ “tất cả các vị thần” đến “tất cả các vị tử vì đạo”: Viếng Đền Pantheon | Tri Khoan chuyển ngữ

875
Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini | 09/04/21

Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 51: Biểu tượng này của Rôma đã trở thành một nhà thờ suốt 1.400 năm qua.

Quý vị bấm vào đường dẫn này để xem ảnh

Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.

Ngày 51

Nó là một biểu tượng của Rôma suốt 2000 năm, nhưng ít người biết rằng trong 1.400 năm qua nó cũng trở thành một nhà thờ cung hiến cho Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử Đạo.

Đoàn rước viếng các nhà thờ chặng đàng hôm nay dừng chân tại đền Pantheon, tòa nhà hình tròn rộng lớn nổi tiếng về mái vòm của nó (lớn nhất thế giới) và “con mắt” (hoặc là “lỗ thông mái vòm”) của nó. Đền được xây dựng bởi Hoàng đế Hadrian giữa những năm 118 và 125, bên trên di tích của một ngôi đền trước đó. Nó được chuyển đổi thành một nhà thời dưới triều Đức Giáo hoàng Boniface IV, người vẫn giữ nguyên cấu trúc ban đầu, mặc dù sự cung hiến cho “Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo” đã thay thế cho sự dâng hiến cho “tất cả các thần” ngoại đạo.

Việc cung hiến nhà thờ này cho tất cả các vị tử đạo có thể là nguồn gốc của lễ Các Thánh, mà về sau được chuyển sang ngày 1 tháng Mười Một.

Nhà thờ được thánh hiến ngày 13 tháng Năm năm 609. Đó là ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, và cho đến ngày nay vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một trận mưa cánh hoa hồng đổ xuống từ lỗ thông mái vòm (oculus), như Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ và Đức Maria.

Ngay sau lần dâng hiến ban đầu của ngôi đền, hoàng đế đã gỡ bỏ lớp đồng thau tô điểm cho ngôi đền để sử dụng cho quân sự. Phần còn lại được gỡ bỏ bởi Đức Giáo hoàng Urban VIII, thuộc gia tộc Barberini, vào năm 1632. Vì vậy mới có câu nói của người Rôma: “Những gì người man di không làm thì gia tộc Barberini làm.” Đức Giáo hoàng loan tin rằng lớp đồng thau chủ đích được dùng cho vòm trần trong vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Trong thực tế, gần như tất cả có thể đã được sử dụng cho các khẩu thần công của Lâu đài Castel Sant’Angelo.

Những họa sĩ nổi tiếng, bao gồm Raphael, và các vị vua của Ý là Vittorio Emaniele II và Umberto I được chôn trong đền Pantheon.

Chúa Giêsu “là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường” (Cv 4:11)

Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo (mặt tiền). Đền Pantheon đã là biểu tượng của Rôma trong 2.000 năm, nhưng trong 1.400 năm qua, nó cũng là nhà thờ cung hiến cho Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo (nhìn từ phía sau). Đền Pantheon được xây dựng bởi hoàng đế Hadrian từ năm 118 đến năm 125, trên di tích còn lại của một ngôi đền trước đó.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo (bên trong). Tòa nhà hình tròn rộng lớn nổi tiếng với mái vòm (lớn nhất trên thế giới) và “con mắt” hay “lỗ thông mái vòm”.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo (bên trong). Đền Pantheon đã được chuyển đổi thành một nhà thờ dưới thời Đức Giáo hoàng Boniface IV, người vẫn giữ nguyên cấu trúc.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo (cung thánh). Sự cung hiến cho “Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo” đã thay thế sự dâng hiến cho “tất cả các vị thần” của ngoại giáo.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo. Trong mái cổng là một bảng chữ khắc thông báo của Đức Giáo hoàng Urban VIII (thuộc gia tộc Barberini) ban hành để giải thích cho việc tháo gỡ lớp đồng thau khỏi nhà thờ Pantheon: chính thức dành cho trần mái vòm của Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, nhưng trong thực tế nó có thể được dùng cho các khẩu thần công của Lâu đài Sant’Angelo.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo. Một số nghệ sĩ nổi tiếng được chôn cất trong vương cung thánh đường, bao gồm cả Raphael Sanzio (ảnh mộ của ông).
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo. Nhà nguyện với những ngôi mộ của nhạc sĩ Angelo Corelli, các họa sĩ Perin del Vaga và Taddeo Zuccari, và kiến trúc sư Baldassare Peruzzi.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo. Trong một nhà nguyện bên cạnh, bức bích họa sự Truyền Tin được cho là của trường Melozzo da Forlì.
Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ vương các Thánh Tử đạo. Bên trong vương cung thánh đường chôn cất di hài của Vua nước Ý Vittorio Emmanuele II (ảnh), và Umberto I cùng vợ là Margherita di Savoia.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/5/2021]