la-croix.com, Gauthier Vaillant, 2017-08-28
Ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình, nhóm Hồi giáo ISIS cuồng tín đã muốn tấn công vào Đức Phanxicô, gần đây trong một video quay ở Phi Luật Tân, các tên khủng bố lặp lại lời đe dọa này.
“Quý vị nhớ điều này, quý vị, những người ngoại đạo (koufars) chúng tôi sẽ ở Rôma, chúng tôi sẽ ở Rôma, nếu Allah muốn!” Lời đe dọa là rõ ràng và từ một tên khủng bố của nhóm Hồi giáo ISIS ở Phi Luật Tân. Trong một video phát đi ngày 25 tháng 8, một nhóm “lính của thủ lãnh hồi giáo” quay cảnh phá hoại một nhà thờ ở Marawi, thành phố phía nam Phi Luật Tân nơi có các cuộc xung đột của những tên quá khích khủng bố với lực lượng của chính quyền tứ tháng 5. Trước máy quay phim khi tuyên bố những lời này, tên khủng bố xé hình của Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô. Sau đó là một giọng ngầm: “Sau tất cả các cố gắng của chúng, cuối cùng tôn giáo của thập giá sẽ bị sụp đổ. Sự thù nghịch của “thập tự quân” với người hồi giáo chỉ làm củng cố thêm cho thế hệ trẻ”.
Các đe dọa của nhóm Hồi giáo ISIS đối với Vatican thì không phải mới; video này chỉ là cái mới nhất, nhưng nó cho thấy phản ảnh của một sự tấn công vào Đức Giáo hoàng, đặt Vatican làm mục đích nhắm của các “chiến binh” vẫn còn duy trì. Trên thực tế, trong từ ngữ của nhóm Hồi giáo ISIS, danh từ “thập tự quân” thường được dùng để ám chỉ người Tây phương và kitô giáo. Như thế hình ảnh Đức Giáo hoàng là mục tiêu có tính biểu tượng hàng đầu.
Đức Phanxicô bị cáo buộc làm cho khối tín hữu hồi giáo quay lưng lại với bổn phận khủng bố của hồi giáo
Từ tháng 10 năm 2014, người ta đã thấy các dấu vết đe dọa này trong tạp chí Dabiq, tờ báo tuyên truyền bằng tiếng Anh của nhóm Hồi giáo ISIS. Trên trang nhất của một trong các số đầu tiên của tạp chí là hình cột của Quảng trường Thánh Phêrô mang cờ của tổ chức khủng bố với tựa “Cuộc thánh chiến bị hụt”.
Tháng 8 năm 2016, vài ngày sau khi linh mục Jacques Hamel bị ám sát chết, tổ chức tuyên truyền đưa ra khẩu hiệu “Bẻ gãy thập giá”. Tổ chức khủng bố đưa ra một danh sách các lời chỉ trích của họ đối với các tín hữu kitô và cho biết, kitô giáo là mục tiêu đầu tiên của sự thù ghét phương Tây của họ.
Đức Phanxicô đặc biệt bị cho là kẻ thù của hồi giáo. Bài diễn văn của ngài nhằm thoa dịu các quan hệ giữa tín hữu kitô và tín hữu hồi giáo bị cho là tấm khăn che ‘thiện chí’ mà mục đích là “làm cho khối tín hữu hồi giáo quay lưng lại với bổn phận khủng bố của hồi giáo (djihad)”. Đại giáo sĩ của nguyện đường đại học hồi giáo ở Ai Cập Al-Azhar đã gặp Đức Giáo hoàng; Đại giáo sĩ cho kitô giáo là “tôn giáo của tình yêu và hòa bình” cũng bị cho là người bội giáo. Đi xa hơn, những người tuyên truyền cho nhóm Hồi giáo ISIS còn cho Đức Phanxicô “hoàn toàn đi ra khỏi tín điều của chính Giáo hội mình” khi ngài cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố hồi giáo tấn công vào một câu lạc bộ đồng tính ở Orlando, nước Mỹ.
Tháng 5 vừa qua, một ít lâu sau vụ tấn công ở Manchester (nước Anh), một bức hình dựng lên cảnh Vatican đang cháy được luân lưu trong số các cảm tình viên của tổ chức.
Các đe dọa của nhóm Hồi giáo ISIS đối với Đức Giáo hoàng không phải chỉ ở trên các báo tuyên truyền: năm 2015, vài ngày trước khi Đức Giáo hoàng đi Mỹ, một dự án tấn công bị lộ, chủ yếu là vì tính cách không chuyên của người chủ mưu…
Roma và Vatican trong tình trạng báo động
Một cách thật nghịch lý, cho đến bây giờ, Vatican, Rôma và toàn nước Ý thoát được làn sóng tấn công Âu châu của nhóm Hồi giáo ISIS. Nhưng tình trạng báo động luôn tối đa. Thêm nữa, ngày thứ sáu 25 tháng 8, một máy bay không người lái bay không xa Vatican đã làm cho cảnh sát Rôma báo động, máy bay trực thăng của cảnh sát đã bay trên vùng Borgo để kiểm soát trước khi loại ra khỏi mọi đe dọa.
Vài ngày trước đó, chỉ huy trưởng Đội cận vệ Thụy Sĩ cho biết Đội đã chuẩn bị để đối phó với vụ tấn công và các cận vệ được đào tạo thêm theo hướng này. Ngày thứ bảy 26 tháng 8, Hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin cho biết, ngài biết cuốn video đe dọa được quay ở Phi Luật Tân và các đe dọa này “không thể không quan tâm đến”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch