Sự rơi rụng của Hồng y Angelo Becciu làm Vatican rúng động

995
Vì sao Đức Phanxicô yêu cầu cựu nhân vật thứ ba của Tòa Thánh từ bỏ mọi trách nhiệm, hồng y bị cáo buộc tham nhũng tài chính nhưng hồng y phủ nhận.

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2020-09-25

Một bài báo về biển thủ tài chính liên quan đến tiền của Giáo hội mà Hồng y bị cáo buộc đã bao che và làm lợi cho anh em ruột thịt của mình sẽ được đăng trên tuần báo cánh tả Espresso vào cuối tuần này.

Người nhỏ con nhưng lại là một trong các người quyền lực nhất ở Vatican. Hồng y Angelo Becciu, 72 tuổi, bị Đức Phanxicô cách chức vào tối 24 tháng 9. Trong đó có chức vụ Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, một vị trí cấp bộ có uy tín. Chính xác hơn, Hồng y  phải nộp đơn từ chức cho Đức Phanxicô, và ngài đã chấp nhận ngay lập tức trong một buổi tiếp kiến u buồn dài hai mươi phút. Dù trước đây Đức Phanxicô đã phong hồng y vào tháng 6 năm 2018, một dấu hiệu nổi bật cho thấy sự tin tưởng của ngài với Hồng y Becciu.

Một bài báo về biển thủ tài chính liên quan đến tiền của Giáo hội mà Hồng y bị cáo buộc đã che đậy và làm lợi cho ba anh em ruột thịt của mình sẽ được đăng trên tuần báo cánh tả Espresso vào cuối tuần này đã nhanh chóng làm rơi rụng nhân vật đã từng giữ vị trí chiến lược số 3 của Tòa thánh từ năm 2011 đến 2018.

“Phương pháp Becciu”

Hồng y bị cáo buộc về điều gì? Cách đây một năm, một báo động đỏ đầu tiên đã gióng lên khi xảy ra vụ điều tra về việc Vatican mua tòa nhà thương mại ở khu phố sang trọng tại London. Sau đó tên của Hồng y Becciu được nhắc đến. Ngài đã thực sự bật đèn xanh cho giao dịch phức tạp và đầy rủi ro này, khác xa với quyền hạn thông thường của Giáo hội công giáo, nhưng ngài dựa trên nguồn vốn của Phủ Quốc vụ khanh. Cuộc điều tra còn đang tiến hành. Hồng y thừa nhận điều này và nói rằng nhiệm vụ của ngài là “lấy tiền từ Phủ Quốc Vụ Khanh để sinh lợi.”

Tuy nhiên, ngày thứ sáu 25-9, các nguồn tin thông thạo của Vatican cho biết các thỏa thuận tài chính tương tự khác đã diễn ra dưới quyền của Hồng y, liên quan đến các thương gia Ý thân cận với hồng y và các mạch tài chính rất phức tạp. Vì thế bây giờ “phương pháp Becciu” sẽ bị đặt vấn đề và được đưa ra công chúng. Theo các nguồn tin cho biết, qua việc trục xuất Hồng y, Đức Phanxicô cho thấy một “dấu hiệu ngoạn mục” trong công việc dọn dẹp ngài đang làm để chống nạn tham nhũng ở Vatican “với sức mạnh tương tự như cuộc chiến ngài đương đầu với các vụ ấu dâm.”

Ngoài ra tuần tuần báo cánh tả Ý Espresso, xác nhận Hồng y Becciu đã chuyển khoản ít nhất 100.000 âu kim của Quỹ Giáo hội cho một cơ quan từ thiện do người em trai của ngài điều hành ở Sardinia. Điều mà Hồng y đã không phủ nhận trong buổi họp báo sáng thứ sáu 25-9, ngài xác nhận đó là “đặc quyền” của ngài, chi trả tiền từ thiện này và số tiền này “vẫn còn” ở giáo phận Sardinia.

Cũng vậy, ngày thứ sáu 25-9 ngài xác nhận có một người em khác là thợ mộc làm việc ở tòa sứ thần Cuba, khi Hồng y Angelo Becciu làm sứ thần ở đó và không thấy gì là “bất hợp pháp” và ngài cũng đã “xin phép” Rôma. Mặt khác, ngài “phủ nhận tuyệt đối” lời cáo buộc của tuần báo Ý cho rằng ngài dùng tiền Giáo hội để đầu tư vào công ty thức uống và rượu bia của một người em trai… thứ ba.

“Tôi không tham nhũng”

Nhưng ngài không bình luận gì về cáo buộc nặng nề nhất của bài báo Espresso về một loạt các dàn dựng không chắc chắn đã làm thiệt hại “450 triệu âu kim” của Tòa Thánh.

Ngay đêm thứ năm 24 – 9, Hồng y Becciu, người rất thích tranh luận, tuyên bố mình “vô tội” và hứa sẽ chứng minh điều này. Ngài xác nhận những gì báo Espresso viết là “sai hoàn toàn”, ngài không “biển thủ công quỹ”. Rằng ngài chấp nhận quyết định của giáo hoàng “vì vâng lời và vì tình yêu Giáo hội” nhưng ngài xin giáo hoàng cho ngài “quyền” để tổ chức “biện hộ” cho mình, cho sự “chính trực” của ngài. Ngài nhấn mạnh: “Lương tâm của tôi nói với tôi, tôi không tham nhũng.”

