Panama: Giáo hội muốn cho thấy khuôn mặt thật của quốc gia

1127
© ACN

Nằm trong số những quốc gia ‘mất quân bình’ nhất ở Mỹ Latinh

22 tháng Một, 2019 00:13

ZENIT STAFF

Nhân Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) lần thứ XXXIV, Giáo hội Công giáo Panama quyết định tiết lộ khuôn mặt bí ẩn của đất nước. “Khi một người nước ngoài đến Panama, người đó có thể nghĩ mình đang ở Dubai, nhưng đó chỉ là bề nổi,” lời của Đức Tổng Giám mục José Domingo Ulloa của thủ đô Panama City. Những bình luận của ngài được Aid to the Church in Need (Tổ chức cứu trợ Giáo hội thiếu thốn) tường thuật ngày 21 tháng Một năm 2019.

Quốc gia thuộc Trung Mỹ này, với dân số khoảng 4 triệu người, trong đó hơn 80 phần trăm là người Công giáo, đang chuẩn bị đón Đức Thánh Cha Phanxico, là chủ nhà của sự kiện lớn sẽ diễn ra từ 22 đến 27 tháng Một, 2019.

Một trong sáu quốc gia bất quân bình trong Mỹ Latinh

Theo Ngân hàng Thế giới, Panama là một trong sáu quốc gia với mức độ bất bình đẳng lớn nhất trong Mỹ Latinh và là một trong mười quốc gia bất bình đẳng cao nhất trên thế giới. “WYD 2019 sẽ là dịp để khám phá khuôn mặt thật của đất nước chúng tôi,” Đức Tổng Giám mục Ulloa nói. Tháng Mười Một năm trước, Đức Tổng Giám mục, là thành viên của Dòng Thánh Augustine, đã đón một phái đoàn từ Tổ chức Tòa Thánh Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn (ACN) trong Giáo phận Panama của ngài.

Bên cạnh những đại lộ thênh thang và sạch sẽ của thủ đô, hai bên là những cửa hiệu sang trọng, những tòa nhà chọc trời phủ kính, những chi nhánh ngân hàng, và những công ty dịch vụ – và không thể quên con kênh nổi tiếng – Panama ưu đãi nguồn của cải cho giới giàu có.

“Panama có hai khuôn mặt. Năm 2015, 10 phần trăm số người giàu có nhất trong nước có thu nhập cao gấp 37 lần so với 10 phần trăm số nghèo nhất. Những con số này cho chúng ta thấy sự bất công của xã hội và mức độ bất bình đẳng rất cao mà dân tộc đang gánh chịu,” Đức Tổng Giám mục của Panama nhấn mạnh.

Số phận của những người hậu duệ của người Châu Phi không phải là không bị đố kỵ. Tiền nhân của họ là những nô lệ Châu Phi bị bán sang Panama vào thế kỷ 15 và 16, hoặc là những người từ vùng quần đảo Antilles đến đây làm công trình xây dựng Kênh Panma trong thế kỷ 20. Những người này trực tiếp chịu cảnh nghèo khổ và bị gạt ra bên lề. Họ sống trong các xóm nghèo và những khu vực hoặc tỉnh nghèo như Colon, Darien, và Panama. Hậu duệ của người Châu Phi bây giờ trở thành người lai.

Ngoài ra, Panama có bảy nhóm sắc tộc thổ dân chiếm khoảng 10-12% dân số hoặc vào khoảng nửa triệu người. Một phần lớn dân bản địa này sống trong hoàn cảnh bị gạt bỏ ra bên lề và loại trừ xã hội.

“Tình hình sức khỏe của các dân tộc bản địa này rất mong manh – tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao gấp ba lần so với phần dân số còn lại – và họ cũng chiếm tỷ lệ rất thấp về học hành. Do đó, nhóm dân bản địa này không tiếp cận được với những việc làm được trả lương cao, vì xã hội Panama là một xã hội thiên về các ngành dịch vụ.

Panama không phải là Thụy sĩ của Trung Phi

“Từ bên ngoài, người ta nhìn thấy một Panama rất tự hào. Họ cho rằng chúng tôi đang là một Thụy Sĩ của Trung Phi, nhưng chúng ta phải nhìn xa hơn thế: 40% người dân làm việc trong khu vực kinh tế không khai báo. Có một Panama trong góc sâu mà sự phát triển không thể tiếp cận, trong khi hợp tác quốc tế cắt giảm giảm viện trợ vì họ coi Panama là một quốc gia phát triển,” Maribel Jaen, thuộc Ủy ban Công lý và Hòa bình của tòa Tổng Giám mục, giải thích với phái đoàn ACN.

Về phần mình, Đức cha Ochogavia, thuộc Giáo phận Colon-Kuna Yala, phân tích rằng những sự khác biệt vùng miền là rất quan trọng: “Người dân vùng Colon, lâm vào cảnh thất nghiệp nặng nề, bị mang tiếng xấu, vì vậy họ che giấu nguồn gốc của mình khi tìm việc. Ở một số gia đình, họ chỉ có một bữa ăn mỗi ngày và không được tiếp cận với nguồn nước sạch và chăm sóc y tế. Một số cộng đồng chỉ có một nhà vệ sinh cho hai mươi gia đình! Nhóm dân số này sống trong vòng nghiệt ngã bóp nghẹt mọi tia hy vọng.”

“Thách đố sẽ là ngày mai”

Theo đức giám mục, sức mạnh của Giáo hội Panama đến từ giáo dân, và sức ảnh hưởng của WYD đã thực sự rõ nét: nhiều người trẻ đã tham gia vào việc tổ chức sự kiện này. “Không chỉ có người Công giáo; thậm chí có những người trẻ không tin cũng tham gia! WYD là một sự chúc phúc cho thừa tác vụ giới trẻ, nhưng cũng là cơ hội việc làm cho nhiều người trẻ.

Đức Tổng Giám mục Ulloa cũng hy vọng rằng WYD này, trong đó dự kiến sẽ có 400.000 người trẻ tham gia, sẽ mang đến cơ hội để khởi động lại và đào sâu Những Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, bởi vì, theo ý kiến của ngài, với Giáo hội Panama nhỏ bé, nơi chỉ có 6 giáo phận, một giám hạt tông tòa và một hạt đại diện tông tòa, cần một sự canh tân sâu sắc.

Đức Tổng Giám mục Panama vui mừng trước thực tế rằng trong WYD những người trẻ tham dự có thể làm quen với giáo huấn xã hội của Giáo hội qua ứng dụng Docat Digital. Được cung cấp bởi YOUCAT Foundation, một nhánh của ACN, mục tiêu của nó là giúp người trẻ hiểu khía cạnh quan trọng đối với cam kết của người Kitô hữu bằng ngôn ngữ của họ, bằng cách trả lời các câu hỏi của họ.

[Nguồn: zenit]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/1/2019]