Tuy nhiên, một sự kiện hiếm hoi là việc từ chức được chấp nhận ngay cho thấy trường hợp này không phải là vô căn cứ. Khi có nghi ngờ, Vatican thường bảo vệ các giám mục cho đến khi công lý xác nhận chính thức có tội. Đó là trường hợp điển hình của Hồng y Barbarin. Một quyết định ngay lập tức của giáo hoàng, hơn nữa dựa trên thông tin của cơ quan tư pháp Ý, cho thấy các yếu tố đã hội đủ để ngài quyết định.

Hồng y Becciu chấp nhận quyết định của giáo hoàng “vì vâng lời và vì tình yêu Giáo hội” nhưng ngài xin giáo hoàng cho ngài “quyền” để tổ chức “biện hộ” cho mình.

Một chỉ dẫn khác: các hậu quả của quyết định áp dụng ngay lập tức này là rất quyết liệt. Dù hồng y Angelo Becciu vẫn giữ danh hiệu hồng y nhưng ngài không còn đặc quyền nào nữa: cụ thể là việc bầu giáo hoàng trong trường hợp có mật nghị, ngài không được bầu và ngay lập tức không còn giữ chức vụ cố vấn cho người đứng đầu Giáo hội công giáo. Điều này là hệ quả tàn bạo, bị loại ra khỏi vòng quyền lực của một giám chức đã giữ các trọng trách quyết định ở trọng tâm chính quyền Vatican trong mười năm. Đến mức dù trong thời gian rất gần đây ngài còn là người không thể thiếu. Người không còn được tín cẩn, dù ngài được tiếng là hành động hiệu quả nên tháng 2 năm 2017 ngài đã được Đức Phanxicô chọn để tiếp quản Dòng Malta, một hồ sơ có gánh nặng tài chính cao, với “quyền đại diện đặc biệt” và với “tất cả quyền hạn”.

Trước khi được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Phong thánh, có trách nhiệm hướng dẫn tất cả các án phong chân phước và phong thánh, một địa vị không mang tính chính trị nhưng rất danh dự và mang tầm vóc toàn cầu thì hồng y Quốc vụ khanh Becciu làm phụ tá Quốc vụ khanh từ năm 2011 đến năm 2018. Chức phụ tá không có nghĩa là một chức vụ không quan trọng, cũng không phải là bộ trưởng nội vụ như chúng ta thường nghĩ. Nó còn hơn thế.

Một cơn địa chấn ở Vatican

Phụ tá trên hết là tổng thư ký của Giáo hội công giáo. Trong văn phòng của ngài hội tụ các thông tin và quyết định từ giáo hoàng, từ Phủ Quốc Vụ Khanh (Thủ tướng) và của tất cả các bộ của Vatican – bao gồm bộ tài chính, truyền thông, hiến binh Vatican – và các cơ sở quyền lực của Tòa thánh như quản lý đô thị Vatican, Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Bảo tàng Vatican và … Hiến binh Vatican, như thế là mọi thông tin nội bộ. Tóm lại, trách nhiệm rất lớn mà hồng y phụ tá Quốc vụ khanh nắm giữ tương đương với các cơ quan đầu não ở Pháp như hội đồng thư ký Tổng thống, Thủ tướng và tất cả các bộ.

Do đó, cơn địa chấn này đã làm cho thế giới nhỏ bé của Vatican rúng động. Đó là hình ảnh một người quyền lực bị rớt đài. Hồng y được Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Phụ tá Quốc vụ khanh và rất trung thành với Đức Phanxicô, người đã phong cho ngài tước vị hồng y. Vì thế việc rớt đài này sẽ có hậu quả trong lần mật nghị tiếp theo mà nhiều người đang bắt đầu nói ở Rôma.

Tòa thánh vì vậy không bình luận gì về vụ lùm xùm này nhưng chúng ta đã thấy có các phản ứng mạnh mẽ. Đó là phản ứng của Hồng y George Pell. Ngài công khai vui mừng trước quyết định của Đức Phanxicô, từ đầu triều giáo hoàng, Đức Phanxicô đã đưa ngài từ Úc về để làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, tái lập thứ trật tài chính trong Giáo hội.

Rất nhanh chóng hồng y Pell và Becciu chống đối nhau vì Hồng y Becciu nắm chìa khóa. Ngài không bao giờ muốn giao các tài khoản và tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh, trung tâm của Giáo triều Rôma cho bộ tài chính mới này, một bộ tài chính được ủy thác cho Hồng y Pell được Đức Phanxicô mong muốn với sự kiểm soát quản lý. Sau đó, Hồng Y Pell đã gặp rắc rối nặng với pháp lý về các vấn đề ấu dâm mà ngài luôn tự bảo vệ mình và vừa mới ra khỏi vụ này. Ngài đã đăng vài hàng vào tối thứ năm: “Đức Phanxicô được bầu chọn để dọn dẹp tài chính của Vatican. Ngài đã làm việc lâu dài và phải được cám ơn và khen ngợi về các phát triển gần đây. Tôi hy vọng công việc dọn dẹp giáo triều sẽ được tiếp tục”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Vì sao Đức Phanxicô “từ chức” Hồng y Becciu?